Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Tóm tắt Chuyện cơm hến
Bài giảng: Chuyện cơm hến – Kết nối tri thức
Tóm tắt bài Chuyện cơm hến – Mẫu 1
Văn bản Chuyện cơm hến miêu tả là môn món ăn bình dân vì nó được làm từ những nguyên liệu bình dân, phù hợp với nhiều con người, đó là cơm nguội với những con hến nhỏ lăn tăn. Thế nhưng, món ăn này lại cho thấy đặc điểm trong phong cách ăn uống của người Huế: ăn cay. Chuyện cơm hến không phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn. Tác giả còn giới thiệu đến người đọc những câu chuyện xung quanh món cơm hến và đặc biệt là khẳng định giá trị văn hóa tinh thần của món ăn này và phong cách Huế.
Tóm tắt bài Chuyện cơm hến – Mẫu 2
Bài văn giới thiệu về món cơm Hến đặc sản của Huế cùng tình cảm mà tác giả dành cho món ăn quê hương mình.
Tóm tắt bài Chuyện cơm hến – Mẫu 3
Chuyện cơm hến là cái tôi yêu quê hương, yêu văn hóa ẩm thực nơi mình sinh ra và lớn lên của tác giả. Tuy cơm hến chỉ là một món ăn đơn giản bình thường, bình dân nhưng nó lại chứa đựng những nét văn hóa tinh thần riêng của xứ Huế.
Tóm tắt bài Chuyện cơm hến – Mẫu 4
Chuyện cơm hến không phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn. Tác giả còn giới thiệu đến người đọc những câu chuyện xung quanh món cơm hến và đặc biệt là khẳng định giá trị văn hóa tinh thần của món ăn.
Tóm tắt bài Chuyện cơm hến – Mẫu 5
Những ý chính của văn bản Chuyện cơm hến:
– Người Huế ăn giống như học bài học cuộc đời, phải nếm đủ vị mặn, lạt, chua, cay, ngọt, bùi, không chê vị nào; lại còn tỏ ra thích thú với hai vị mà thiên hạ đều sợ, là cay và đắng
– Người Huế có đủ cung bậc ngôn ngữ để diễn tả vị cay, bao gồm hết mọi giác quan
– Một ngày “Hạnh phúc trời hành” của dân Huế bắt đầu bằng món cơm hến
– Người Việt mình ăn cơm kiểu nào cũng phải nóng duy chỉ cơm hến nhất thiết phải là cơm nguội.
– Hến ở Huế ngon nhất là hến cồn
– Món thứ ba trong cơm hến là rau sống
– Nước luộc hết được rút ra từ chiếc nồi bung bốc khói nghi ngút … cho vào một cái tô đã gồm đủ cơm nguội, hến xào, rau sống và được gia thêm đủ vị đồ màu.
– Bộ đồ màu của cơm hến là nhiêu khê nhất thiên hạ
– Hương vị bát ngát suốt đời người của tô cơm hến là mùi ruốc thơm dậy tận óc, và vị cay đến trào nước mắt
– Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa gợi cho tác giả về ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa
Tóm tắt bài Chuyện cơm hến – Mẫu 6
– Chuyện cơm hến không phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn
– Thông qua cơm hến, tác giả đã giới thiệu với mọi người:
+ Về những nét đặc sắc rất riêng biệt của phong cách ẩm thực Huế (rất tỉ mỉ, cầu kì, không từ chối hay để lãng phí một nguyên liệu nào và ăn rất cay)
+ Về sự cần cù, chịu khó, tỉ mẩn của người dân Huế trong việc nấu nướng và tận hưởng ẩm thực
Tóm tắt bài Chuyện cơm hến – Mẫu 7
– Chuyện cơm hến không phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn
– Tác giả còn bàn tới những điều xung quanh món cơm hến:
+ Trong vấn đề khẩu vị, tính bảo thủ là một yếu tố văn hóa quan trọng để bảo toàn di sản
+ Món ăn đặc sản cũng giống như di tích văn hóa, mọi ý đồ cải tiến đều mang tính phá phách, chỉ tạo nên những “đồ giả”
Tóm tắt bài Chuyện cơm hến – Mẫu 8
Tác phẩm giới thiệu về món ăn dân dã, nhưng là đặc sản của xứ Huế mà ít có nơi nào có được hương vị đó.
Tóm tắt bài Chuyện cơm hến – Mẫu 9
Chuyện cơm hến không phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn. Ngoài việc giới thiệu, miêu tả một món ăn, tác giả còn bàn tới văn hóa và việc giữ gìn văn hóa xung quanh món cơm hến.
Tóm tắt bài Chuyện cơm hến – Mẫu 10
Người Huế thích ăn cay, đắng mà người vùng khác khó ăn được. Huế có đặc sản là cơm Hến mà ít nơi nào có được .Một món ăn làm từ cơm nguội sau được biến tấu thành bún hến. Tác giả cũng có kỉ niệm về món ăn này khi đến Huế
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường
Tiểu sử
– Hoàng Phủ Ngọc Tường Ông sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937, tại thành phố Huế, nhưng quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
– Sau khi học hết bậc trung học ở Huế, ông lần lượt trải qua:
+ Năm 1960: tốt nghiệp khóa I ban Việt Hán, Đại học Sư phạm Sài Gòn.
+ Năm 1964: nhận bằng Cử nhân triết Đại học Văn khoa Huế.
+ Năm 1960 – 1966: dạy tại trường Quốc Học Huế.
+ Năm 1966 – 1975: thoát ly gia đình để lên chiến khu, tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ bằng hoạt động văn nghệ.
+ Năm 1978: được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.
– Ông từng là Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên – Huế, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt
Sự nghiệp
a. Tác phẩm chính
– Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971), Rất nhiều ánh lửa (1979), Ai đã đặt tên cho dòng sông (1986), Bản di chúc của cỏ lau (1984), Ngọn núi ảo ảnh (1999),…
b. Phong cách nghệ thuật
– Là một trong những nhà văn chuyên về bút kí.
– Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lý… Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.
2. Tác phẩm Chuyện cơm hến
Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
– Trích Huế – Di tích và con người
b. Bố cục Chuyện cơm hến
c. Thể loại
Văn bản Chuyện cơm hến thuộc thể loại tản văn
d. Phương thức biểu đạt
Phương thức biểu đạt của văn bản Chuyện cơm hến là tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung của văn bản Chuyện cơm hến
Chuyện cơm hến không phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn. Tác giả còn giới thiệu đến người đọc những câu chuyện xung quanh món cơm hến và đặc biệt là khẳng định giá trị văn hóa tinh thần của món ăn
b. Giá trị nghệ thuật của văn bản Chuyện cơm hến
– Ngôn ngữ bình dị, đậm chất địa phương
– Lối viết lôi cuốn, hấp dẫn
– Cái tôi yêu quê hương, yêu văn hóa ẩm thực