Giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ():
B1: –
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
HOẠT ĐỘNG VIẾT
VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ LẠI SỰ VIỆC CÓ THẬT LIÊN QUAN ĐẾN NHÂN VẬT HOẶC SỰ KIỆN LỊCH SỬ
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học này, HS có thể:
1. Năng lực
– Biết viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử; bài viết có sử dụng yếu tố miêu tả.
2. Phẩm chất:
– Biết chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ của bản thân trong học tập.
II. KIẾN THỨC
– Cách viết bài văn đảm bảo các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập dữ liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem và chỉnh sửa rút kinh nghiệm.
– Cách viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử; bài viết có sử dụng yếu tố miêu tả.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– SGK, SGV.
– Máy chiếu, máy tính.
– Phiếu đánh giá theo tiêu chí HĐ nói.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
|
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– Gv chuyển giao nhiệm vụ
Nhân vật, sự kiện nào khiến em có ấn tượng sâu sắc nhất? Em hãy chia sẻ ấn tượng của em về nhân vật, sự kiện đó?
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
– HS quan sát, lắng nghe và trả lời
– GV quan sát, hỗ trợ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– Gv tổ chức hoạt đông
– HS báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– Gv nhận xét, dẫn dắt vào bài
|
– Hs chia sẻ ý kiến
|
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
*Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức về bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
a. Mục tiêu: Nhận biết được khái niệm, yêu cầu đối với bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
|
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– Gv chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS, dựa vào SGK nêu khái niệm và yêu cầu đối với bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử?
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
– HS quan sát, lắng nghe và trả lời
– GV quan sát, hỗ trợ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– Gv tổ chức hoạt đông
– HS báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– Gv bổ sung, nhận xét
|
I. Yêu cầu đối với bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
– Bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử là kiểu văn bản thuật lại một sự việc có thật nhằm giúp người đọc hiểu về sự việc, qua đó hiểu về nhân vật/ sự kiện lịch sử có liên quan.
– Đảm bảo yêu cầu về hình thức của bài văn.
– Cấu trúc gồm có ba phần:
+ Mở bài: giới thiệu sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử.
+ Thân bài: thuật lại quá trình diễn biến của sự việc, chỉ ra mối liên quan giữa sự việc với nhân vật/ sự kiện lịch sử; kết hợp kể chuyện với miêu tả.
+ Kết bài: khẳng định ý nghĩa của sự việc, nêu cảm nhận của người viết.
– Sự kiến: Sự việc được kể lại trong văn bản là có thật và liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử.
– Ngôi kể: Sử dụng ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) thuật lại sự việc theo một trình tự hợp lí.
– Nội dung:
+ Sử dụng chi tiết, thông tin chọn lọc, tin cậy về sự việc, nhân vật/ sự kiện.
+ Sử dụng yếu tố miêu tả trong bài viết.
+ Kết hợp kể chuyện với miêu tả một cách hợp lí, tự nhiên.
|
*Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản
a. Mục tiêu: Nhận biết các yêu cầu về kiểu bài thông qua việc đọc và phân tích VB mẫu.
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm đôi, phân tích ví dụ
c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm PHT, câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
|
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV yêu cầu HS đọc bài mẫu
Gv phát PHT số 1, học sinh làm nhóm đôi
– Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
– HS quan sát, lắng nghe và trả lời
– GV quan sát, hỗ trợ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– Gv tổ chức hoạt động
– HS báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– Gv bổ sung, nhận xét
|
II. Phân tích kiểu văn bản
Câu 1: Giới thiệu không gian, thời gian diễn ra sự việc “lễ hội tưởng nhớ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.
Câu 2:
(2a) Giới thiệu nhân vật lịch sử – anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.
(2b) Kể lại sự việc nhằm gợi nhớ hình ảnh, công trạng của nhân vật lịch sử.
(2c) Kể lại những chiến công của anh hùng Nguyễn Trung Trực.
(2d) Kể về sự việc (các hoạt động trong phần hội), thể hiện tác động của sự việc liên quan đến nhân vật lịch sử đối với người dân.
Câu 3: Người viết đã sử dụng các yếu tố miêu tả khi thuật lại sự kiện.
Câu 4: Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của sự việc, nêu cảm nhận của người viết.
|
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 9 trang, trên đây trình bày tóm tắt 3 trang của Giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo Bài 2: Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.
Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Giáo án Chân, tay, tai, mắt, miệng
Giáo án Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
Giáo án Nói và nghe: Kể lại một truyện ngụ ngôn sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị trong khi nói và nghe
Giáo án Ôn tập trang 53
Giáo án Bài 3: Những góc nhìn văn chương
Giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất,