Giải VTH Ngữ văn lớp 7 Phần đọc
Văn bản 1. Trò chơi cướp cờ
Bài tập 1 trang 39 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Mục đích của văn bản thông tin Trò chơi cướp cờ là gì?
Trả lời:
Mục đích của văn bản thông tin “Trò chơi cướp cờ”: nêu ra mục đích, hướng dẫn cách chuẩn bị và cách chơi cướp cờ.
Bài tập 2 trang 39 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Văn bản thông tin “Trò chơi cướp cờ” có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
Văn bản thông tin “Trò chơi cướp cờ” có ý nghĩa Giúp người chơi rèn luyện tính tự giác. Giáo dục tinh thần tập thể và sự nhanh nhạy. Tăng cường kỹ năng vận động và sự quan sát của người chơi. Từ đó, góp phần giữ gìn, lưu truyền và lan tỏa những vẻ đẹp của văn hóa dân tộc.
Bài tập 3 trang 39 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Văn bản thông tin “Trò chơi cướp cờ” có ưu điểm gì?
Trả lời:
Ưu điểm: Các phần được phân chia rõ ràng, ngôn ngữ mạch lạc mang thông tin hướng dẫn ngắn gọn, dễ hiểu, tranh ảnh sinh động.
Bài tập 4 trang 39 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Vẻ đẹp của trò chơi dân gian thể hiện qua trò chơi cướp cờ ra sao?
Trả lời:
Vẻ đẹp của trò chơi dân gian thể hiện qua trò chơi cướp cờ: góp phần rèn luyện sự khéo léo, tinh mắt, nhanh nhẹn, khả năng phán đoán và chuyển hướng hợp lí,… cho người tham gia. Từ đó lưu giữ và lan truyền những giá trị văn hóa qua trò chơi dân gian.
Bài tập 5 trang 39 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Theo em, trò chơi cướp cờ thuộc văn hóa vật thể hay phi vật thể? Vì sao em biết điều đó?
Trả lời:
Theo em, trò chơi cướp cờ thuộc văn hóa phi vật thể bởi vì cướp cờ là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị văn hóa, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, trình diễn và các hình thức khác bao gồm lễ hội, lối sống.
Bài tập 6 trang 39 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Ngoài trò chơi cướp cờ, em còn biết những trò chơi dân gian nào khác? Hãy kể tên các trò đó.
Trả lời:
Ngoài trò chơi cướp cờ, em biết những trò chơi dân gian khác: kéo co, ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây…
Bài tập 7 trang 40 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Là thế hệ trẻ đang hằng ngày tiếp xúc với mạng Internet, trò chơi ảo, em có thực sự quan tâm đến các trò chơi dân gian truyền thống không? Vì sao? Hãy trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu).
Trả lời:
Là thế hệ trẻ đang hằng ngày tiếp xúc với mạng Internet, trò chơi ảo nhưng các trò chơi dân gian truyền thống vẫn em quan tâm để ý tới. Khi nhắc đến thì như cả khoảng trời tuổi thơ tràn về với mỗi người, còn với trẻ con bây giờ thì tương đối xa lạ. Đặc biệt các trò chơi dân gian rất dễ tổ chức, không cầu kỳ, tốn kém nên có thể dễ dàng chơi mọi lúc, mọi nơi, đồ vật phục vụ cho trò chơi rất dễ tìm, dễ làm, chủ yếu lấy từ trong tự nhiên, thậm chí chỉ là cái dây, hòn sỏi, que tre, viên gạch chúng có thể nhặt trong vườn, dưới ruộng là có thể lập được một hội chơi. Hiện nay, một số trường học đã thực hiện việc tổ chức các trò chơi dân gian cho các học sinh trong giờ ra chơi, các buổi sinh hoạt ngoại khóa,… để vừa giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống vừa tạo sân chơi lành mạnh cho các em thoát khỏi những trò tiêu khiển hiện đại góp phần phát triển toàn diện trong công tác giáo dục.
Văn bản 2. Cách gọt củ hoa thủy tiên
Bài tập 1 trang 40 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Đọc văn bản thông tin Cách gọt củ hoa thủy tiên và trả lời các câu hỏi bên dưới:
a. Mục đích của văn bản thông tin trên là gì?
b. Bố cục của văn bản thông tin gồm mấy phần? Có khác văn bản nghị luận hay không? Nếu có, hãy nêu đặc điểm đó.
c. Ưu điểm của văn bản thông tin trên là gì?
Trả lời:
a. Mục đích của văn bản là đưa ra cách chăm sóc hoa thủy tiên từ đó nêu ý nghĩa và cái thú vui của người chăm hoa.
b. Bố cục của văn bản thông tin gồm 3 phần:
+ Phần 1: Giới thiệu mục đích.
+ Phần 2: Liệt kê những gì cần chuẩn bị trước khi thực hiện trò chơi hay hoạt động.
+ Phần 3: Trình bày các bước cần thực hiện.
– Bố cục của văn bản thông tin khác với văn bản nghị luận:
|
Văn bản thông tin |
Văn bản nghị luận |
Phần 1 |
Giới thiệu mục đích. |
Giới thiệu vấn đề nghị luận |
Phần 2 |
Liệt kê những gì cần chuẩn bị trước khi thực hiện trò chơi hay hoạt động. |
Trình bày các luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng theo một trình tự hợp lí. Bày tỏ thái độ. |
Phần 3 |
Trình bày các bước cần thực hiện. |
Khẳng định lại vấn đề. |
c. Ưu điểm của văn bản thông tin trên là: Các phần được phân chia rõ ràng, ngôn ngữ mạch lạc mang thông tin hướng dẫn ngắn gọn, dễ hiểu, tranh ảnh sinh động.
Bài tập 2 trang 41 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Theo thông tin trong văn bản Cách gọt hoa thủy tiên, tại sao việc chơi hoa thủy tiên lại bị mai một?
Trả lời:
Theo thông tin trong văn bản Cách gọt hoa thủy tiên, việc chơi hoa thủy tiên lại bị mai một vì: Cách chơi thủy tiên rất cầu kì. Việc chăm hoa thủy tiên cũng rất tỉ mỉ, công phu.
Bài tập 3 trang 41 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Để tạo ra một chậu thủy tiên đẹp, cần những bước nào? Em hãy liệt kê và tóm tắt nội dung các bước đó.
Trả lời:
Để tạo ra một chậu thủy tiên đẹp, cần những bước sau:
– Chuẩn bị:
+ Dụng cụ cắt tỉa gọt
+ Củ thủy tiên
– Ngâm nước và gọt rửa:
+ Ngâm và thay nước đúng kĩ thuật
+ Gọt củ thủy tiên khéo léo
– Thủy dưỡng
+ Ngâm dưỡng thủy tiên
+ “Thúc”, “hãm” thủy tiên
+ Chỉnh lá, chỉnh hoa.
Bài tập 4 trang 41 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Thú chơi hoa thủy tiên bắt đầu vào thời gian nào trong năm? Củ hoa thủy tiên sau khi gọt sẽ phát triển như thế nào?
Trả lời:
– Thú chơi hoa thủy tiên bắt đầu vào tháng Chạp.
– Củ hoa thủy tiên sau khi gọt sẽ mọc thẳng, đặc biệt là lá sẽ mọc cao và che lấp hoa.
Bài tập 5 trang 41 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Công đoạn nào quan trọng nhất khi “gọt củ thủy tiên”? Chỉ ra chi tiết đó.
Trả lời:
Công đoạn quan trọng nhất khi “gọt củ thủy tiên” là công đọa gọt thủy tiên.
Công đọa gọt gần như quyết định sự thành công của một bát thủy tiên sau này. Nếu không tác động sớm, từ trước khi những mầm nhú lên, thì tất cả lá, giò hoa, đều lên thẳng đuỗn như mớ hành.
Bài tập 6 trang 41 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: “Chuẩn vị thủy tiên xưa” là thế nào?
Trả lời:
“Chuẩn vị thủy tiên xưa” là lá phải xoăn, thấp.
Bài tập 7 trang 41 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: “Ngũ phẩm” trong văn bản Cách gọt hoa thủy tiên gồm những gì?
Trả lời:
“Ngũ phẩm” là hoa, đẹp lá, đẹp rễ, đẹp thân và tổng thể dáng hài hòa.
Bài tập 8 trang 42 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Thông qua văn bản Cách gọt củ hoa thủy tiên, em có suy nghĩ gì về các nghệ nhân làm ra những bát hoa thủy tiên.
Trả lời:
Các nghệ nhân làm ra những bát hoa thủy tiên đều là những người khéo léo, tinh xảo, chăm chỉ tìm hiểu các tài liệu và thử nghiệm đủ cách khác nhau.
Bài tập 9 trang 42 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Theo nghệ nhân Nguyễn Phú Cường “cái đẹp của thủy tiên, chính là cái đẹp khi người ta chăm hoa, để rồi rèn tâm tính của chính mình”. Em có cảm nhận gì về nhận định này? Hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) thể hiện ý kiến của em về nhận định trên.
Trả lời:
Theo nghệ nhân Nguyễn Phú Cường “cái đẹp của thủy tiên, chính là cái đẹp khi người ta chăm hoa, để rồi rèn tâm tính của chính mình”. Đúng vậy. Để có một chậu hoa thủy tiên đẹp, người chơi cần phải vận dụng cả kĩ thuật, lẫn kinh nghiệm, sự bài bản lẫn sự khéo léo, tinh xảo qua tất cả các khâu. Những người nghệ nhân gọt củ thuy tiên đều là những người có vốn hiểu biết văn hóa sâu rộng. Họ khéo léo và tinh xảo. Khi chăm sóc hoa thủy tiên, người chơi hoa phải tit mỉ, đúng kĩ thuật và biết nương theo thời tiết. Bởi thế nên người ta được “rèn tâm tính của mình”.
Bài tập 10 trang 42 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: “Tết cổ truyền là cơ hội để người trẻ được nhìn ngắm lại những nét đẹp văn hóa dân gian truyền thống lâu đời như chơi hoa, thưởng trà, chế biến món ngon, mặc áo dài, tham gia các trò chơi dân gian, đi chùa, xin chữ đầu năm,… Từ đó góp phần giữ gìn, lưu truyền và lan tỏa những nét đẹp của văn hóa dân tộc”.
Em có suy nghĩ gì nếu trong tương lai, Tết cổ truyền không còn những nét đẹp văn hóa dân gian truyền thống lâu đời như thế? Trình bày lại suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn ngắn (4 – 5 câu).
Trả lời:
Tết Cổ truyền là ngày lễ được người Việt Nam dùng để chào mừng thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Tết cổ truyền là cơ hội để người trẻ được nhìn ngắm lại những nét đẹp văn hóa dân gian truyền thống lâu đời như chơi hoa, thưởng trà, chế biến món ngon, mặc áo dài, tham gia các trò chơi dân gian, đi chùa, xin chữ đầu năm,… Những nét đẹp ấy đã tồn tại từ lâu đời, đã trở thành một món ăn tinh thần quen thuộc của mỗi người dân Việt Nam. Nếu trong tương ai, những nét đẹp văn hóa dân gian truyền thống lâu đời không còn tồn tại nữa thì sẽ thật buồn và đáng tiếc. Những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi, giới trẻ bị thu hẹp tầm hiểu biết về những truyền thống tất yếu của dân tộc mình. Việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy những bản sắc đó là trách nhiệm của mọi công dân nói chung đặc biệt là giới trẻ hiện nay.
Đọc mở rộng theo thể loại Văn bản. Kéo co
Bài tập 1 trang 43 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Đọc văn bản thông tin Kéo co và trả lời các câu hỏi sau:
a. Văn bản thông tin Kéo co được viết ra nhằm mục đích gì?
b. Hình ảnh minh họa có vai trò như thế nào khi xuất hiện trong văn bản thông tin?
c. Hình ảnh minh họa trong văn bản thông tin có phải là một dạng ngôn ngữ hay không? Nếu có, đó là dạng ngôn ngữ nào?
d. Văn bản thông tin Kéo co có giá trị ứng dụng thực tiễn hay không? Vì sao?
Trả lời:
a. Văn bản thông tin Kéo co được viết ra nhằm mục đích hướng dẫn mọi người chơi kéo co.
b. Hình ảnh minh họa có vai trò nhằm làm rõ hơn cách chơi để người đọc hình dung.
c. Hình ảnh minh họa trong văn bản thông tin là phương tiện phi ngôn ngữ.
d. Văn bản thông tin Kéo co vẫn còn giá trị ứng dụng thực tiễn. Vì văn bản hướng dẫn cách chơi kéo co cho người đọc, đồng thời lưu giữ và lưu truyền những nét đẹp văn hóa dân gian.
Bài tập 2 trang 43 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Dựa vào nội dung văn bản thông tin Kéo co để trả lời các câu hỏi bên dưới:
a. Trò chơi kéo co có phổ biến không? Đối tượng nào được tham gia trò chơi này?
b. Trò chơi kéo co có ý nghĩa gì?
c. Trò chơi kéo co thường diễn ra ở những địa điểm nào?
Trả lời:
a. Trò chơi kéo co rất phổ biến. Đối tượng tham gia là những người cao, to, khỏe mạnh, dẻo dai…
b. Ý nghĩa của trò chơi kéo co:
Trò chơi kéo co được biết đến như trò chơi dân gian truyền thống, môn thể thao mang tính đồng đội, thường có mặt trong lễ hội, sự kiện sinh hoạt cộng đồng lôi kéo nhiều người tham gia. Đây là trò chơi hấp dẫn, đầy kịch tính, mang lại nhiều tiếng cười cho cả những người tham dự và người xem.
c. Địa điểm diễn ra trò chơi kéo co: trên cạn và dưới nước.
Bài tập 3 trang 43 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Trong các lễ hội dân gian thường có phần lễ và phần hội. Vậy theo em, trò chơi kéo co sẽ diễn ra trong phần nào của các lễ hội dân gian? Hãy giải thích lí do.
Trả lời:
Trò chơi kéo co sẽ diễn ra trong phần hội của lễ hội dân gian. Bởi vì phần hội về cơ bản diễn ra nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí và sáng tạo văn hóa của con người thông qua các trò chơi dân gian, địa điểm diễn ra thường ở những bãi đất trống, vạt rừng, trên mặt nước ao, hồ, sông, những nơi rộng rãi,…
Bài tập 4 trang 44 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Trò chơi kéo co của Việt Nam được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa phi vật thể vào năm nào?
Trả lời:
Ngày 02/12/2015, tại phiên họp của Ủy ban liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 10 của UNESCO tại Namibia, “Nghi lễ và trò chơi kéo co” ở Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Bài tập 5 trang 44 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Trò chơi dân gian góp phần làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc nhưng ngày nay lại đang dần mai một. Hãy trình bày thành một đoạn văn nghị luận ngắn (250 chữ) về vấn đề này.
Trả lời:
Trò chơi dân gian góp phần làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc nhưng ngày nay lại đang dần mai một. Trò chơi dân gian là “món ăn tinh thần” quan trọng gắn bó với kỷ niệm tuổi thơ của rất nhiều người dân Việt Nam. Bản sắc văn hóa là thiêng liêng, quý giá, nó tạo nên nét đặc thù của mỗi dân tộc. Giữ gìn bản sắc văn hóa là một yêu cầu vừa lâu dài vừa cấp thiết. Ngày nay, các thiết bị trò chơi điện tử dần đân đang chiếm lĩnh cuộc sống giải trí của con người. Vì thế, những trò chơi dân gian ngày càng ít được trọng dụng, đa số chỉ xuất hiện trong các dịp lễ hội. Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc nói chung, trò chơi dân gian nói riêng cần được xác định là nhiệm vụ quan trọng của mọi cấp, ngành và toàn thể xã hội. Thông qua các trò chơi có thể nâng cao thể chất, ý chí phấn đấu của con người; giáo dục ý thức cộng đồng, bản sắc và truyền thống văn hoá dân tộc cho các thế hệ. Đồng thời, từng bước nâng tầm các trò chơi dân gian các dân tộc thiểu số trở thành các môn thể thao đại chúng trong khu vực và toàn quốc.
Văn bản tự chọn trang 45
Bài tập 1 trang 45 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Theo em, có bao nhiêu loại văn bản thông tin? Văn bản thông tin có tác dụng gì? Văn bản thông tin có giống như một bài báo hay không?
Trả lời:
– Có hai loại văn bản thông tin: văn bản báo chí và văn bản khoa học.
– Tác dụng: dùng để cung cấp thông tin về các hiện tượng tự nhiên, thuật lại các sự kiện, giới thiệu các danh lam thắng cảnh, hướng dẫn quy trình thực hiện một công việc nào đó,…
– Văn bản thông tin giống như một bài báo.
Bài tập 2 trang 45 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Kể tên một vài thể loại văn bản thông tin mà em yêu thích. Nêu lí do.
Trả lời:
Một vài thể loại văn bản thông tin em yêu thích là báo chí.
Vì dễ dàng tìm kiếm, thông tin đa dạng.
Bài tập 3 trang 45 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Để phân tích tốt văn bản thông tin cần dựa vào những yếu tố nào, chứng minh cụ thể bằng một văn bản em tự chọn.
Trả lời:
Để phân tích tốt văn bản thông tin cần dựa vào những yếu tố nào cần dựa vào các yếu tố sau: nội dung và hình thức.
Ví dụ văn bản: Cách gọt củ hoa thủy tiên: Về nội dung thì văn bản có cấu trúc 3 phần: Giới thiệu mục đích – liệt kê những điều cần chuẩn bị – trình bày các bước cần thực hiện. Về hình thức văn bản có sử dụng các từ ngữ chỉ thời gian, hình ảnh minh họa, đề mục tóm tắt thông tin…
Thực hành Tiếng Việt trang 45
Bài tập 1 trang 45 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Số từ là gì? Nêu chức năng của số từ, cho ví dụ cụ thể.
Trả lời:
Số từ là từ loại chỉ số lượng hoặc thứ tự của sự vật.
Chức năng chủ yếu của số từ làm thành tố phụ cho một cụm từ có danh từ làm trung tâm.
Ví dụ: Một, hai, ba, bốn…
Bài tập 2 trang 46 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Tìm và gạch chân số từ trong các câu sau:
a. Kiểu truyện về người thông minh là một kiểu truyện khá phổ biến trong truyện cổ tích trên phạm vi toàn thế giới.
(Theo Trần Thị An – Em bé thông minh, nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian)
b. Chúng ta chỉ có hai mươi tư giờ mỗi ngày để sống, hãy sống thật ý nghĩa, đừng để thất bại làm bạn gục ngã trên con đường tiến bước về phía trước.
(Theo Trần Thị Cẩm Quyên – Đừng từ bỏ cố gắng)
c.
– Một điều nhịn, chín điều lành.
– Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân.
– Mưa tháng Tư hư đất, mưa tháng Ba hoa đất.
– Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.
– Con sắt đập ngã ông Đùng
Đắp mười chiếc chiếu không cùng bàn tay.
– Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
(Tục ngữ, ca dao)
Trả lời:
a. Kiểu truyện về người thông minh là một kiểu truyện khá phổ biến trong truyện cổ tích trên phạm vi toàn thế giới.
(Theo Trần Thị An – Em bé thông minh, nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian)
b. Chúng ta chỉ có hai mươi tư giờ mỗi ngày để sống, hãy sống thật ý nghĩa, đừng để thất bại làm bạn gục ngã trên con đường tiến bước về phía trước.
(Theo Trần Thị Cẩm Quyên – Đừng từ bỏ cố gắng)
c.
– Một điều nhịn, chín điều lành.
– Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân.
– Mưa tháng Tư hư đất, mưa tháng Ba hoa đất.
– Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.
– Con sắt đập ngã ông Đùng
Đắp mười chiếc chiếu không cùng bàn tay.
– Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
(Tục ngữ, ca dao)
Bài tập 3 trang 46 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Tìm và xác định ý nghĩa của số từ trong các trường hợp sau:
a. Tùy thuộc vào số người tham gia để chia đội, mỗi đợt thi đấu có hai đội. Số lượng người chơi trong mỗi đội thường từ 5 – 10 người trở lên. Các đội chơi thường chọn người rất kĩ lưỡng (cao, to, khỏe mạnh, dẻo dai,…) vì nó ảnh hưởng lớn đến kết quả cuộc chơi.
(Theo Trần Thị Ly – Kéo co)
b. Trước khi dưỡng nên ngâm củ hoa trong chậu nước, đặt úp củ hoa xuống, thay nước khoảng 4 – 6 tiếng một lần, dùng chổi lông nhỏ để làm sạch bụi và cặn bám ở các vết cắt rồi ngâm lại vào nước. Sau hai ngày thì đặt ngửa củ lên, đưa vào dụng cụ dưỡng như bình thủy tinh, bình nhựa, bát đất nung.
(Theo Giang Nam – Cách gọt củ hoa thủy tiên)
c. Ở một số nơi ngoài đại dương gần quần đảo Ăng-ti, qua một lớp nước sâu một trăm bốn mươi nhăm mét có thể thấy rất rõ đáy biển phủ cát, còn tia sáng mặt trời có thể xuyên qua sâu đến ba trăm mét…
(Giuyn Véc-nơ – Dòng “sông Đen”)
Trả lời:
a. Số từ: hai, 5 – 10.
Ý nghĩa: bổ sung ý nghĩa, làm rõ số lượng cho các danh từ đội, người để đưa thông tin về người tham gia trò chơi kéo co.
b. Số từ: 4 – 6, một, hai.
Ý nghĩa: Bổ sung ý nghĩa, làm rõ số lượng cho các danh từ tiếng, lần, ngày nhằm đưa thông tin về bước ngâm dưỡng củ hoa thủy tiên.
c. Số từ: một số, một, một trăm bốn mươi nhăm, ba trăm
Ý nghĩa: Bổ sung ý nghĩa, làm rõ số lượng cho các danh từ nơi, lớp nước sâu, mét nhằm đưa thông tin về dòng sông Đen.
Bài tập 4 trang 47 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Hãy nêu lại khái niệm phó từ. Chức năng của phó từ là gì? Lấy ví dụ cụ thể.
Trả lời:
– Phó từ gồm các từ ngữ thường đi kèm với các trạng từ, động từ, tính từ với mục đích bổ sung nghĩa cho các trạng từ, động từ và tính từ trong câu.
– Chức năng:
+ Bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian: Đang, sẽ, sắp, đương…
+ Bổ sung ý nghĩa về mặt tiếp diễn, tương tự: vẫn, cũng…
+ Bổ sung ý nghĩa về mức độ: rất, lắm, quá,…
+ Bổ sung ý nghĩa về mặt phủ định: chẳng, chưa, không…
+ Bổ sung ý nghĩa về mặt cầu khiến: đừng, thôi, chớ…
+ Bổ sung ý nghĩa về mặt khả năng: có thể, có lẽ, không thể…
+ Bổ sung ý nghĩa về kết quả: mất, được…
+ Bổ sung ý nghĩa về tần số: thường, luôn…
+ Bổ sung ý nghĩa về tình thái: đột nhiên, bỗng nhiên…
– Ví dụ:
+ Bởi vì chúng tôi rất chăm chỉ nên công việc hoàn thành nhanh.
“rất chăm chỉ” cụm từ chứa phó từ, phó từ đứng trước tính từ chỉ mức độ sự việc.
+ Đừng đi vào khu vực trên, nơi đó bị cấm.
“đừng đi”, phó từ đứng trước động từ mục đích chỉ sự cầu khiến.
+ Trời vẫn mưa lớn, nước đang lên nhanh.
“vẫn mưa” với phó từ “vẫn” đứng trước động từ “mưa” chỉ sự tiếp diễn tương tự đang diễn ra.
Bài tập 5 trang 47 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Hoàn thành bảng sau:
Các loại phó từ |
Từ ngữ chi tiết |
Chỉ thời gian |
Ví dụ: đã, đang |
Chỉ mức độ |
Ví dụ: rất, quá |
Chỉ sự khẳng định, phủ định |
Ví dụ: |
Chỉ kết quả |
Ví dụ: |
Chỉ sự tiếp diễn |
Ví dụ: |
Trả lời:
Các loại phó từ |
Từ ngữ chi tiết |
Chỉ thời gian |
Ví dụ: đã, đang, sắp, sẽ, chưa |
Chỉ mức độ |
Ví dụ: rất, quá, hơi, quá |
Chỉ sự khẳng định, phủ định |
Ví dụ: chưa, chẳng, không, phải |
Chỉ kết quả |
Ví dụ: mất, được |
Chỉ sự tiếp diễn |
Ví dụ: cứ, còn, lại |
Bài tập 6 trang 47 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Tìm và chỉ ra tác dụng của phó từ trong các trường hợp sau:
a. Để rồi hôm nay, lối chơi ấy lan tỏa như chính vẻ đẹp của văn hóa Hà Thành, mãi bền bỉ, trường tồn.
(Theo Giang Nam – Cách gọt củ hoa thủy tiên)
b. Có ai, một buổi sáng mùa thu, ngồi nhìn ra đường số, thấy những cô gái làng Vòng gánh cốm đi bán mà không nghe thấy lòng rộn rã yêu thương.
(Vũ Bằng – Cốm Vòng, in trong Miếng ngon Hà Nội, NXB Lao động, 2009)
c. Trái tim cháy sáng rực như mặt trời, sáng hơn mặt trời, và cả khu rừng im lặng, sáng lên dưới ngọn đuốc của lòng yêu thương vĩ đại đối với mọi người.
(Mác-xim Go-rơ-ki – Trái tim Đan-kô)
Trả lời:
a. Phó từ: mãi
Tác dụng: Bổ sung ý nghĩa về thời gian.
b. Phó từ: không
Tác dụng: Bổ sung ý nghĩa phủ định.
c. Phó từ: hơn, như
Tác dụng: Bổ sung ý ý nghĩa chỉ khả năng.
Bài tập 7 trang 48 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Chỉ ra nghĩa thông thường và nghĩa dụng ý của tác giả đối với những từ ngữ đặt trong dấu ngoặc kép sau:
a. Có lần ông nội hỏi bố: “Nhìn lên cây cau con thấy điều gì?”. Bố tôi trả lời: “Con thấy bầu trời xanh”. Ông lại hỏi tôi: “Nhìn lên cây cau cháu thấy gì?”. Tôi thưa: “Cháu thấy bài học làm người ngay thẳng. Đó là triết lí của ông phải không ạ?”. Ông tôi gật đầu, cười. Tôi liền hỏi lại ông: “Vậy nhìn lên cây cau, ông đã thấy gì ạ?”. Ông điềm nhiên trả lời: “Ông thấy tương lai tươi đẹp của dòng họ ta”.
(Nguyễn Văn Học – Bài học từ cây cau)
b. Với truyện “Cây khế”, em nhận ra những người thật thà hiền lành sẽ được đền đáp, ngược lại, những người độc ác tham lam sẽ phải trả giá. Nghĩ đến đây, em lại nhớ lời bà thường hay nói mỗi lần kể xong một truyện cổ tích “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ, hay gieo mầm đều thiện vào cuộc sống, cháu nhé!”
(Nhóm biên soạn)
Trả lời:
a. Nghĩa thông thường: đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
Nghĩa dụng ý: nêu lên bài học từ cây cau của hai ông cháu.
b. Nghĩa thông thường: đánh dấu tên của tác phẩm, đánh dấu lời nói của nhân vật.
Nghĩa dụng ý: nêu bài học rút ra từ truyện Cây khế mà bà kể cho cháu nghe.