Giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 8: Nghị luận xã hội
Bài tập 1 trang 68 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Đọc mục Định hướng (SGK Ngữ văn 7, tập hai, trang 48) và điền nội dung còn thiếu vào chỗ trống trong các câu sau:
a) Các em đã học mục đích, nội dung và cách thức thảo luận nhóm về một vấn đề ở…………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………
Bài này tập trung vào…………………………………………………………………………………………………
Đọc hiểu văn bản.
b) Để thảo luận nhóm về một vấn đề, các em cần chú ý:
– Dựa vào những văn bản đã học ở phần Đọc hiểu văn bản và nội dung phần Viết để lựa chọn vấn đề định thảo luận.
– Bày tỏ ý kiến………………………………………………………………………………………………..
– Sử dụng……………………………………………………………………………………………….
– Bảo vệ ý kiến………………………………………………………………………………………………..
Trả lời:
a) Các em đã học mục đích, nội dung và cách thức thảo luận nhóm về một vấn đề ở…………………………………………………………………………………………………….
Bài 3 trong sách Ngữ văn 7, tập một. Bài này tập trung vào thực hành thảo luận gắn với các vấn đề đặt ra trong phần Đọc hiểu văn bản.
b) Để thảo luận nhóm về một vấn đề, các em cần chú ý:
– Dựa vào những văn bản đã học ở phần Đọc hiểu văn bản và nội dung phần Viết để lựa chọn vấn đề định thảo luận.
– Bày tỏ ý kiến về vấn đề.
– Sử dụng các lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục mọi người.
– Bảo vệ ý kiến của mình bằng các lí lẽ, bằng chứng; đồng thời tôn trọng, tiếp thu những ý kiến khác biệt.
Bài tập 2 trang 68 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Cho đề bài: Thảo luận nhóm về vấn đề; “Thế nào là lối sống giản dị?”. Dựa vào dàn ý của phần Viết, xác định nội dung thêm hoặc bớt cho phù hợp với yêu cầu của phần Nói và nghe.
– Những nội dung cốt lõi cần chú ý:……………………………………………………………………………………………………
– Những nội dung cần bớt hoặc thêm vào:………………………………………………………………………………………………..
Trả lời:
– Những nội dung cốt lõi cần chú ý: bày tỏ ý kiến về vấn đề, sử dụng các lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục mọi người.
– Những nội dung cần bớt hoặc thêm vào: Sử dụng tranh, ảnh hoặc video, thiết bị hỗ trợ để thuyết phục người nghe.