Tác giả tác phẩm: Cuộc chạm trán trên đại dương – Ngữ văn 7
I. Tác giả Giuyn Véc-nơ
– Giuyn Véc-nơ (1828-1905)
– Tác giả nhà văn người Pháp
– Ông được xem là “nhà tiên tri khoa học” kì tài vì đã dề cập đến những cuộc phiêu lưu kì thú bằng tàu ngầm, máy bay, tàu vũ trụ trước khi con người chế tạo ra các phương tiện này
– Tác phẩm chính: Hành trình vào Trái Đất (1864), Từ Trái Đất đến mặt trăng(1865), Hai vạn dặm dưới biển(1870)
II. Tác phẩm Cuộc chạm trán trên đại dương
1. Thể loại: Truyện khoa học viễn tưởng
2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
– Trích tác phẩm Hai vạn dặm dưới biển (1986). Tác giả tin rằng ước mơ chinh phục đại dương của con người sẽ sớm thành hiện thực, và chiếc tàu ngầm của ông hoàn toàn không phải là ý tưởng viễn vông
3. Người kể chuyện: Ngôi thứ nhất
4. Phương thức biểu đạt: Tự sự và miêu tả
5. Tóm tắt tác phẩm Cuộc chạm trán trên đại dương
Câu chuyện kể về hành trình khám phá đại đương của đoàn tàu. Phát hiện ban đầu tưởng là một con cá voi khổng lồ, nhưng sau khi va chạm, đứng trên mình nó mới phát hiện là chiếc tàu ngầm
6. Bố cục tác phẩm Cuộc chạm trán trên đại dương
– Phần 1: Từ đầu…nhưng nó phớt lờ : đoàn tàu phát hiện con cá
– Phần 2: Tiếp theo….mất tinh thần khi rơi xuống nước: Hành trình chiến đấu với cá voi của đoàn tàu
– Phần 3: Còn lại: phát hiện ra tàu ngầm
7. Giá trị nội dung tác phẩm Cuộc chạm trán trên đại dương
– Hành trình thám hiểm đại dương của đoàn tàu
8. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Cuộc chạm trán trên đại dương
– Tình huống truyện độc đáo
– Tình tiết hấp dẫn, lôi cuốn
– Ngôi kể thứ nhất
– Miêu tả chi tiết đặc sắc
– Hình ảnh mang tính sáng tạo
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Cuộc chạm trán trên đại dương
1. Hình ảnh con cá
– Đoàn thuyền phát hiện con cá voi
– Thời gian xuất hiện 8 giờ sáng
– Không gian
+ Dải sương mù dày đặc
+ Chân trời mở rộng và sáng rõ
+ Cách chiếc tàu hai hải lý
– Hình ảnh con cá khi xuất hiện
+ Một vật dài màu đen nổi lên mặt nước độ 1 mét
+ Đuôi nó quẫy mạnh làm nước sủi bọt
– Con cá này rất lạ không giống cá bình thường
+ Chưa ai thấy đuôi cá quẫy sóng mạnh như vậy bao giờ
+Con cá lượn hình vòng cung
– Tác giả nhận định về kích thước thật của con cá
+ Không dài quá tám mươi mét
+Chiều ngang hơi khó xác định, cân đối cả ba chiều
+ Hai lỗ mũi vọt nước cao tới bốn mét
+ Tốc độ mười tám phẩy năm hải lý một giờ
+Con cá cũng bơi tốc độ y vậy
– Con cá không biết mệt mỏi
→ Đoàn tàu phát hiện con cá khác với những con cá bình thường
2. Tình huống phát hiện chiếc tàu ngầm
– Tác giả và Công xây , Nét bị rớt xuống nước khi tàu gặp nạn
+ Tôi kịp bíu lấy thành tàu thì đã bị quăng xuống biển
+ Tôi chạm ngay vào vật rắn
+ Tôi cảm thấy được đưa lên mặt nước, dễ thở hơn
– Nét phát hiện một vùng đảo nhỏ di động
+ cưỡi lên lưng một con cá kình khổng lồ
– Nét bắt đầu nghi ngờ con cá này là con quái vật
+ phát tên không đâm thủng con cá
+ da nó bọc thép
– Nhờ những lời Nét nói, tác giả nhớ lại sự va chạm của mình với con vật
– Bắt đầu nghi ngờ đó không phải con vật
+ Thân rắn như đá, không mềm như cá voi
+ Cái lưng đen bóng, nhắn thín, phẳng lì, không có vảy, kêu boong boong,ghép lại bằng lá thép
– Từ tất cả dữ liệu thì tác giả khẳng định đây là hiện tượng diệu kì do con người tạo ra
– Chiếc tàu ngầm theo mô tả của tác giả giống một con cá khổng lồ
+ Chân vịt quay, có động cơ, có người lái
Xem thêm các bài tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Tác giả – tác phẩm: Thiên nga, cá măng và tôm hùm
Tác giả – tác phẩm: Cuộc chạm trán trên đại dương
Tác giả – tác phẩm: Đường vào trung tâm vũ trụ
Tác giả – tác phẩm: Dấu ấn Hồ Khanh
Tác giả – tác phẩm: Chiếc đũa thần