Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông
Video giải Lịch sử 7 Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông – Kết nối tri thức
1. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258
Giải Lịch sử 7 trang 69 Kết nối tri thức
Câu hỏi 1 trang 69 Lịch sử 7: Dựa vào thông tin trong mục và lược đồ hình 1, hãy trình bày những nét chính của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258.
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục 1 trang 68, 69 SGK.
B2: Các từ khóa cần chú ý: Cuối năm 1257, quân Mông Cổ, nhà Trần, chủ động, Trần Thái Tông, Bình Lệ Nguyên, vườn không nhà trống, Đông Bộ Đầu.
B3: Quan sát Hình 1. Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258 qua đó thấy được cách bài binh bố trận của nhà Trần trong việc chặn đánh quân Mông Cổ.
Trả lời:
Những nét chính của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258:
– Tháng 1 – 1258, 3 vạn quân Mông Cổ do tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào Đại Việt.
– Vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy trận Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc). Trước thế giặc mạnh, quân ta tạm thời rút lui để bảo toàn lực lượng.
– Nhà Trần thi hành kế sách “vườn không nhà trống”, quân Mông Cổ chiếm được Thăng Long nhưng chỉ là một tòa thành trống rỗng.
– Trước tình cảnh khó khăn của quân giặc, nhà Trần mở cuộc tấn công quyết định vào Đông Bộ Đầu (Hà Nội ngày nay). Quân Mông Cổ thua trận, rút chạy khỏi Thăng Long.
– Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi sau chưa đầy một tháng.
Câu hỏi 2 trang 69 Lịch sử 7: Câu nói của Trần Thủ Độ trong tư liệu 1 thể hiện điều gì về tinh thần đánh giặc của quân dân nhà Trần.
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục 1 trang 68, 69 SGK.
B2: Các từ khóa cần chú ý: Cuối năm 1257, quân Mông Cổ, nhà Trần, chủ động, Trần Thái Tông, Bình Lệ Nguyên, vườn không nhà trống, Đông Bộ Đầu.
B3: Đọc tư liệu 1 qua đó phân tích hoàn cảnh và đánh giá câu nói của Trần Thủ Độ đối với cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên.
Trả lời:
– Câu nói “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” thể hiện:
+ Nói lên con người của Trần thủ Độ một con người có lòng yêu nước nồng nàn quyết tâm bảo vệ đất nước đủ có phải hi sinh
+ nói lên sự quyết tâm chống giặc ngoại xâm của trần thủ độ một lòng chống giặc ngoại xâm ý chí quyết chiến với giặc
2. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285
Giải Lịch sử 7 trang 71 Kết nối tri thức
Câu hỏi 1 trang 71 Lịch sử 7: Khai thác tư liệu 2, 3, em hãy rút ra điểm chung về tinh thần chiến đầu của vua tôi nhà Trần.
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục 2 trang 69, 70 SGK.
B2: Các từ khóa cần chú ý: Hội nghị Bình Than, Hội nghị Diên Hồng, bàn kế sách, quyết tâm, kiên cường chiến đấu.
B3: Đọc tư liệu 2, 3, từ đó thấy được một quyết tâm kháng chiến chống quân xâm lược của quân và dân nhà Trần.
Trả lời:
– Ý chí quyết tâm tiêu diệt xâm lược Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần đã thể hiện tinh thần đoàn kết cao độ, trên dưới đồng lòng đánh giặc:
+ Khi vua Trần hỏi Trần Thủ Độ nên đánh hay hòa, Trần Thủ Độ đã khẳng khái trả lời: “ Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.
+ Tại hội nghị Điện Diên Hồng, khi vua Trần hỏi nên đánh hay hòa, cả điện đồng thanh hô “ Đánh”.
+ Trần Hưng Đạo viết Hịch tướng sĩ , có câu: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng…”.
+ Các chiến sĩ tự mình thích vào cánh tay hai chữ “Sát thát”. (giết giặc Mông Cổ).
Câu hỏi 2 trang 71 Lịch sử 7: Trình bày tóm tắt những nét chính về diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên năm 1258 trên lược đồ.
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục 2 trang 69, 70 SGK.
B2: Các từ khóa cần chú ý: Năm 1279, nhà Nguyên, Hội nghị Bình Than, Hội nghị Diên Hồng, bàn kế sách, quyết tâm, duyệt binh, tháng 1 – 1285, vườn không nhà trống, tháng 5 – 1285, phản công.
B3: Quan sát Hình 2. Lược đồ kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285 qua đó thấy được hướng tiến công của quân Nguyên cũng như chiến lược chặn đánh của quân dân nhà Trần.
Trả lời:
3. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287 – 1288
Giải Lịch sử 7 trang 72 Kết nối tri thức
Câu hỏi trang 72 Lịch sử 7: Trình bày tóm tắt diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287 – 1288 trên lược đồ.
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục 3 trang 71, 72 SGK.
B2: Các từ khóa cần chú ý: Cuối năm 1287, quân Nguyên, Trần Khánh Dư, phục kích, đường thủy, bộ, cửa sông Bạch Đằng, Trần Quốc Tuấn.
B3: Quan sát Hình 3. Lược đồ kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287 – 1288 qua đó thấy được diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287 – 1288.
Trả lời:
Diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287 – 1288″
– Cuối năm 1287, quân Nguyên ồ ạt tiến vào nước ta. Quân dân nhà Trần chặn đường tiến quân của giặc đến Thăng Long.
– Trần Khánh Dư chỉ huy quân phục kích đoàn thuyền lương của quân Nguyên giành thắng lợi tại Vân Đồn – Cửa Lục (Quảng Ninh).
– Đầu năm 1288, quân Nguyên chiếm Thăng Long, nhưng trúng kế “vườn không nhà trống” của nhà Trần.
– Nhà Trần quyết định tổ chức phản công, bố trí trận địa mai phục tại vùng cửa sông Bạch Đằng dưới sự chỉ huy trực tiếp của Trần Quốc Tuấn.
– Trận Bạch Đằng đại thắng. Cánh quân bộ trên đường rút lui cũng bị quân dân nhà Trần đánh cho tan tác. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287 – 1288 kết thúc thắng lợi.
4. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên
Giải Lịch sử 7 trang 73 Kết nối tri thức
Câu hỏi 1 trang 73 Lịch sử 7: Phân tích nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục 4-a trang 72 SGK.
B2: Các từ khóa cần chú ý: Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập, quyết tâm đánh giặc.
Trả lời:
Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên:
– kết quả của lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập , tự chủ và quyết tâm đánh giặc của quân dân Đại Việt.
– Kế sách đánh giặc đúng đắn, sáng tạo: chủ động chuẩn bị kháng chiến, tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu
– Sự lãnh đạo, chỉ huy tài ba của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng như Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo, Trần Khánh Dư…
Câu hỏi 2 trang 73 Lịch sử 7: Nêu ý nghĩa lịch sử của ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông – Nguyên
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục 4-b trang 73 SGK.
B2: Các từ khóa cần chú ý: Đập tan tham vọng, bảo vệ vững chắc, đánh bại, bài học lịch sử.
Trả lời:
– Đánh tan quân xâm lược Mông Cổ hung hãn, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc.
– Đóng góp vào truyền thống và nghệ thuật quân sự Việt Nam
– Để lại những bài học lịch sử quý giá: chăm lo sức dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
– Ngăn chặn sự xâm lược của Mông Cổ với Nhật Bản và các nước Đông Nam Á, góp phần làm suy yếu đế chế Mông-Cổ.
Luyện tập và vận dụng
Luyện tập 1 trang 73 Lịch sử 7: Hãy lập và hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây về ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
Phương pháp giải:
B1: Đọc lại mục 1, 2, 3 trang 68 đến 72 SGK.
B2: Các từ khóa cần chú ý: Trần Thái Tông, Bình Lệ Nguyên, vườn không nhà trống, Đông Bộ Đầu, hội nghị Bình Than, hội nghị Diên Hồng, bàn kế sách, quyết tâm, duyệt binh, Trần Khánh Dư, phục kích, đường thủy, bộ, cửa sông Bạch Đằng, Trần Quốc Tuấn.
Trả lời:
Luyện tập 2 trang 73 Lịch sử 7: Từ kiến thức đã học ở bài 13 và bài 14, em hãy đánh giá ngắn gọn về vai trò của các nhân vật lịch sử: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông đối với nhà Trần và cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.
Phương pháp giải
B1: Xem lại kiến thức bài 13 trang 62 và bài 14 trang 68 SGK.
B2: Sử dụng các công cụ tìm kiếm internet với từ khóa: “Trần Thủ Độ và sự ra đời của nhà Trần, Trần Quốc Tuấn và Trần Nhân Tông trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên”,…
Trả lời:
– Trần Thủ Độ với sự ra đời của nhà Trần:
+ Người sáng lập và trực tiếp lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước những năm đầu thời kỳ nhà Trần.
+ Sau khi nhà Trần thành lập, ông được vua phong làm Quốc thượng phụ rồi Thái sư. Bằng tài năng, uy tín của mình, ông đã củng cố nước Việt vững mạnh cả về chính trị, kinh tế, quân sự…
– Vai trò của Trần Quốc Tuấn:
Là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần.
+ Đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.
+ Là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ”.
+ Là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư.
+ Trần Quốc Tuấn còn bỏ qua các hiềm khích, thù riêng, nêu cao tinh thần yêu nước, vì nghĩa lớn.
– Vai trò của Trần Nhân Tông:
+ Xây dựng một đất nước cường thịnh, xã hội rất ổn định, biết cách thu phục nhân tâm. Dân chúng cả nước đồng lòng, đồng sức vì Vua.
+ Trường lớp rất được mở mang. Việc thi cử đã được mở theo định kỳ để lấy người tài giỏi ra giúp nước.
+ Sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm và được xem như là Phật Tổ của trường phái này. Ông có vai trò rất lớn trong việc chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam.
Vận dụng 3 trang 73 Lịch sử 7: Chiến thắng của ba lần chống quân xâm lược Mông – Nguyên đã để lại cho chúng ta bài học gì đối với công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục 4 trang 72, 73 SGK.
B2: Liên hệ với thực tế hiện nay.
Trả lời:
– Một số bài học khác có thể được vận dụng trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay là:
+ Đoàn kết toàn dân, chung sức xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc trước các thế lực thù địch.
+ Tránh đối đầu trực diện quy mô lớn với địch, chủ động rút lui, bảo toàn lực lượng, từng bước đưa chúng vào thế trận chuẩn bị trước, đánh trận quyết định.
+ Nắm chắc tình hình, đánh giá đúng điểm mạnh, điểm yếu, sở trường, sở đoản của giặc.
+ Có sự chỉ đạo chiến lược nhất quán và xuyên suốt.
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết:
Bài 13: Đại Việt thời Trần (1226-1400)
Bài 15: Nước Đại Ngu thời Hồ
Bài 16: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)
Bài 17: Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527)