Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
Bài giảng: Cuộc chạm trán trên đại dương
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể tiếp (theo tưởng tượng của em) về sự kiện diễn ra sau tình huống nhân vật “tôi”, Công-xây và Nét Len bị kéo vào bên trong con tàu ngầm.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể tiếp (theo tưởng tượng của em) về sự kiện diễn ra sau tình huống nhân vật “tôi”, Công-xây và Nét Len bị kéo vào bên trong con tàu ngầm. – Mẫu 1
Cuộc bắt cóc diễn ra trong nháy mắt. Chúng tôi chưa kịp hoàn hồn. Tôi không biết Công-xây và Nét Len cảm thấy thế nào, nhưng tôi thì sởn gai ốc trong cái nhà tù này. Tôi suy nghĩ, không biết những kẻ trong tàu này là ai? Bọn chúng có phải đám phỉ kiểu mới, tung hoành ngoài biển mới nổi gần đây hay không. Đang đắm chìm trong dòng suy nghĩ, thì có tiếng then cửa lách cách, cánh cửa mở ra, hai người bước vào. Một người lực lưỡng, vai rộng, đầu to với bộ tóc đen rối bù, còn một người trông có vẻ lanh lợi với cặp ria mép và đôi mắt sắc sảo. Chúng tiến lại gần chúng tôi, và nói một thứ ngôn ngữ kỳ lạ mà tôi không hề biết.
Dàn ý chi tiết
a.Mở đoạn
Giới thiệu về tình huống trong văn bản.
b.Thân đoạn
Kể diễn biến câu chuyện từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc.
c.Kết đoạn
Nêu cảm nghĩ thông qua kết thúc của câu chuyện.
Các bài mẫu khác:
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể tiếp (theo tưởng tượng của em) về sự kiện diễn ra sau tình huống nhân vật “tôi”, Công-xây và Nét Len bị kéo vào bên trong con tàu ngầm.– Mẫu 2
Tôi đã vô cùng sửng sổ khi đi vào bên trong chiếc tàu ngầm. Ở trong tàu không khác gì một chiếc tàu bình thường. Nước không thể xâm nhập vào đây, và tất cả đều cười nói bình thường, không có dấu hiệu gì của việc thiếu không khí. Chúng tôi được dẫn đi gặp thuyền trưởng Nê-mô. Trông ông cao to, lực lưỡng và là người có chiều sâu. Vậy là chúng tôi sống rồi. Như tôi đã nói, chẳng nghi ngờ gì khả năng đặt quan hệ với những người trên chiếc tàu ngầm này.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể tiếp (theo tưởng tượng của em) về sự kiện diễn ra sau tình huống nhân vật “tôi”, Công-xây và Nét Len bị kéo vào bên trong con tàu ngầm. – Mẫu 3
Sau khi vào trong chiếc tàu ngầm, tôi đã phải sửng sốt về nó. Ở trong tàu không khác gì một chiếc tàu bình thường. Nước không thể xâm nhập vào đây, và tất cả đều cười nói bình thường, không có dấu hiệu gì của việc thiếu không khí. Chúng tôi được dẫn đi gặp thuyền trưởng Nê-mô. Trông ông cao to, lực lưỡng và là người có chiều sâu. Vậy là chúng tôi sống rồi. Như tôi đã nói, chẳng nghi ngờ gì khả năng đặt quan hệ với những người trên chiếc tàu ngầm này.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể tiếp (theo tưởng tượng của em) về sự kiện diễn ra sau tình huống nhân vật “tôi”, Công-xây và Nét Len bị kéo vào bên trong con tàu ngầm. – Mẫu 4
Tôi, Công – xây và Nét Len đã bị cuốn vào sâu bên trong chiếc tàu điện ngầm – con cá kình kì lạ mà chúng tôi đã khám phá. Chao ôi, hiện lên trước mắt tôi là hình ảnh của một con tàu khang trang với đầy đủ trang thiết bị cho sự sống. Nơi đây đã thu hút sự chú ý của tôi vì độ tiện nghi của nó, dường như con tàu như một ngôi nhà thu nhỏ trong lòng đại dương, màu sắc thì tươi sáng, trang thiết bị đầy đủ, hiện đại. Nó khác hẳn với cái vẻ ngoài đen đen, xấu xí của nó khi mới hiện lên trên mặt nước. Hình ảnh của con tàu mãi in đậm trong kí ức của tôi.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể tiếp (theo tưởng tượng của em) về sự kiện diễn ra sau tình huống nhân vật “tôi”, Công-xây và Nét Len bị kéo vào bên trong con tàu ngầm. – Mẫu 5
Từ trong tàu ngầm bước ra tám người lực lưỡng, mặt bịt kín. Họ kéo chúng tôi vào chiếc tàu ngầm. Không gian bên trong tàu rất rộng rãi. Nước không thể xâm nhập vào. Chúng tôi có thể thở và nói chuyện rất bình thường. Những trang thiết bị trong tàu thật kì lạ. Chúng tôi được đưa đến gặp thuyền trưởng Nê-mô. Tôi đã được nghe ông ta kể về con tàu kì lạ này.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể tiếp (theo tưởng tượng của em) về sự kiện diễn ra sau tình huống nhân vật “tôi”, Công-xây và Nét Len bị kéo vào bên trong con tàu ngầm.– Mẫu 6
Bước vào trong tàu, tôi rất bất ngờ. Không gian bên trong thật rộng rãi. Nước biển không thể chảy vào. Xung quanh, những trang thiết bị của tàu đối với tôi thật lạ lẫm. Kì lạ, tôi có thể thở mà không cần bất cứ bộ trang phục bảo hộ nào. Chúng tôi lẳng lặng đi theo những người phía trước. Tất cả im lặng chờ đợi điều sắp xảy ra.
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
– Giuyn Véc-nơ (1828-1905)
– Tác giả nhà văn người Pháp
– Ông được xem là “nhà tiên tri khoa học” kì tài vì đã dề cập đến những cuộc phiêu lưu kì thú bằng tàu ngầm, máy bay, tàu vũ trụ trước khi con người chế tạo ra các phương tiện này
– Tác phẩm chính: Hành trình vào Trái Đất (1864), Từ Trái Đất đến mặt trăng(1865), Hai vạn dặm dưới biển(1870)
2. Tác phẩm
1. Thể loại: Truyện khoa học viễn tưởng
2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
– Trích tác phẩm Hai vạn dặm dưới biển (1986). Tác giả tin rằng ước mơ chinh phục đại dương của con người sẽ sớm thành hiện thực, và chiếc tàu ngầm của ông hoàn toàn không phải là ý tưởng viễn vông
3. Người kể chuyện: Ngôi thứ nhất
4. Phương thức biểu đạt: Tự sự và miêu tả
5. Bố cục
– Phần 1: Từ đầu…nhưng nó phớt lờ : đoàn tàu phát hiện con cá
– Phần 2: Tiếp theo….mất tinh thần khi rơi xuống nước: Hành trình chiến đấu với cá voi của đoàn tàu
– Phần 3: Còn lại: phát hiện ra tàu ngầm
6. Giá trị nội dung tác phẩm
– Hành trình thám hiểm đại dương của đoàn tàu
7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm
– Tình huống truyện độc đáo
– Tình tiết hấp dẫn, lôi cuốn
– Ngôi kể thứ nhất
– Miêu tả chi tiết đặc sắc
– Hình ảnh mang tính sáng tạo