Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ():
B1: –
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
BÀI 6
TRUYỆN NGỤ NGÔN VÀ TỤC NGỮ
Đọc, hiểu văn bản (1)
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực
* Năng lực chung
– Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.
– Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.
– Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.
* Năng lực đặc thù
– Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, vần, nhịp, hình ảnh, …); nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, bài học, … của truyện ngụ ngôn.
2. Về phẩm chất:
– Có quan niệm sống đúng đắn và ứng xử nhân văn; khiêm tốn và học hỏi; tự tin, dám chịu trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập.
– Tranh ảnh minh họa.
– Các phiếu học tập (Phụ lục đi kèm).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HĐ 1: Xác định vấn đề (5’)
a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới.
b. Nội dung:
GV sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi để hỏi HS.
HS quan sát hình ảnh và đoán các tên truyện tương ứng với các hình ảnh.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh và từ khóa truyện ngụ ngôn.
d. Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Trò chơi: Đuổi hình bắt chữ.
– Quan sát hình ảnh và đoán tên truyện tương ứng với các hình ảnh mà các em vừa quan sát?
Gv trình chiếu hoặc cho học sinh xem các hình ảnh khác nhau.
Thỏ và Rùa (8 chữ cái) Con cáo và chùm nho (15)
Chó Sói và cừu (11) Éch ngồi đáy giếng (15)
Thầy bói xem voi (13) Trí khôn của ta đây (15)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
– GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh, đoán tên truyện.
B3: Báo cáo, thảo luận:
– HS đoán tên các truyện tương ứng với các hình ảnh.
B4: Kết luận, nhận định (GV):
– Nhận xét câu trả lời của HS cũng như ý kiến nhận xét của các em.
– Kết nối vào nội dung đọc – hiểu văn bản.
Gv: Em nhận ra đặc điểm chung của những truyện này là gì?
– Đều có hình ảnh có các loài vật
Gv: Mượn hình ảnh loài vật để nói chuyện con người đó chính là đặc điểm nhận diện của thể loại truyện ngụ ngôn. Để hiểu sâu hơn về thể loại này, hôm nay cô cùng các con sẽ tìm hiểu truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng.
2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (114’)
I. Tìm hiểu chung
|
Mục tiêu: Nắm được những kiến thức cơ bản về thể loại truyện ngụ ngôn.
Nội dung: HS trả lời, hoạt động cá nhân.
– GV sử dụng kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.
– HS dựa vào phần Kiến thức ngữ văn để hoàn thành nhiệm vụ nhóm.
Sản phẩm:
– Câu trả lời cá nhân trình bày được một số nét cơ bản về truyện ngụ ngôn.
|
Tổ chức thực hiện
|
Sản phẩm
|
* Bước 1: Giao nhiệm vụ:
– GV giao nhiệm vụ: Têu cầu HS đọc phần Kiến thức ngữ văn trong SGK trang 03 để nêu những hiểu biết về thể loại truyện ngụ ngôn.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
– HS đọc phần Kiến thức ngữ văn trong SGK trang 03 và tái hiện kiến thức trong phần đó.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
– HS trình bày cá nhân.
– Các HS khác nhận xét.
– GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
– GV chiếu cho HS xem một số hình ảnh về thế giới truyện ngụ ngôn.
HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần).
* Bước 4: Kết luận, nhận định
GV:
– Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi.
– Chốt kiến thức trên các slide và chuyển dẫn sang mục sau.
Ngụ: Hàm chứa ý kín đáo
Ngôn: Lời nói.
=> Ngụ ngôn: Nguyên nghĩa là lời nói có ngụ ý, tức lời nói có ý kín đáo để người đọc, người nghe tự suy ra mà hiểu
|
1. Truyện ngụ ngôn:
– Truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần.
– Có ngụ ý.
– Mục đích: mượn chuyện loài vật để kín đáo nói chuyện con người -> khuyên nhủ, răn dạy những bài học cho con người trong cuộc sống.
|
I. TÌM HIỂU CHUNG (…’)
|
Mục tiêu: – Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, vần, nhịp, hình ảnh, …); nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, bài học, … của truyện ngụ ngôn.
Nội dung:
GV sử dụng KT sơ đồ tư duy để khai thác phần tìm hiểu chung
HS dựa vào sơ đồ tư duy đã chuẩn bị ở nhà để hoàn thành nhiệm vụ nhóm
|
Tổ chức thực hiện
|
Sản phẩm
|
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) GV hướng dẫn cách đọc: Đọc rõ ràng, rành mạch, thể hiện được sự ngông nghênh, kiêu ngạo của ếch, xen chút hài hước; chú ý chỉ dẫn đọc màu vàng bên phải mỗi phần.
– 2 HS đọc
– Nhận xét cách đọc của HS; trả lời hộp chỉ dẫn màu vàng bên phải.
– Tìm hiểu chú thích SGK.
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
* Bước 1: Giao nhiệm vụ:
– GV giao nhiệm vụ:
+ Nêu những sự kiện chính của truyện.
+ Hãy kể tóm tắt truyện từ 5-7 câu?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
– HS thảo luận.
– GV quan sát, khích lệ HS.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Tổ chức trao đổi, trình bày nội dung đã thảo luận.
+ HS nhận xét lẫn nhau.
* Bước 4: Kết luận, nhận định
– GV tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức:
– Ếch sống lâu ngày trong giếng
– Tiếng kêu của nó làm các con vật nhỏ bé hoảng sợ.
– Nó tưởng trời chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
– Trời mưa làm nước dềnh lên đưa ếch ra ngoài
– Nó nghênh ngang coi thường xung quanh
– Cuối cùng bị con trâu dẫm bẹp.
|
2. Tác phẩm
a) Đọc và tóm tắt
– Đọc
– Tóm tắt
b) Bố cục văn bản:
– Chia 2 phần.
– Phần 1: Từ đầu … chúa tể -> Cuộc sống của ếch khi ở trong giếng.
– Phần 2: Còn lại -> Cuộc sống của ếch khi ra khỏi giếng
c) Thể loại, nhân vật , ngôi kể, thứ tự kể
– Thể loại: truyện ngụ ngôn.
– Nhân vật chính: con ếch
– Ngôi kể thứ ba.
– Thứ tự: kể xuôi.
|
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 14 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều Bài 6: Ếch ngồi đáy giếng.
Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 6: Truyện ngụ ngôn và tục ngữ
Giáo án Ếch ngồi đáy giếng
Giáo án Đẽo cày giữa đường
Giáo án Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội
Giáo án Thực hành tiếng việt trang 9, 10
Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều năm 2023 mới nhất,