Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Tóm tắt Mẹ
Bài giảng: Mẹ – Cánh diều
Tóm tắt bài Mẹ – Mẫu 1
Bài thơ Mẹ đã thể hiện tình cảm, cảm xúc yêu quý, kính trọng mẹ của người con. Tác giả đã so sánh cuộc đời của mẹ với cau và nhận thấy rằng cau thì vẫn thẳng, xanh rờn còn mẹ thì đầu đã bạc. Khi cau gần với trời, mẹ càng gần với đất. Cây càng cao lớn lên thì người mẹ của ta ngày càng già, càng yếu đi. Sao mẹ ta già khiến trời không thể trả lời được vì đây là quy luật của cuộc đời, khi con ngày càng lớn lên thì mẹ sẽ ngày càng già đi. Công lao của mẹ đối với ta là không gì có thể đền đáp được.
Tóm tắt bài Mẹ – Mẫu 2
Sự sót thương vô bờ của người con khi chứng kiến mẹ mình ngày càng già yếu. Từ đó thấy được tình cảm thiêng liêng, sự hiếu thảo chân thành của người con dành cho mẹ của mình.
Tóm tắt bài Mẹ – Mẫu 3
Tác giả đã so sánh cuộc đời của mẹ với cau và nhận thấy rằng cau thì vẫn thẳng, xanh rờn còn mẹ thì đầu đã bạc. Khi cau gần với trời, mẹ càng gần với đất. Cây càng cao lớn lên thì người mẹ của ta ngày càng già, càng yếu đi. Sao mẹ ta già khiến trời không thể trả lời được vì đây là quy luật của cuộc đời, khi con ngày càng lớn lên thì mẹ sẽ ngày càng già đi. Chúng ta phải biết yêu thương, kính trọng mẹ và trân trọng từng ngày tháng được sống bên mẹ.
Tóm tắt bài Mẹ – Mẫu 4
Bằng lời thơ nhẹ nhàng, thiết tha, tác giả đã so sánh cuộc đời của mẹ với cau và nhận thấy rằng cau thì vẫn thẳng, xanh rờn còn mẹ thì đầu đã bạc. Cây càng cao lớn lên thì người mẹ của ta ngày càng già, càng yếu đi. Hình ảnh cau lại xuất hiện, nhưng lần này không phải là cây cau cao xanh rờn mà là miếng cau khô gầy. Sao mẹ ta già khiến trời không thể trả lời được vì đây là quy luật của cuộc đời, khi con ngày càng lớn lên thì mẹ sẽ ngày càng già đi. Công lao của mẹ đối với ta là không gì có thể đền đáp được.
Tóm tắt bài Mẹ – Mẫu 5
Cây cau càng cao lớn lên thì người mẹ của ta ngày càng già, càng yếu đi. Người con nâng cau trên tay nghĩ đến mẹ mà rơi lệ. Người con hỏi giời: “Sao mẹ ta già?” Và trời không đáp, “mây bay về xa”. Sao mẹ ta già khiến trời không thể trả lời được vì đây là quy luật của cuộc đời, khi con ngày càng lớn lên thì mẹ sẽ ngày càng già đi. Cuộc đời của người mẹ một nắng hai sương, vất vả làm lụng để lo cho con từng giấc ngủ. Khi so sánh mẹ với cây cau, người con càng thấy thương mẹ hơn.
Tóm tắt bài Mẹ – Mẫu 6
Khi cô giáo đến nhà đã thấy En-ri-cô có hành động vô lễ với mẹ. Bố của En-ri-cô biết chuyện nên đã viết thư cho cậu . Trong thư, bố kể về những tháng ngày thơ ấu của En-ri-cô về sự chăm sóc và hy sinh cao cả của mẹ. Bố đã thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc phê bình vừa dịu dàng khuyên bảo. Người bố mong En-ri-cô hiểu ra tình yêu thương của mẹ. Đọc xong bức thư, En-ri-cô đã rất xúc động và hối hận.
Tóm tắt bài Mẹ – Mẫu 7
Sáng hôm ấy, khi cô giáo đến thăm, En-ri-cô đã có thái độ vô lễ với mẹ. Hành động ấy khiến bố En-ri-cô vô cùng tức giận, viết một bức thư để nghiêm khắc cảnh cáo lỗi lầm của cậu. Bức thư của người bố vừa dịu dàng vừa nghiêm khắc, vừa có những lời lẽ yêu thương vừa mang cả sự giận dữ. Trong thư, bố nói về tình yêu thương và sự hy sinh cao cả mà mẹ dành cho En-ri-cô. Đọc xong bức thư, En-ri-cô cảm thấy vô cùng xúc động.
Tóm tắt bài Mẹ – Mẫu 8
En-ri-cô đã vô tình nói những lời lẽ thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo tới thăm nhà. Chính vì vậy, bố đã viết thư cho cậu. Bố chỉ ra hành động thiếu lễ phép của con như là nhát dao đâm vào tim bố. Bố nhắc đến kỉ niệm ngày xưa, khi mẹ đã phải thức đêm, hết mình lo lắng và chăm sóc con. Bố bất ngờ, không tin trước hành động vô lễ của con với mẹ. Sau khi đọc xong bức thư, En-ri-cô cảm thấy vô cùng xúc động.
Tóm tắt bài Mẹ – Mẫu 9
En-ri-cô đã có thái độ vô lễ với mẹ khi cô giáo tới thăm nhà. Biết chuyện bố của En-ri-cô rất đau lòng và đã viết thư cho cậu. Bức thư nói về tình yêu và sự hi sinh của mẹ dành cho En-ri-cô. Trước cách xử lý hết sức tế nhị nhưng vẫn vô cùng quyết liệt và gay gắt của bố, En-ri-cô đã nhận ra lỗi sai và vô cùng hối hận.
Tóm tắt bài Mẹ – Mẫu 10
Một lần, cô giáo đến thăm nhà, En-ri-cô đã có thái độ thiếu lễ độ với mẹ. Bố biết chuyện, viết thư cho En-ri-cô với lời lẽ vừa yêu thương vừa tức giận. Trong thư, bố nói về tình yêu, về sự hy sinh to lớn mà mẹ đã dành cho En-ri-cô. Đọc xong bức thư, En-ri-cô cảm thấy vô cùng hối hận.
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
– Đỗ Trung Lai sinh ngày 7/4/1950. Quê quán: Thôn Hạ, Phùng Xá (làng Bùng), Mỹ Đức, Hà Đông cũ (nay thuộc Hà Nội).
– Tốt nghiệp khoa Vật lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, khóa 1968-1972. Nhập ngũ: 5/1972. Nguyên trưởng phòng Quân đội nhân dân cuối tuần, báo Quân đội nhân dân. Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam. Nguyên Phó tổng biên tập thường trực báo Tiếng nói Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn, Hội Nhà báo Việt Nam.
– Các tác phẩm tiêu biểu:
+ Đêm sông Cầu – Thơ- NXB Quân đội Nhân dân, 1990
+ Anh, em và những người khác- Thơ- NXB Văn học, 1990.
+ Đỗ Trung Lai, Thơ và tranh – NXB Quân đội Nhân dân, 1998.
+ Người chơi đàn nguyệt ở Hàng Châu – Truyện ngắn và ký- NXB Quân đội Nhân dân, 2000.
2. Tác phẩm
Thể loại: Thể thơ 4 chữ
Xuất xứ:
Bài thơ Mẹ được trích từ tập thơ Đêm sông Cầu (NXB Quân đội nhân dân, 2003), đoạt Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng (1994).
Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp biểu cảm
Nội dung chính: Bài thơ là cảm xúc yêu thương, tiếc nuối của tác giả khi thấy mẹ ngày một già đi.
Bố cục:
Chia bài thơ 2 đoạn:
– Đoạn 1: 3 khổ thơ đầu: Hình ảnh đối lập giữa mẹ và cây cau
– Đoạn 2: 2 khổ thơ cuối: Cảm xúc, tâm trạng của con khi nghĩ về mẹ.
Giá trị nội dung:
Bài thơ thể hiện sự xót thương, buồn bã của con khi nghĩ đến mẹ. Qua đó ca ngợi sự hiếu thảo, yêu thương mẹ của con.
Giá trị nghệ thuật:
– Giọng điệu thơ tâm tình, sâu sắc, nhẹ nhàng thể hiện tình cảm của con dành cho mẹ
– Thể thơ 4 chữ kết hợp với ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu.
– Biện pháp tu từ so sánh “cau” và “mẹ” xuyên suốt bài thơ.