Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ():
B1: –
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài 7: Thế giới viễn tưởng
Dấu ấn Hồ Khanh
I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực
* Năng lực chung
– Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc xem video bài giảng, đọc tài liệu và hoàn thiện phiếu học tập của giáo viên giao cho trước khi tới lớp [1].
– Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm [2].
– Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết vận dụng thông tin để
chỉ ra được một số giải pháp giải quyết vấn đề (ở cấp độ phù hợp với nhận thức và năng lực HS cấp THCS)[3].
* Năng lực đặc thù
– Hiểu được nhan đề của văn bản [4].
– Nhận biết được nội dung của văn bản [5].
– Nhận biết được vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện nội dung của văn bản thông tin[6].
– Nhận biết được cảm hứng phiêu lưu và khám phá thế giới từ câu chuyện có thật của một người dân có đam mê, khát vọng[7].
– Nhận biết được những vấn đề đặt ra trong văn bản có liên quan đến suy nghĩ và hành động của bản thân[8].
2. Về phẩm chất
Biết khát vọng và ước mơ; có ý chí biến khát vọng, ước mơ tốt đẹp thành hiện thực.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập.
– Tranh ảnh, video về Hồ Khanh và hang Sơn Đoòng
– Các phiếu học tập (Phụ lục đi kèm).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HĐ 1: Xác định vấn đề (7’)
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh xem video: Hồi ức về tìm thấy hang Sơn Đoòng
HS xem video và trả lời các câu hỏi
GV kết nối với nội dung của văn bản đọc – hiểu.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong bài học.
d. Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
– Trình chiếu video Hồi ức về tìm thấy hang Sơn Đoòng https://youtu.be/wJeByJDYOgk
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS xem video, quan sát và suy nghĩ, cảm xúc cá nhân về nội dung của video.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV hỏi:
? Video đang đề cập tới nội dung gì?
? Nhân vật nào được nói tới trong video?
HS trả lời câu hỏi.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét câu trả lời của HS, dẫn dắt để kết nối hoạt động hình thành kiến thức mới.
GV dẫn dắc vào bài mới: Kể từ khi được phát hiện, hang Sơn Đoòng đã khiến các chuyên gia, những người yêu hang động và đam mê du lịch khám phá ngỡ ngàng, choáng váng vì vẻ đẹp lộng lẫy của nó. Không chỉ rất lớn về quy mô, Sơn Đoòng còn sở hữu những điều kỳ bí, độc đáo và vẻ đẹp có một không hai. Người đã góp phần khám phá ra Sơn Đoòng chính là Hồ Khanh- một người dân địa phương với đam mê đi rừng, khám phá ra những hang động mới. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quá trình tìm ra hang động lớn nhất thế giới của người đàn ông ấy qua văn bản “Dấu ấn Hồ Khanh”.
2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (68’)
2.1. Đọc – hiểu văn bản
I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN |
|
Mục tiêu: [1]; [2]; [3]; [4]; [5] Nội dung: GV sử dụng KT chia sẻ nhóm để tìm hiểu chung về văn bản. HS sử dụng sgk, phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà để thảo luận nhóm và tiến hành trả lời câu hỏi của giáo viên. |
|
Tổ chức thực hiện |
Sản phẩm |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) a) Đọc văn bản – Đọc lướt nhan đề, văn bản, quan sát hình ảnh để bước đầu nắm bắt được thông tin của văn bản. – Đọc kĩ từng phần của văn bản: + Đọc giọng to, rõ ràng và lưu loát. + Nhấn mạnh vào những thông tin quan trọng như: phát hiện và khám phá hang Sơn Đoòng, hang động lớn nhất thế giới – GV đọc mẫu đoạn 1 – Gọi 3 HS lần lượt đọc – GV nhận xét, sửa chữa cách đọc của HS. – HS chú ý các từ khó: thợ sơn tràng, địa mạo, thủy văn. b) Thảo luận theo nhóm: Hoàn thành Phiếu học tập số 01 (03 nhóm)
B2: Thực hiện nhiệm vụ GV: 1. Hướng dẫn HS cách đọc. 2. Theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần). HS: 2. Giải thích một số từ khó 3. Xem lại nội dung phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà. B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trả lời, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần). HS: – Tổ chức trao đổi, trình bày nội dung đã thảo luận. – HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) – Nhận xét thái đọc tập qua sự chuẩn bị của HS bằng việc hoàn thành phiếu bài tập – Chốt kiến thức, cung cấp thêm thông tin (nếu cần) và chuyển dẫn sang đề mục sau: Văn bản “Dấu ấn Hồ Khanh” là văn bản thông tin về đề tài phiêu lưu, khám phá thế giới của một con người bình dị – Hồ Khanh. Vậy câu chuyện có thật này cụ thể như thế nào, chúng ta cùng nhau khám phá văn bản. |
1. Đọc văn bản, giải thích từ khó
2. Tìm hiểu chung
– Tác giả: Nhật Văn – Xuất xứ: báo điện tử Quảng Bình, ngày 21/7/2014 – Thể loại: văn bản thông tin – Phương thức biểu đạt: thuyết minh – Nhan đề: những dấu ấn mà Hồ Khanh tạo nên. Nhan đề văn bản thông tin phải ngắn gọn, xúc tích, thể hiện được nội dung của văn bản. – Bố cục: 3 phần + P1: Từ đầu … “phát hiện ra những hang động đẹp.” à Giới thiệu chung về Hồ Khanh. + P2: tiếp theo… “chuyến thử nghiệm hang Sơn Đoòng…”. à Dấu ấn Hồ Khanh trong công việc khám phá hang động. + P3: còn lại à Đam mê phiêu lưu, khám phá của Hồ Khanh.
|
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 14 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức Bài 7: Dấu ấn Hồ Khanh.
Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 41
Giáo án Dấu ấn Hồ Khanh
Giáo án Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử
Giáo án Nói và nghe: Thảo luận về vai trò của công nghệ đối với đời sống con người
Giáo án Bài 8: Trải nghiệm để trưởng thành
Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất,