Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ một nhân vật văn học) hay nhất
1. Trước khi nói
a. Chuẩn bị nội dung nói
– Lựa chọn một vấn đề đời sống có ý nghĩa được gợi ra từ một nhân vật văn học trong tác phẩm mà em đã đọc
– Thu thập tư liệu cho nội dung trình bày:
+ Tìm ý tưởng cho bài trình bày
+ Tìm thêm thông tin liên quan
– Lập đề cương bài nói
Ví dụ:
+ Nhân vật mèo Gióc-ba đã gợi ra vấn đề về sự trân trọng lời hứa như thế nào?
+ Trân trọng lời hứa là gì? Tại sao cần phải trân trọng lời hứa?…
+ Bài học rút ra từ câu chuyện trân trọng lời hứa của mèo Gióc-ba là gì?
b. Tập luyện
– Tập nói một mình để nắm chắc nội dung trình bày.
– Nắm rõ các tiêu chí đánh giá bài nói
2. Trình bày bài nói
a. Người nói
– Lần lượt trình bày các ý theo nội dung đã chuẩn bị
– Nhấn mạnh ý kiến riêng của mình về vấn đề đời sống
– Điều chỉnh giọng nói, tốc độ nói; sử dụng cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung trình bày và thể hiện sự tương tác với người nghe
b. Người nghe
– Tập trung lắng nghe để nắm được nội dung trình bày của bạn
– Chú ý cách trình bày và thái độ của người nói
– Ghi lại một số nội dung dự kiến sẽ thảo luận với người nói
3. Sau khi nói
Người nghe |
Người nói |
Kiểm tra lại các thông tin đã nghe được, trảo đổi với người nói trên tinh thần xây dựng và tôn trọng. Có thể trao đổi bằng cách: – Đặt câu hỏi để thu thập thêm thông tin về vấn đề thảo luận – Đưa ra lí do thể hiện sự đồng tình hay không đồng tình với ý kiến của người nói – Nhận xét về lí lẽ và bằng chứng mà người nói sử dụng |
Lắng nghe, phản hồi ý kiến của người nghe với tinh thần cầu thị: – Trả lời câu hỏi, bổ sung thông tin cho những nội dung mà người nghe chưa rõ – Bổ sung lí lẽ, bằng chứng để bảo vệ ý kiến của mình nếu nhận thấy ý kiến đó đúng – Tiếp thu những ý kiến góp ý mà em cho là xác đáng |
Xem thêm các bài soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
Củng cố, mở rộng lớp 7 trang 83 Tập 1
Mùa xuân nho nhỏ
Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 92 Tập 1