Giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ():
B1: –
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Tiết …..:
VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức
Biết viết VB đảm bảo các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
Bước đầu biết viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng.
1.2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt:
– Năng lực tạo lập văn bản
1.3. Phẩm chất
– Trung thực, thể hiện đúng những suy nghĩ riêng của bản thân; có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.
2. Thiết bị và học liệu
2.1. Giáo viên
– Máy chiếu, máy tính sử dụng trong suốt giờ học
– Giấy A4: Làm việc nhóm sử dụng trong phần hình thành kiến thức mới
– Phiếu học tập sử dụng trong làm bài tập hình thành kiến thức mới
– Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo…
2.2. Học sinh:
SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
3. Tiến trình dạy học
3.1. Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức về kiểu bài nghị luận về 1 vấn đề trong đời sống, kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi của GV nêu ra
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong bức tranh
d. Tổ chức thực hiện hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV tổ chức trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” Mỗi hình ảnh tương ứng với một hiện tượng đời sống, em hãy gọi tên hiện tượng đó?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS chia sẻ
HS khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định
Có nhiều vấn đề của cuộc sống luôn được đặt ra cho chúng ta, đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ để đưa ra quan điểm của mình, để thuyết phục người khác về một vấn đề trong đời sống. Trước vấn đề ấy, các em có thể phát biểu ý kiến, nêu lên những suy nghĩ, nhận xét; đưa ra lí lẽ và dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ cho ý kiến của mình. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em biết cách để trình bày ý kiến một cách rõ ràng, mạch lạc thuyết phục
3.2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
I. GIỚI THIỆU KIỂU BÀI:
Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống:
|
a. Mục tiêu: HS hiểu yêu cầu đối với bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống:
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức đã học, tiến hành trả lời các câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
|
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
|
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
|
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
GV giao nhiệm vụ:
HS đọc thông tin SGK/17, 18 và trả lời các câu hỏi
1- Thế nào là bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống?
2- Nêu yêu cầu đối với kiểu bài này?
3- Nêu bố cục của bài văn nghị luận về 1 vấn đề đời sống?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
+ Học sinh đọc phần kiến thức lí thuyết, kết hợp nhớ lại nội dung hai VB nghị luận đã học và bài học về văn NL năm học lớp 6 , trao đổi thảo luận với bạn cặp đôi theo yêu cầu câu hỏi. Ghi kết quả thảo luận ra giấy
+ GV quan sát, khuyến khích
B3: Báo cáo, thảo luận
Học sinh trình bày các lần lượt theo câu hỏi
Các học sinh khác theo dõi, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn
B4: Kết luận, nhận định
GV chốt kiến thức: về yêu cầu đối với bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống ( GV sử dụng sơ đồ tư duy hoặc bảng hệ thống chiếu trên máy chiếu hoặc tivi cho HS nghe kết hợp quan sát)
GV lưu cho HS: Kiểu bài NL về 1 vấn đề trong đời sống là sự phát triển tiếp nối của kiểu bài NL về 1 hiện tượng đời sống các em đã được học ở lớp 6, kiểu bài này có sự mở rộng hơn bao gồm cả hiện tượng đời sống, cả tư tưởng đạo lí
|
Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống:
1- Bài văn NL về 1 vấn đề trong đời sống thuộc thể NLXH. Trong đó, người viết đưa ra kiến của mình về một vấn đề gợi ra từ các hiện tượng, sự việc trong đời sống, hoặc một vấn đề thuộc về lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.
2.Yêu cầu đối với kiểu bài:
– Nêu được vấn đề cần bàn luận
– Trình bày được ý kiến tán thành, phản đối của người viết với vấn đề cần bàn luận
– Đưa ra lí lẽ, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến
3. Bố cục bài viết cần đảm bảo
Mở bài: giới thiệu được vấn đề cần bàn luận và thể hiện rõ ràng kiến của người viết về vấn đề ấy
Thân bài: giải thích vấn đề cần bàn luận; đưa ra được ít nhất hai lí lẽ cụ thể để lí giải cho ý kiến của người viết; sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo trình tự hợp lí, đưa ra được bằng chứng đa dạng cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ, xem xét vấn đề từ nhiều phía để nội dung bài viết được toàn diện
Kết bài: khẳng định lại kiến và đưa ra bài học nhận thức và phương hướng hành động.
|
II. HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH KIỂU BẢI
(Ý nghĩa của sự tha thứ)
|
a. Mục tiêu: HS đọc, phân tích tham khảo một bài viết cụ thể để rút ra các thao tác cơ bản để thực hiện bài viết của mình, tạo ý tưởng cho bài viết của mỗi HS.
b. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi qua việc phân tích, chắt lọc kiến thức SGK, HS thảo luận nhóm nhỏ.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
– GV giới thiệu: VB. Cho HS đọc to VB, cả lớp cùng theo dõi
– GV chia nhóm yêu cầu HS thảo luận (Thời gian 15 phút theo nhóm)
Nhóm 1,2: Câu 1, 2, 3
Nhóm 3,4: Câu 4, 5, 6, 7
1- Theo em, tác giả viết bài viết này nhằm mục đích gì?
2- Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra đây là bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống?
3- Chức năng của đoạn mở bài trong bài văn trên là gì?
4- Bài viết đã đưa ra y kiến bằng chứng nào về sự tha thứ
5- Xác định đoạn văn có chức năng giải thích và đoạn văn có chức năng bổ sung, xem xét vấn đề từ nhiều khía cạnh.
6- Ở phần kết bài, tác giả đã đề xuất giải pháp gì ? Theo em đề xuất ấy có hợp lí, khả thi không?
7- Từ bài viết trên, em rút ra bài học gì về việc viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh đọc kĩ văn bản tham khảo, chú y quan sát các dấu hiệu, các gợi dẫn phía bên phải VB để định hướng câu trả lời; sử dụng giấy nháp thảo luận theo nhóm ghi ra kết quả theo thứ tự câu hỏi
B3: Báo cáo, thảo luận
+ Đại diện nhóm trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn (nếu cần)
+ Học sinh các nhóm quan sát, theo dõi, nhận xét, bổ sung
B4: Kết luận, nhận định
– GV nhận xét, đánh giá, động viên học sinh:
+ Câu trả lời của HS
+ Thái độ làm việc của HS khi làm việc nhóm
+ Sản phẩm của các nhóm
– Chốt kiến thức và kết nối với mục sau
|
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
– Mục đích của bài viết:
|
Thuyết phục mọi người cần biết tha thứ khi ai đó phạm lỗi lầm
|
– Ý kiến của người viết:
|
Về ý nghĩa của sự tha thứ: Tha thứ là điều cần thiết trong cuộc sống.
|
– Dấu hiệu của bài văn nghị luận:
+ Nêu được vấn đề cần bàn luận:
+ Có lí lẽ, dẫn chứng cụ thể:
+ Thể hiện được y kiến của người viết về vấn đề cần bàn luận
|
+Ý nghĩa của sự tha thứ
+ Lí lẽ:
Tha thứ tạo cơ hội cho con người sửa chữa lỗi lầm
Không ai tránh khỏi những sai lầm
Sự tha thứ sẽ cho con người động lực sửa sai
+ Thể hiện được kiến tán thành của người viết về vấn đề cần bàn luận
|
– Chức năng của phần mở bài: Giới thiệu vấn đề cần bàn luận và nêu rõ kiến của người viết
|
Giới thiệu vấn đề sự tha thứ và nêu kiến tha thứ là cần thiết
|
– Bằng chứng của sự tha thứ:
|
+ Những bức thư gửi lời xin lỗi của phạm nhận trong trại giam Gia Trung gửi người bị hại đã nhận được hàng chục thư hồi âm
+ Ý kiến của nhà văn Gu-i-li-am A-thơ-rơ Gu-ơ- rơ: Cuộc sống nếu không có tha thứ thì chỉ là tù ngục
+ Nghiên cứu cảu bác sĩ Ca-ren Xơ-goát: sự tha thứ giúp giải tỏa căng thẳng…
|
– Đoạn văn có chức năng giải thích và đoạn văn có chức năng bổ sung, xem xét vấn đề từ nhiều khía cạnh.
|
Đoạn văn (2), (5), (7)
|
Kết bài: Đề xuất giải pháp
|
+ Đặt mình vào vị trí của người khác để cố gắng hiểu họ
+ Viết thư cho người từng mắc lỗi để thể hiện sự tha thứ và tình yêu thương
-> Giải pháp khả thi
|
Khi viết văn nghị luận cần:
|
-
Khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống cần đưa ra những ý kiến, lí lẽ hợp lí, bên cạnh đó là bằng chứng rõ ràng, xác thực, đa dạng; các lí lẽ bằng chứng cần được sắp xếp theo một trình tự hợp lí để thể hiện rõ quan điểm tán thành hay phản đối của người viết .
|
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 11 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo Bài 6: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống.
Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Giáo án Đừng từ bỏ cố gắng
Giáo án Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
Giáo án Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống
Giáo án Ôn tập trang 26
Giáo án Bài 7: Trí tuệ dân gian
Giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất,