Tác giả tác phẩm: Bản đồ dẫn đường – Ngữ văn 7
I. Tác giả Đa-Ni-en Gốt Li ép
– Đa-Ni-en Gốt Li ép( 1946)
– Là nhà tâm lý học thực hành, bác sĩ tâm lí gia đình đồng thời là chuyên gia sức khỏe gia đình, người Mỹ
– Tác phẩm chính: Tiếng nói của xung đột (2001), Những bức thư gửi cháu Sam(2006), Tiếng nói trong gia đình (2007)….
II. Tác phẩm Bản đồ dẫn đường
1. Thể loại: Nghị luận xã hội
2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
– Trích từ cuốn sách Những bức thư gửi cháu Sam
3. Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm
4. Tóm tắt tác phẩm Bản đồ dẫn đường
– Tác phẩm là bức thư của người ông giành cho cháu của mình, kể về hành trình tìm kiếm tấm bản đồ dẫn đường cho cuộc đời mình.Cùng với đó ông đã giải thích cho cháu thấy về vai trò, những khó khăn của “ tấm bảng đồ dẫn đường”
5. Bố cục tác phẩm Bản đồ dẫn đường
– Phần 1: Từ đầu…phải bước vào bóng tối: câu chuyện ngụ ngôn
– Phần 2 : Tiếp theo…bố của ông cũng phần nào đồng ý với quan điểm đó: vai trò, khó khăn của việc tìm kiếm bản đồ của người ông
– Phần 3: Còn lại: lời nhắn của ông dành cho cháu
6. Giá trị nội dung tác phẩm Bản đồ dẫn đường
– Bài học ông giành cho cháu trên con đường tìm lối đi của cuộc đợi mình
7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Bản đồ dẫn đường
– Mang lại giá trị nhân văn sâu sắc
– Mở đầu bằng câu chuyện có tính chất ngụ ngon
– Ngôn ngữ giản dị, giàu tình cảm
III. Tìm hiểu chi tiết Bản đồ dẫn đường
1. Cách mở đầu độc đáo
– Mở đầu bằng câu chuyện ngụ ngôn
+ Kể về người đàn ông tìm kiếm chiêc chìa khóa nhưng ông chỉ tìm ngoài sáng, không tìm trong tối nên ông không tìm được chìa khóa
+ Bài học rút ra là trong khi tìm đồ vật nói riêng và trong cuộc sống của mỗi người nói riêng đừng mãi tìm nơi dễ, ngoài sáng mà biết đâu trong bóng tối mới có món đồ bạn đang tìm kiếm
+ Đặt vấn đề , dẫn dắt cho những lời người ông sắp nói
+ Giúp người cháu hiểu được những lời tiếp theo của người ông
→ Giá trị nhân văn của câu chuyện mở đầu như là bài học đầu tiên của ông giành cho cháu
2. Hình ảnh “ tấm bản đồ dẫn đường”
– Tấm bản đồ dẫn đường được lý giải
+ là cách nhìn về cuộc đời này, bao gồm cả cách nhìn con người
+ Cách nhìn nhận cuộc đời theo người ông được di truyền từ đời bố mẹ được điều chỉnh qua hoàn cảnh sống, tôn giáo, kinh nghiệm của mỗi người
+ Tấm bản đồ bao gồm cách nhìn nhận của mỗi người
– Vai trò của tấm bản đồ trong hướng đi của mỗi người
+ Tấm bản đồ quyết định cách nhìn nhận của chúng ta với cuộc sống, với chính bản thân và xã hội
+ Quyết định trong thành công và thất bại của mỗi người
+ Ông đưa ra dẫn chứng về người mẹ của mình luôn nhìn cuộc đời đầy hiểm nguy
+ Bà luôn đề phòng, cảnh giác
– Những khó khăn của ông khi tìm kiếm bản đồ của cuộc đời mình
+ Ông luôn cảm thấy yêu mến, tin tưởng mọi người xung quanh
+ Ông cảm nhận cuộc sống luôn bình yên, an toàn
+ Ông khác biệt so với gia đình mình
+ Ông không có quan điểm chung với mẹ
+ Điều này làm ông bế tắt
– Kết thúc văn bản
+ Những lời nhắn nhủ của ông giành cho cháu gái
+ Phải tự vẽ bản đồ riêng cho cuộc đời mình
Xem thêm các bài tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Tác giả – tác phẩm: Chiếc đũa thần
Tác giả – tác phẩm: Bản đồ dẫn đường
Tác giả – tác phẩm: Hãy cầm lấy và đọc
Tác giả – tác phẩm: Nói với con
Tác giả – tác phẩm: Câu chuyện về con đường