Giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 6: Truyện ngụ ngôn và tục ngữ
Bài tập 1 trang 18 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Đọc mục Định hướng (SGK Ngữ văn 7, tập hai, trang 13) và điền nội dung còn thiếu vào chỗ trống trong các câu sau:
Câu 1 trang 18 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Các em đã học phân tích đặc điểm nhân vật và yêu cầu viết kiểu văn bản này trong……..ở đây……………….. truyện ngụ ngôn
Trả lời:
Các em đã học phân tích đặc điểm nhân vật và yêu cầu viết kiểu văn bản này trong Bài 4 (Ngữ văn 7, tập một); ở đây chủ yếu thực hành viết bài phân tích nhân vật gắn với các văn bản trong phần đọc hiểu truyện ngụ ngôn.
Câu 2 trang 18 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Để viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong truyện ngụ ngôn, các em cần chú ý:
– Nhân vật trong truyện ngụ ngôn có thể là sự vật hoặc các con vật………………………
hoặc……………………………………………….
– Nêu nhận xét về……………………………………………….
chứ không phải chỉ……………………………………………….
– Lập……………………………………………….
– Viết bài văn……………………………………………….
Trả lời:
Để viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong truyện ngụ ngôn, các em cần chú ý:
– Nhân vật trong truyện ngụ ngôn có thể là sự vật hoặc các con vật được nhân hóa, có đặc điểm như người (ví dụ: các bộ phận của cơ thể con người trong truyện Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân hay con ếch trong truyện Ếch ngồi đáy giếng) hoặc có khi nhân vật là con người như anh thợ mộc trong truyện Đẽo cày giữa đường,…
– Nêu nhận xét về đặc điểm nhân vật và phân tích, làm sáng tỏ đặc điểm ấy thông qua những chi tiết tiêu biểu chứ không phải chỉ kể lại câu chuyện về nhân vật.
– Lập dàn ý cho bài viết.
– Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật theo dàn ý.
Bài tập 2 trang 18, 19, 20 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Cho đề bài: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”.
Câu 1 trang 18 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Tìm ý và lập dàn ý.
a) Tìm ý: Em hãy trả lời các câu hỏi tìm ý sau:
– Truyện viết về sự kiện gì, có những nhân vật nào, ai là nhân vật chính?
………………………………………………….
– Nhân vật chính là người như thế nào? (Nêu các đặc điểm của nhân vật và các biểu hiện cụ thể trong tác phẩm).
………………………………………………….
– Em có nhận xét, đánh giá gì về nhân vật? (Nêu lên những cảm xúc, suy nghĩ về đặc điểm của nhân vật,…)
………………………………………………….
b) Lập dàn ý
– Mở bài: Giới thiệu và nêu những đặc điểm nổi bật về nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường.
………………………………………………….
– Thân bài: Xác định các ý lớn em sẽ viết trong phần thân bài.
+ Nêu đặc điểm thứ nhất của người thợ mộc (ví dụ: muốn làm giàu, muốn công việc làm ăn tốt), đưa dẫn chứng minh họa và nhận xét.
………………………………………………….
+ Nêu đặc điểm thứ hai của người thợ mộc (ví dụ: thiếu hiểu biết, không có chính kiến, cả tin), đưa dẫn chứng minh họa và nhận xét.
………………………………………………….
+ Nêu hậu quả mà người thợ mộc phải chịu do những đặc điểm đó (ví dụ: mọi việc đều hỏng, mất hết vốn liếng đã bỏ ra), đưa dẫn chứng minh họa và nhận xét.
………………………………………………….
– Kết bài: Nêu lên ý nghĩa của câu chuyện (bài học rút ra cho bản thân) hoặc khái quát lại về nhân vật và điều thú vị của câu chuyện qua cách xây dựng nhân vật.
………………………………………………….
Trả lời:
a) Tìm ý: Em hãy trả lời các câu hỏi tìm ý sau:
– Truyện viết về sự kiện gì, có những nhân vật nào, ai là nhân vật chính?
Truyện kể về anh thợ mộc cửa hàng bán cày, khi anh ta đẽo cày bán, ai góp ý anh cũng cho là phải và làm theo. Kết quả là đống cày hỏng không sử dụng được. Có nhân vật: anh thợ mộc và những người qua đường. Nhân vật chính: người thợ mộc.
– Nhân vật chính là người như thế nào? (Nêu các đặc điểm của nhân vật và các biểu hiện cụ thể trong tác phẩm).
Anh thợ mộc là người không có chính kiến của mình, tin người. Cứ mỗi lần có người khuyên anh làm cày, anh đều làm theo và kết qtuar là vốn liếng đi đời nhà ma.
– Em có nhận xét, đánh giá gì về nhân vật? (Nêu lên những cảm xúc, suy nghĩ về đặc điểm của nhân vật,…)
Anh thợ mộc thiếu hiểu biết và bản lĩnh, anh nên lắng nghe ý kiến và có chọn lọc để phù hợp với thực tế.
b) Lập dàn ý
– Mở bài: Giới thiệu và nêu những đặc điểm nổi bật về nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường.
+ Nói về thực tế trong cuộc sống về những người không có kiến thức, không có bản lĩnh vững vàng, dễ rơi vào tình trạng thay đổi ý kiến.
+ Nhân vật anh thợ mộc trong Đẽo cày giữa đường là một tiêu biểu.
– Thân bài: Xác định các ý lớn em sẽ viết trong phần thân bài.
+ Nêu đặc điểm thứ nhất của người thợ mộc (ví dụ: muốn làm giàu, muốn công việc làm ăn tốt), đưa dẫn chứng minh họa và nhận xét.
Anh là một người ham làm giàu, có chí lớn: đã dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày.
+ Nêu đặc điểm thứ hai của người thợ mộc (ví dụ: thiếu hiểu biết, không có chính kiến, cả tin), đưa dẫn chứng minh họa và nhận xét.
Vốn kiến thức hạn hẹp: Khi đẽo cày được ông cụ góp ý, anh thấy phải liền nghe theo và làm ra rất nhiều sản phẩm nhưng không có ai mua. Những lần về sau cũng vậy, ai góp ý anh cũng thấy phải, nghe theo.
+ Nêu hậu quả mà người thợ mộc phải chịu do những đặc điểm đó (ví dụ: mọi việc đều hỏng, mất hết vốn liếng đã bỏ ra), đưa dẫn chứng minh họa và nhận xét.
Vốn liếng của anh đi đời nhà ma cùng đống gỗ vụn.
– Kết bài: Nêu lên ý nghĩa của câu chuyện (bài học rút ra cho bản thân) hoặc khái quát lại về nhân vật và điều thú vị của câu chuyện qua cách xây dựng nhân vật.
Bài học: chúng ta cần biết lắng nghe những ý kiến góp ý của người khác nhưng phải biết cân nhắc, chọn lọc được ý kiến phù hợp, đúng đắn, kết hợp giữa lời góp ý với ý kiến của bản thân để có một kết quả tốt đẹp.
Câu 2 trang 20 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Viết bài văn.
a) Viết đoạn văn mở bài (khoảng 3-5 dòng)
b) Viết đoạn văn thứ nhất của phần thân bài (khoảng 3-5 dòng)
c) Viết đoạn văn thứ hai của phần thân bài (khoảng 5-7 dòng)
d) Viết đoạn văn thứ ba của phần thân bài (khoảng 5-7 dòng)
e) Viết đoạn kết bài (khoảng 3-5 dòng)
Trả lời:
a) Trong học tập, công việc cũng như cuộc sống hàng ngày, khi làm việc nào đó mà chúng ta không có kiến thức, không có bản lĩnh vững vàng sẽ dễ dàng rơi vào tình trạng hay thay đổi ý kiến và thấy ý kiến nào cũng đúng, không có chứng kiến cho bản thân. Anh thợ mộc trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường cũng là một nhân vật tiêu biểu.
b) Trong truyện, ta thấy được anh thợ mộc là một người ham làm giàu, có chí lớn. Điều đó được thể hiện ở việc anh đã dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Tuy nhiên, chí lớn của anh ta lại không tương xứng với tầm hiểu biết. Vốn kiến thức hạn hẹp của anh đã khiến anh thay đổi hành động liên tục.
c) Khi đẽo cày được ông cụ góp ý, anh thấy phải liền nghe theo và làm ra rất nhiều sản phẩm nhưng không có ai mua. Những lần về sau cũng vậy, ai góp ý anh cũng thấy phải, nghe theo và kết thúc là vốn liếng của anh đi đời nhà ma cùng đống gỗ vụn. Giá như trước khi bắt tay vào thực hiện, anh nghiên cứu kĩ những yêu cầu cần đạt của sản phẩm cũng như khảo sát thực tế tình hình khu vực thì anh sẽ bảo vệ được chính kiến của mình và không khiến người khác buồn cười.
d) Không chỉ thiếu hiểu biết mà anh thợ mộc cũng không có bản lĩnh. Khi anh làm việc ở trung tâm người qua lại, ai nhìn vào thấy góp ý cũng là đương nhiên. Có người góp ý tốt nhưng cũng có người góp ý không tốt, nhưng anh không đủ bản lĩnh phản bác những điều sai mà điều góp ý nào cũng thấy phải. Cho nên anh nhận lại kết quả quá đắt. Hành động đẽo cày của anh không sai, và lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ người khác là tốt, tuy nhiên anh lắng nghe và tiếp thu thái quá, không có bản lĩnh nên gây nên hậu quả khôn lường.
e) Qua đây, chúng ta rút ra được bài học cho bản thân rằng cần biết lắng nghe những ý kiến góp ý của người khác nhưng phải biết cân nhắc, chọn lọc được ý kiến phù hợp, đúng đắn, kết hợp giữa lời góp ý với ý kiến của bản thân để có một kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên trong tập thể, ý kiến cá nhân là cần thiết nhưng không được đề cao cái tôi cá nhân quá, mà cần lắng nghe, cùng nhau xây dựng tập thể vững mạnh.