Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết ( cho 1 đề thi bất kì):
B1: –
B2: – nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án năm 2023 – 2024 – Đề 1
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Giữa kì 2 – Kết nối tri thức
Năm học 2023 – 2024
Môn: Ngữ Văn lớp 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
1. Chị ngã em nâng
2. Nghĩa tử là nghĩa tận
3. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
4. Người không học như ngọc không mài
5. Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Câu 1. Trong các câu tục ngữ trên, câu nào được viết theo thể thơ lục bát?
A. Câu 2
B. Câu 3
C. Câu 4
D. Câu 5
Câu 2. Các câu tục ngữ trong ngữ liệu trên thường có bao nhiêu vế?
A. Hai vế
B. Bốn vế
C. Ba vế
D. Năm vế
Câu 3. Theo em hiểu, nghĩa của chữ tử trong câu Nghĩa tử là nghĩa tận là gì?
A. Chết
B. Khai sáng
C. Đứa trẻ
D. Đi
Câu 4. Câu tục ngữ Đi một ngày đàng học một sàng khôn đã dùng cách gieo vần như thế nào?
A. đàng – sàng
B. đàng – khôn
C. ngày – đàng
D. ngày – khôn
Câu 5. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu tục ngữ sau:
Người không học như ngọc không mài
A. Điệp ngữ
B. So sánh
C. Hoán dụ
D. Nhân hóa
Câu 6. Cho các từ ngữ: học hỏi, học tập, tri thức, hiểu biết. Em hãy lựa chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau để hoàn thiện thông điệp mà câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn gửi tới chúng ta:
Câu tục ngữ là lời động viên, khích lệ tinh thần … (1) …, khám phá của con người: Nên đi đến những chân trời tri thức mới để mở mang … (2) …, mở rộng tầm mắt và tiếp thu những tinh hoa của nhân loại.
Câu 7. Câu tục ngữ nào sau đây không cùng chủ đề với các câu được nêu ở ngữ liệu?
A. Trông mặt mà bắt hình dong
B. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
C. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
D. Lửa thử vàng, gian nan thử sức
Câu 8. Đặt câu với câu tục ngữ Chị ngã em nâng.
Câu 9. Em rút ra bài học gì từ câu tục ngữ Người không học như ngọc không mài?
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
Câu 1
Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói quá trong những ví dụ sau:
a. Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
b. Anh cứ yên tâm, vết thương mới chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được.
Câu 2
Giao tiếp ứng xử làm một nét đẹp văn hóa được gìn giữ và lưu truyền từ xa xưa. Từ vấn đề trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) bàn về câu tục ngữ:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Hướng dẫn giải:
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM
Câu 1 (0.25 điểm)
Trong các câu tục ngữ trên, câu 5 được viết theo thể thơ lục bát
=> Đáp án: D
Câu 2 (0.25 điểm)
Các câu tục ngữ trong ngữ liệu trên thường có 2 vế
=> Đáp án: A
Câu 3 (0.25 điểm)
Nghĩa của chữ tử trong câu Nghĩa tử là nghĩa tận là “chết”
=> Đáp án: A
Câu 4 (0.25 điểm)
Gieo vần “đàng – sàng”
=> Đáp án: A
Câu 5 (0.25 điểm)
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu tục ngữ là só sánh
=> Đáp án: B
Câu 6 (0.5 điểm)
(1) học hỏi
(2) hiểu biết
Câu 7 (0.25 điểm)
Câu tục ngữ “Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa” không cùng chủ đề với các câu được nêu ở ngữ liệu
=> Đáp án: B
Câu 8 (0.5 điểm)
Đặt câu: “Chị ngã em nâng là câu nói mà mẹ hay nhắc nhở hai chị em em để chúng em luôn yêu thương, đùm học nhau”.
Câu 9 (1.5 điểm)
Con người không được học hành sẽ không trở thành người có tri thức, giúp ích cho xã hội, không giúp cho xã hội phát triển, do đó cần chăm chỉ học tập, tích cực mở rộng, nâng cao hiểu biết của bản thân.
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
a. Nói quá: Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
=> Tác dụng: Ca ngợi sức lao động vĩ đại của con người, sự lao động của con người mang lại ấm no, hạnh phúc.
b. Nói quá: Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được.
=> Tác dụng: Nhấn mạnh dù vết thương có đau vẫn có thể đi bất cứ đâu – đi lên đến tận chân trời, không quản ngại khó khăn gian khổ.
Câu 2 (4.0 điểm)
Phương pháp:
1. Mở đoạn
– Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần bàn luận
2. Thân bài
– Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ
– Bàn luận về câu tục ngữ
– Nhận thức và hành động
– Phê phán
3. Kết đoạn
Lời giải chi tiết:
1. Mở đoạn
– Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần bàn luận
– Nội dung câu nói: lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
2. Thân bài
– Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: câu tục ngữ khẳng định giá trị và ý nghĩa của lời nói trong giao tiếp, cuộc sống hàng ngày.
– Bàn luận về câu tục ngữ:
+ Vì lời nói là công cụ, phương tiện mà con người cần để giao tiếp đối ngoại.
+ Lời nói tốt đẹp, khéo léo giúp con người được lòng tất cả mọi người, đôi lúc có lợi cho bản thân.
+ Lời nói khéo léo thể hiện bản thân là một con người có học, tế nhị.
+ Vì khi ta biết cách giao tiếp, ngôn ngữ trở nên hữu dụng và đẹp đẽ.
– Nhận thức và hành động:
+ Lễ phép với bề trên
+ Con người phải học cách giao tiếp, cách ăn nói với người xung quanh
+ Không nên quá bồng bột nổi cáu trước một vấn đề nào đó chưa giải quyết được
– Phê phán: những kẻ giao tiếp cộc lốc, kém đối ngoại luôn né tránh giao tiếp
3. Kết đoạn
Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ
Đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án năm 2023 – 2024 – Đề 2
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Giữa kì 2 – Kết nối tri thức
Năm học 2023 – 2024
Môn: Ngữ Văn lớp 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt ở giữa phòng. Người ta châm lửa cho ngọn nến và nến lung linh cháy sáng. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã đem lại ánh sáng cho cả căn phòng. Mọi người đều trầm trồ: “Ồ, nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì mất.”. Nghe thấy vậy, nến vui sướng dùng hết sức mình đẩy lui bóng tối xung quanh.
Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra lăn dài theo thân nến. Nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến giật mình: “Chết mất, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?”. Nghĩ rồi, nến nương theo một cơn gió thoảng để tắt phụt đi. Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi nến im lìm.
Mọi người trong phòng nhớn nhác bảo nhau: “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Ngọn nến mỉm cười tự mãn và hãnh diện vì tầm quan trọng của mình. Nhưng bỗng một người đề nghị: “Nến dễ bị gió thổi tắt lắm, để tôi đi tìm đèn dầu”. Mò mẫm trong bóng tối ít phút, người ta tìm được một chiếc đèn dầu. Đèn dầu được thắp lên còn ngọn nến cháy dở thì bị bỏ vào ngăn kéo tủ.
Ngọn nến buồn thiu. Thế là từ nay nó sẽ bị nằm trong ngăn kéo, khó có dịp cháy sáng nữa. Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi.
Bởi vì nó là ngọn nến.
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Thuyết minh
D. Miêu tả
Câu 2. Vì sao khi được đốt sáng, ngọn nến rất vui sướng?
A. Vì khi đốt sáng, ngọn nến trở nên lung linh rất đẹp
B. Vì ngọn nến thấy ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã đem ánh sáng cho cả nhà, nó thấy mình có ích
C. Vì nó nhận ra mình có sức mạnh đẩy lùi, chiến thắng được cả bóng tối
Câu 3. Vì sao ngọn nến lại nương theo gió để tắt đi không chiếu sáng nữa?
A. Vì khi cháy bị nóng quá, nến đau không chịu đựng được
B. Vì gió to, nến khó lòng chống chọi lại được
C. Vì nến sợ mình sẽ cháy hết, sẽ chịu thiệt thòi
Câu 4. Ngọn nến có kết cục như thế nào?
A. Bị bỏ trong ngăn kéo, nằm buồn thiu, khó có dịp cháy sáng nữa
B. Được cắm trên một chiếc bánh sinh nhật
C. Được để trong hộp đồ khâu của bà dùng để chuốt cho săn chỉ
Câu 5. Ngọn nến hiểu ra điều gì?
A. Ánh sáng của nến không thể so được với ánh sáng của đèn dầu
B. Là ngọn nến thì chỉ có thể được dùng khi mất điện
C. Hạnh phúc là được cháy sáng, sống có ích cho mọi người, dù sau đó có thể sẽ tan chảy đi
Câu 6. Đoạn văn đã sử dụng biện pháp nhân hóa qua từ ngữ nào?
“Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt giữa phòng. Người ta châm lửa cho ngọn nến và nến lung linh cháy sáng. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã mang lại ánh sáng cho cả căn phòng.”
A. đem ra đặt giữa phòng
B. lung linh cháy sáng
C. nến hân hoan nhận ra
D. mang lại ánh sáng
Câu 7. Thông điệp được gửi gắm qua văn bản trên là gì?
Câu 8. Thông qua văn bản trên, em hãy viết một bài văn ngắn bàn về câu nói: Hạnh phúc lớn nhất của chúng ta là được sống và tỏa sáng.
Phần 2: Viết (4 điểm)
Em hãy viết một bài văn nghị luận về ý kiến: Tri thức là sức mạnh.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 |
A |
0,5 điểm |
Câu 2 |
B |
0,5 điểm |
Câu 3 |
C |
0,5 điểm |
Câu 4 |
A |
0,5 điểm |
Câu 5 |
C |
0,5 điểm |
Câu 6 |
C |
0,5 điểm |
Câu 7 |
Cây nến nhận ra một cách muộn màng rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng dù sau đó có tan chảy đi -> Con người cần nhận thức đúng về vị trí, vai trò của mình trong cộng đồng, gia đình và xã hội. Dù ở vị trí nào, con người cũng phải biết cống hiến toàn bộ khả năng của mình để trở thành người sống có ích cho xã hội. Có như thế con người mới không hối tiếc vì đã sống hoài, sống phí. => Câu chuyện giản dị nhưng chứa đựng một bài học nhân sinh sâu sắc. Từ việc phê phán lối sống ích kỉ người viết nhắn gửi: sống là phải cống hiến, làm được những điều có ích. Đó cũng là cách để tự khẳng định giá trị bản thân. |
1,0 điểm |
Câu 8 |
HS trình bày suy nghĩ về câu nói: Hạnh phúc lớn nhất của chúng ta là được sống và tỏa sáng. + Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn + Đảm bảo yêu cầu nội dung. Gợi ý: – Cây nến nhận ra một cách muộn màng rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng dù sau đó có tan chảy đi -> Con người cần nhận thức đúng về vị trí, vai trò của mình trong cộng đồng, gia đình và xã hội. Dù ở vị trí nào, con người cũng phải biết cống hiến toàn bộ khả năng của mình để trở thành người sống có ích cho xã hội. Có như thế con người mới không hối tiếc vì đã sống hoài, sống phí. – Con người sống ở trên đời ai cũng có ý thức về cái tôi của mình, thậm chí sự tự ý thức về cái tôi để nâng mình lên, đề tự khẳng định mình là một nhu cầu chính đáng. Song cần phải phân biệt rõ khát vọng “tỏa sáng” với tham vọng “đánh bóng” bản thân; ý thức khẳng định bản thân khác hẳn với sự ích kỉ, cá nhân chủ nghĩa. – Mối quan hệ biện chứng giữa “cho” và “nhận”, “được” và “mất” rất tinh tế. “Giọt nước muốn không khô cạn phải hòa vào biển cả”. Khi sống cống hiến vô tư, con người sẽ nhận được nhiều hạnh phúc. – Ngọn nến chỉ thực sự sống hết cuộc đời của nó khi cháy hết mình và tan chảy. Nếu không nó hoàn toàn bị quên lãng và vô nghĩa. Cháy còn đồng nghĩa với đam mê. – Trong cuộc sống, rất nhiều tấm gương cố gắng cống hiến năng lực, trí tuệ, thậm chí dâng hiến cả cuộc đời mình cho đất nước, nhân dân. (Những người lính hi sinh bản thân mình bảo vệ đất nước; những bạn trẻ đam mê học tập lao động làm giàu cho quê hương; những thầy cô giáo miệt mài bên con chữ dạy bao thế hệ học sinh nên người…); bên cạnh đó không ít người sống ích kỉ, tự mãn chỉ biết vun vén cho bản thân, không biết cống hiến. |
2,0 điểm |
Phần 2: Viết (4 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài, thân bài và kết bài. |
0,25 điểm
0,25 điểm
2,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Tri thức là sức mạnh. |
||
c. Triển khai vấn đề: HS triển khai các ý theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các phương thức biểu đạt nghị luận kết hợp phân tích, giải thích. Sau đây là một số gợi ý: 1. Mở bài Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tri thức là sức mạnh. Lưu ý: học sinh được tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân. 2. Thân bài a. Giải thích Tri thức: là kho tàng kiến thức khổng lồ mà con người đã tích lũy được nhiều năm nay, được lưu trữ dưới dạng sách vở hoặc thông tin. Tri thức của mỗi con người là chính là những gì mà con người tích lũy được thông qua quá trình học tập, nghiên cứu. b. Phân tích – Con người muốn thành công, tạo được thành tựu cho bản thân, xây dựng xã hội tốt đẹp thì chúng ta phải học tập, trau dồi kiến thức. -Tri thức giúp con người vươn tới những điều tưởng chừng như không thể, khám phá ra những chân trời mới, những điều thú vị, kì vĩ của thiên nhiên, của vũ trụ. – Nếu con người sống mà không có tri thức, không có kiến thức, không có kế hoạch, mục tiêu thì sẽ thụt lùi so với xã hội và trở nên thấp kém, kéo theo đó là cuộc sống đi xuống. – Tri thức là cốt lõi để xã hội này phát triển. c. Chứng minh Học sinh tự lấy dẫn chứng về những tấm gương tích cực trau dồi tri thức và khiến cho cuộc sống, xã hội tốt đẹp hơn. Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, được nhiều người biết đến. d. Phản đề Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người vẫn chưa có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của kiến thức, lại có những người không cố gắng trau dồi để hoàn thiện bản thân mình để cống hiến cho xã hội,… những người này cần bị thẳng thắn phê phán, chỉ trích. 3. Kết bài Khái quát lại vấn đề nghị luận: tri thức là sức mạnh; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân. |
||
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
||
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo |
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
TT |
Kĩ năng |
Nội dung |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Truyện ngụ ngôn |
4 |
0 |
2 |
1 |
0 |
1 |
0 |
|
60 |
2 |
Viết |
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
40 |
Tổng |
20 |
5 |
20 |
15 |
0 |
30 |
0 |
10 |
100 |
||
Tỉ lệ % |
25% |
35% |
30% |
10% |
|
||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
|
Đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án năm 2023 – 2024 – Đề 3
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Giữa kì 2 – Kết nối tri thức
Năm học 2023 – 2024
Môn: Ngữ Văn lớp 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
CON QUẠ VÀ CÁI BÌNH NƯỚC
Vào một năm nọ, hạn hán kéo dài, suốt mấy tháng liền trời không có lấy một giọt mưa. Đất đai khô cằn, cây cỏ héo úa, nước trong các ao hồ đều cạn khô hết cả. Sự sống của muôn loài bị đe dọa như đang đứng trước lưỡi gươm của Thần Chết.
Có một chú quạ đậu trên cành cây khô để nghỉ chân. Chú quạ rất khát nước nhưng không biết cách nào để tìm được nước cả. Sau đó tình cờ nhìn thấy trên mặt đất có một cái bình nước. Ngay lập tức, nó bèn sà xuống và thò mỏ vào chiếc bình để uống nước.
Thế nhưng, chú quạ không làm cách nào để uống nước được vì miệng bình nhỏ quá mà cổ bình lại cao, nước trong bình không dâng lên đủ để cho chú uống được. Dù nó đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không uống được một giọt nước nào.
Đang trong lúc tuyệt vọng không biết phải làm thế nào thì nó nhìn thấy một viên sỏi. Một ý nghĩ vụt lóe lên trong đầu nó là sẽ dùng chiếc mỏ để cắp những viên sỏi bỏ vào trong bình. Bỏ càng nhiều sỏi, nước trong bình sẽ càng dâng cao. Khi nước dâng lên đến miệng bình là nó có thể uống được rồi.
Ngay lập tức, quạ đi khắp nơi để tìm sỏi bất chấp cái nắng nóng như đổ lửa. Sau một thời gian bỏ công đi tìm kiếm những viên sỏi trở về, lúc này nó chỉ việc thả những viên sỏi bỏ vào bình. Sỏi trong bình càng nhiều, nước trong bình càng dâng lên cao hơn. Khi bỏ viên sỏi cuối cùng vào thì mực nước trong bình cũng vừa dâng lên đến miệng và quạ ung dung uống ngụm nước trong bình.
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?
Câu 2 (1,0 điểm): Nội dung chính được nói tới trong văn bản trên là gì?
Câu 3 (1,0 điểm): Quạ đã làm gì để có thể với được tới nước ? Từ việc làm trên, em thấy quạ có những đức tính gì?
Câu 4 (2,0 điểm): Từ văn bản trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân trong cuộc sống? Trình bày bằng một đoạn văn ngắn.
Phần 2: Viết (5 điểm)
Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để đương đầu với mọi khó khăn, thử thách.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
TT |
Kĩ năng |
Nội dung |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Truyện ngụ ngôn |
0 |
1 |
0 |
2 |
0 |
1 |
0 |
|
50 |
2 |
Viết |
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
50 |
Tổng |
0 |
15 |
0 |
35 |
0 |
40 |
0 |
10 |
100 |
||
Tỉ lệ % |
15% |
35% |
40% |
10% |
|
||||||
Tỉ lệ chung |
50% |
50% |
|