Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Tóm tắt Con mối và con kiến
Bài giảng: Con mối và con kiến – Kết nối tri thức
Tóm tắt bài Con mối và con kiến – Mẫu 1
Bài thơ ngụ ngôn mượn câu chuyện của mối và kiến để nói lên sự đối lập giữa lối sống của nhiều người trong xã hội. Con mối với lối sống chỉ muốn đục rỗng tủ hòm, ngồi yên một chỗ đại diện cho những người không muốn lap động, sợ vất vả, chỉ muốn hưởng thụ trước mắt. Những chú kiến sẵn sàng làm việc, dù vất vả nhưng luôn chủ động lo xa, vì đàn tổ đại diện cho những người không ngại vất vả, chăm chỉ lao động, biết lo xa, trách nhiệm với cộng đồng, sống vì mọi người.
Tóm tắt bài Con mối và con kiến – Mẫu 2
Văn bản thông qua cuộc hội thoại giữa hai con vật là kiến và mối để nói lên sự đối lập giữa lối sống của hai bộ phận con người trong xã hội hiện nay. Trong khi mối không muốn lao động, chỉ biết hưởng thụ trước mắt, nghĩ đến bản thân, thì kiến không ngại vất vả, chăm chỉ lao động, biết lo xa, sống có trách nhiệm với cộng đồng. Qua đó, câu chuyện khẳng định rằng chỉ có chăm chỉ cần cù làm lụng cuộc sống mới có thể ấm êm, bền vững.
Tóm tắt bài Con mối và con kiến – Mẫu 3
Bài thơ ngụ ngôn nói về hai con vật mối và kiến. Mối có suy nghĩ chỉ muốn tận hưởng, ăn sẵn, lười vận động, còn kiến lại không ngại vất vả, cần cù lo lắng cho cộng đồng của mình, chuẩn bị cho tương lai bền vững.
Tóm tắt bài Con mối và con kiến – Mẫu 4
Bài thơ mượn lời hai con vật là kiến và mối để nói lên sự đối lập giữa lối sống của hai bộ phận con người trong xã hội hiện nay. Mối không muốn lao động, chỉ biết hưởng thụ trước mắt, nghĩ đến bản thân, còn kiến không ngại vất vả, chăm chỉ lao động, biết lo xa, sống có trách nhiệm với cộng đồng. Từ đó, câu chuyện khẳng định rằng chỉ có chăm chỉ cần cù làm lụng cuộc sống mới có thể ấm êm, bền vững.
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
– Nam Hương( 1899-1960)
– Quê quán: Hà Nội
– Phong cách sáng tác: ông sáng tác nhiều tác phẩm thuộc thơ ngụ ngôn
– Tác phẩm chính: Giương thế sự(1920), Ngụ ngôn mới (1935), Tập thơ Bài hát trẻ con (1936)
2. Tác phẩm Con kiến và mối
Thể loại : Thơ ngụ ngôn
Xuất xứ: Tác phẩm trích Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập III
Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm
Bố cục
– Phần 1: Từ đầu…béo trục béo tròn: lời chế giễu của mối đối với kiến
– Phần 2: Còn lại: lời đối đáp của kiến
Giá trị nội dung tác phẩm Con kiến và mối
Phê phán tính lười biếng nhưng còn tự cao của mối
Giá trị nghệ thuật tác phẩm Con kiến và mối
– Thành công trong xây dựng tình huống
– Khắc họa hình ảnh nhân vật ấn tượng
– Lời đối thoại các nhân vật sắc bén