Giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ():
B1: –
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Tuần:
|
Thực hành tiếng Việt
|
Ngày soạn:
|
Tiết:
|
THÀNH NGỮ, NÓI QUÁ
VÀ NÓI GIẢM NÓI TRÁNH
|
Ngày dạy:
|
I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Về năng lực:
– Nhận biết được đặc điểm và chức năng của thành ngữ, tục ngữ.
– Nhận biết được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh.
– Sử dụng thành ngữ, tục ngữ phù hợp với văn cảnh.
2. Về phẩm chất:
– Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.
– Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, thẻ màu, phiếu học tập, phiếu bài tập.
PHIẾU HỌC TẬP
Đặc điểm phân biệt
|
Tục ngữ
|
Thành ngữ
|
Hình thức
|
|
|
Chức năng
|
|
|
Ví dụ
|
|
|
PHIẾU BÀI TẬP
Câu
|
Thành ngữ
|
Thuộc thành phần
|
Tác dụng/Ý nghĩa
|
a)
|
|
|
|
b)
|
|
|
|
c)
|
|
|
|
2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: GV tổ chức một trò chơi ‘‘Ai nhanh hơn‘‘ để tìm ra được những câu tục ngữ.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ :GV trình chiếu 10 câu ví dụ, yêu cầu HS tìm ra được những câu tục ngữ có trong những ví dụ đó, mỗi bạn tìm 1 câu và hỏi thêm HS về ý nghĩa của câu tục ngữ đó:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
|
Mẹ tròn con vuông
|
Cái nết đánh chết cái đẹp
|
Đi một ngày đàng học một sàng khôn
|
Treo đầu dê bán thịt chó
|
Đói cho sạch, rách cho thơm
|
Nhắm mắt xuôi tay
|
Một nắng hai sương
|
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
|
Nước đổ lá khoai
|
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và tìm nhanh câu tục ngữ.
Bước 3: Báo cáo kết quả
+ GV gọi lần lượt các HS tìm tục ngữ, mỗi bạn tìm đúng được nhận một ngôi sao may mắn.
+ HS trả lời.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học mới: Qua trò chơi nhỏ vừa rồi, cô nhận thấy các em đã nắm vững được kiến thức về tục ngữ của tiết học trước. Các em đã nhanh chóng tìm ra được những câu tục ngữ. Những ví dụ còn lại không phải là tục ngữ nhưng chúng ta cũng rất hay dùng trong cuộc sống. Những ví dụ đó ta gọi là thành ngữ. Vậy thành ngữ là gì, có đặc điểm và chức năng như thế nào? Cô trò chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay nhé!
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu Tri thức tiếng Việt
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
|
NỘI DUNG LƯU BẢNG
|
*Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu thành ngữ
a. Mục tiêu: Nhận biết được đặc điểm, chức năng từ đó phân biệt được tục ngữ và thành ngữ.
b. Nội dung: Giáo viên sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để học sinh chủ động tìm hiểu kiến thức.
c. Sản phẩm: phiếu học tập của các nhóm.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS ngồi theo vị trí nhóm, phát phiếu học tập, hướng dẫn cách thức thực hiện và quy định thời gian và cách trình bày.
– HS tập trung lắng nghe GV hướng dẫn.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– Tiến hành phân chia nhiệm vụ thực hiện để hoàn thành PHT.
– GV theo dõi, quan sát và gợi mở (nếu cần).
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV:
– Cho 1 nhóm xung phong trình bày.
– Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
– Gọi thêm 1 nhóm trình bày.
HS:
– Trình bày kết quả làm việc nhóm
– Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
– Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS.
– Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
– HS ghi nhận kiến thức vào vở.
*Nhiệm vụ 2: Thực hành với ngữ liệu của bài tập số 5 SGK
a. Mục tiêu:
-Nhận diện và hiểu được ý nghĩa của tục ngữ hay thành ngữ.
-Nắm vững được kiến thức.
b. Nội dung: Giáo viên sử dụng phương pháp vấn đáp, thuyết trình.
c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân để thực hiện lần lượt các nhiệm vụ sau:
Cho ví dụ:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.”
+Đây là thành ngữ hay tục ngữ? Có ý nghĩa gì?
+Câu tục ngữ có điều gì phi thực tế?
– HS tập trung lắng nghe GV đưa ra nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– Suy nghĩ và dự kiến câu trả lời.
– GV cho thời gian suy nghĩ, theo dõi, quan sát HS và gợi mở (nếu cần).
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV:
– Gọi 1 HS trả lời cho câu hỏi thứ nhất.
– Gọi thêm 1 HS để trả lời cho câu hỏi thứ hai.
HS:
– Trình bày suy nghĩ cá nhân.
– Nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
– Nhận xét về tinh thần và câu trả lời của HS.
– GV đánh giá điểm số và chuyển dẫn sang nội dung tiếp theo: Đó là do nhân dân ta đã sử dụng một biện pháp tu từ làm cho câu nói giàu hình ảnh và ấn tượng hơn. Đó là biện pháp tu từ gì, các em cùng tìm hiểu thêm qua các ví dụ sau:
|
I.Tri thức tiếng Việt
*Thành ngữ :
-Khái niệm: Là một tập hợp từ cố định quen dùng.
VD: Chậm như rùa, nhanh như cắt, đen như cột nhà cháy,..
-Chức năng: làm cho lời nói, câu văn trở nên giàu hình ảnh, cảm xúc (là 1 bộ phận của câu).
|
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 7 trang, trên đây trình bày tóm tắt 3 trang của Giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo Bài 7: Thực hành Tiếng Việt.
Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Giáo án Tục ngữ và sáng tác văn chương
Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 35
Giáo án Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội
Giáo án Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
Giáo án Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt
Giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất,