Giải bài tập Công nghệ lớp 7 Bài 11: Giới thiệu chung về nuôi trồng thủy sản
Mở đầu trang 58 Công nghệ 7: Em hãy kể tên một số món ăn được chế biến từ thủy sản mà em biết.
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế: cá chép om dưa, cá kho, tôm rang, …
Trả lời:
Một số món ăn được chế biến từ thủy sản:
– Cá chép om dưa;
– Tôm rang
– Cá kho;
– Mực xào chua ngọt; ..
I. Vai trò của nuôi trồng thủy sản
Câu hỏi trang 58 Công nghệ 7: Dựa vào nội dung của bài đọc trên, hãy hoàn thiện sơ đồ về vai trò của nuôi trồng thủy sản theo mẫu ở Hình 11.1.
Phương pháp giải:
Đọc nội dung và quan sát sơ đồ Hình 11.1, ta thấy có 5 vai trò của nuôi trồng thủy sản.
Trả lời:
Đọc nội dung và quan sát sơ đồ Hình 11.1, ta thấy có 5 vai trò của nuôi trồng thủy sản:
+ Cung cấp thực phẩm giàu đạm, giàu acid béo omega – 3 giúp giảm thiểu các bệnh về tim mạch.
+ Cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu.
+ Cung cấp nguyên liệu cho ngành dược mĩ phẩm.
+ Phụ phẩm trong quá trình chế biến còn làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
+ Tạo việc làm và thu nhập cho người nuôi.
Vận dụng trang 58 Công nghệ 7: Hãy kể tên một số loại thủy sản được nuôi tại địa phương em.
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế: Cá rô phi, cá chép, cá mè, tôm, …
Trả lời:
Một số loại thủy sản được nuôi tại địa phương: tôm, cua, cá, ngao, ốc, hến, …
II. Một số loại thủy sản có giá trị kinh tế cao
Câu hỏi trang 59 Công nghệ 7: Dựa vào nội dung mục 2 và quan sát Hình 11.3, em hãy gọi tên và nêu đặc điểm của từng loại thủy sản có trong hình.
Phương pháp giải:
Đọc nội dung mục 2 và quan sát Hình 11.3, ta có thể thấy:
Hình 11.3a: cá tra
Hình 11.3b: cá chép
Hình 11.3c: cá rô phi
Hình 11.3d: Cá chẽm
Hình 11.3e: tôm chân trắng
Hình 11.3g: nghêu
Hình 11.3h: tôm sú
Trả lời:
Luyện tập trang 60 Công nghệ 7: Hãy phân biệt bằng cách so sánh đặc điểm của:
– Cá chẽm và cá tra
– Cá chép và cá rô phi
– Tôm chân trắng và tôm sú.
Phương pháp giải:
Đọc nội dung mục 2 để trả lời.
Trả lời:
So sánh đặc điểm của:
a. So sánh cá chẽm và cá tra.
– Giống nhau: Cá chẽm và cá tra đều có thân dài
Cá chẽm |
Cá tra |
– Có thân dẹp bên, phần lưng hơi gồ cao, vảy dạng lược rộng. Miệng rộng, chếch, hàm dưới nhô dài hơn hàm trên. Hai vây lưng tách rời nhau. |
– Cá da trơn (không vảy), lưng xám đen, bụng hơi bạc, miệng rộng, có 2 đôi râu dài. |
b. So sánh cá chép và cá rô phi
Cá chép |
Cá rô phi |
– Có thân hình thoi, mình dày dẹp bên, vảy tròn lớn. Đầu thuôn cân đối, có 2 đôi râu, vây lưng dài. |
– Cá thân màu xanh xám, vảy cứng sáng bóng, có khoảng 9 – 12 sọc đậm song song nhau từ lưng xuống bụng. Viền vây lưng và vây đuôi có màu hồng nhạt. |
c. So sánh tôm chân trắng và tôm sú
Tôm chân trắng |
Tôm sú |
– Có vỏ mỏng, thân có màu nâu sáng hoặc màu xanh lam, chân bò có màu trắng ngà. |
– Có vỏ dày, lưng xen kẽ giữa màu xanh hoặc đen và màu vàng. Tùy thuộc vào môi trường sống và thức ăn mà màu sắc cơ thể khác nhau. |
Vận dụng 1 trang 60 Công nghệ 7: Trong những loại thủy sản ở mục 2, loại nào có ở địa phương em?
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế và tìm hiểu thêm trên mạng
Trả lời:
Trong những loại thủy sản ở mục 2, loại có ở địa phương em: cá chép, cá rô phi, tôm sú, nghêu.
Vận dụng 2 trang 60 Công nghệ 7: Loại nào được xuất khẩu?
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế và tìm hiểu thêm trên mạng
Trả lời:
Các loại thủy sản: Cá tra, cá ngừ, ngao, tôm sú, mực, bạch tuộc, hàu , … được xuất khẩu.
Vận dụng 3 trang 60 Công nghệ 7: Kể tên 5 loại thủy sản khác màu em biết.
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế và tìm hiểu thêm trên mạng
Trả lời:
5 loại thủy sản khác mà em biết: cá quả; baba; cua; mực; bề bề, hàu, ….
Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 10: Phòng và trị bệnh cho vật nuôi
Bài 12: Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao
Bài 13: Quản lí môi trường ao nuôi và phòng, trị bệnh thuỷ sản
Bài 14: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản