Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân
Top 10 bài Cảm nghĩ của em về người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân
Cảm nghĩ của em về người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân – mẫu 1
Hình tượng người lính Việt Nam đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tác thi ca nhạc họa. Nguyễn Khoa Điềm cũng đưa hình tượng ấy vào trong thơ của mình một cách tự nhiên và đầy cảm xúc với bài thơ: “Đồng dao mùa xuân”. Bài thơ viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diều nhưng chính họ đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho Đất Nước. Họ đã nằm lại mãi nơi chiến trường để đất nước được vẹn tròn, để nhân dân được độc lập. Trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, dù họ mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng anh linh của họ thì còn mãi. Bởi chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước hôm nay.
Cảm nghĩ của em về người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân – mẫu 2
Đề tài người lính là một trong những đề tài tốn nhiều giấy mực của các nhà văn nhà thơ thời kì kháng chiến. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm góp nhặt vào đề tài đó bài thơ “Đồng dao mùa xuân”. Trong bài thơ, những người lính hiện lên giản dị, mộc mạc, chất phác “chưa một lần yêu/ cà phê chưa uống/ còn mê thả diều” nhưng cũng hết sức anh dũng kiên cường “anh thành ngọn lửa”. Trong gian lao, thử thách, tình đồng chí đồng đội càng gắn bó, đoàn kết và yêu thương nhau “bạn bè mang theo”. Chiến trường khốc liệt là thế, gian khổ là thế “bom nổ/ khói đen rừng chiều”, “làn da sốt rét” nhưng các chiễn sĩ vẫn lạc quan, yêu đời “cười hiền lành”. Qua đó người đọc thấy được tình cảm của tác giả cũng như tình cảm của người dân với thế hệ cha anh đã hi sinh bảo vệ Tổ Quốc. Các anh mãi mãi sống cùng non sông đất nước và mãi sống trong lòng người dân Việt.
Cảm nghĩ của em về người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân – mẫu 3
Người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân của Tác giả Nguyễn Khoa Điềm là những người lính trẻ rất hồn nhiên. Các anh vẫn chưa một lần yêu, vẫn còn mê thả diều. Thế nhưng họ đã không tiếc sức trẻ để bảo vệ sự toàn vẹn cho tổ quốc. Các anh đã nằm lại nơi núi rừng để bảo vệ sự bình yên cho đất nước ngày hôm nay. Các anh chính là mùa xuân vĩnh hằng của đất nước.
Cảm nghĩ của em về người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân – mẫu 4
Người lính trong bài thơ là một hình tượng rất đẹp và thiêng liêng. Bằng việc sử dụng thể thơ bốn chữ, kết hợp với cách ngắt dòng, nhịp linh hoạt, Nguyễn Khoa Điềm đã khắc hoạ người chiến sĩ đi ra từ những năm máu lửa thật chân thực. Thời gian đầu, người lính trẻ phải đi vào tận rừng sâu để hành quân, và sau đó anh không về nữa. Anh đã hy sinh để lại một phần con người của mình nơi núi rừng Trường Sơn: ba lô con cóc, tấm áo xanh, nụ cười hiền, làn da sốt rét. Bóng dáng anh lặng lẽ ngồi dưới gốc mai vàng, mùa xuân của đất trời vẫn cứ tới rồi qua đi, còn mùa xuân của những người lính thì xin gửi lại nơi núi rừng – chính nơi mà các anh đã hy sinh cho độc lập dân tộc.
Cảm nghĩ của em về người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân – mẫu 5
Hình tượng người lính Việt Nam đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tác thi ca nhạc họa. Nguyễn Khoa Điềm cũng đưa hình tượng ấy vào trong thơ của mình một cách tự nhiên và đầy cảm xúc với bài thơ: “Đồng dao mùa xuân”. Bài thơ viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diều nhưng chính họ đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho Đất Nước. Họ đã nằm lại mãi nơi chiến trường để đất nước được vẹn tròn, để nhân dân được độc lập. Trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, dù họ mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng anh linh của họ thì còn mãi. Bởi chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước hôm nay.
Cảm nghĩ của em về người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân – mẫu 6
Người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm hiện lên với những nét vẽ phác thảo như nhìn một lát cắt của thân cây mà thấy được cả đời thảo mộc. Đó là những người lính mãi mãi ở tuổi “mùa xuân” bởi họ đã vào chiến trường trong những năm tháng của tuổi trẻ và ở lại đó mãi mãi. Những người lính tuổi còn quá trẻ: “Chưa một lần yêu/ Cà phê chưa uống/ Còn mê thả diều”. Họ đã dùng sự trẻ tuổi, đã đem thanh xuân của mình để cống hiến cho Tổ quốc, để trở thành ngọn lửa mà đồng đội luôn đem theo bên mình: “Anh thành ngọn lửa/ Bạn bè mang theo”. Sự hi sinh của những người lính đã hóa thành bất tử, biến họ mãi mãi sống ở độ tuổi “mùa xuân”. Đồng đội, nhân dân, đất nước sẽ luôn ghi nhớ, biết ơn công lao của những người lính “mùa xuân” như trong bài thơ Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm.
Cảm nghĩ của em về người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân – mẫu 7
Khi đọc “Đồng dao mùa xuân” của Nguyễn Khoa Điềm, tôi cảm thấy thêm ngưỡng mộ và yêu mến những người lính. Tác giả đã xây dựng hình ảnh người bộ đội cụ Hồ hiện lên đầy chân thực. Khi mới vào chiến trường, họ là những chàng thanh niên vẫn còn trẻ tuổi trẻ lòng với sự hồn nhiên vì chưa một lần yêu, cà phê vẫn chưng uống và còn mê thả diều. Dù vậy, họ lại là những con người giàu lí tưởng, nhiệt huyết cách mạng và sẵn sàng cống hiến tuổi thanh xuân cho đất nước. Những năm chiến tranh khốc liệt, họ chiến đấu và hy sinh, gửi lại thân xác nơi chiến trường, kỉ vật còn lại chỉ là chiếc ba lô con cóc. Hình ảnh người họ hiện lên với làn da xanh xao, nhưng nụ cười lại hiền từ đến lạ. Đối với nhà thơ, người lính dù đã hy sinh nhưng tuổi xuân của họ vẫn bất tử, chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước.
Cảm nghĩ của em về người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân – mẫu 8
Bài thơ “Đồng dao mùa xuân” của Nguyễn Khoa Điềm đã để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc về hình ảnh người lính. Họ là những con người còn trẻ tuổi, trẻ lòng vì “chưa một lần yêu, cà phê vẫn chưng uống và còn mê thả diều”. Dẫu vậy, họ vẫn mang trong trái tim nhiệt huyết, lí tưởng để xung phong vào chiến trường khốc liệt. Đến khi đất nước hòa bình, những người lính ấy đã hy sinh, không thể trở về quê hương được nữa. Sự hi sinh của họ dường như đã hóa thành bất tử, họ sống mãi với tuổi thanh xuân đẹp đẽ, sống mãi cùng mùa xuân của vũ trụ. Qua đây, tác giả còn muốn thể hiện lòng biết ơn những người lính trẻ đã dâng hiến mùa xuân cuộc đời mình kết thành những mùa xuân vĩnh cửu cho dân tộc, đất nước.
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả Nguyễn Khoa Điềm
Tiểu sử
– Nguyễn Khoa Điềm (15/04/1943), tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế
– Quê quán: làng An Cựu, xã Thủy An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
– Năm 1955: Nguyễn Khoa Điềm ra Bắc học tại trường học sinh miền Nam.
– Năm 1964: ông tốt nghiệp khoa Văn của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Sau đó, ông về Nam hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên Huế; xây dựng cơ sở cách mạng, viết báo, làm thơ… cho đến năm 1975.
– Năm 1975: ông trở thành hội viên hội nhà văn 1975.
– Năm 1994 Nguyễn Khoa Điềm ra Hà Nội, làm Thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin.
– Năm 1995: Ông được bầu làm Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa V.
– Năm 1996: Ông là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X và là Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin.
– Năm 2001: Nguyễn Khoa Điềm trở thành Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương.
– Sau Đại hội Đảng lần thứ X, ông về Huế và tiếp tục làm thơ.
Sự nghiệp
a. Phong cách văn học
– Thơ của Nguyễn Khoa Điềm lấy chất liệu từ văn học Việt Nam và cảm hứng từ quê hương, con người, và tình thần chiến đấu của người chiến sĩ Việt Nam yêu nước…
– Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và con người Việt Nam.
– Trong kháng chiến chống Mỹ, thơ của Nguyễn Khoa Điềm thể hiện rõ được con người Việt Nam và bản chất anh hùng bất khuất của chiến sĩ Việt Nam.
=> Thơ ông giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, mang màu sắc chính luận.
b. Tác phẩm chính
– Đất ngoại ô (thơ, 1973);
– Cửa thép (ký, 1972);
– Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974);
– Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986);
– Thơ Nguyễn Khoa Điềm (thơ, 1990);
2. Tác phẩm Đồng dao mùa xuân
Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
– Viết năm 1994
– Trích Thơ Nguyễn Khoa Điềm, Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn
b. Bố cục Đồng dao mùa xuân
Văn bản Đồng dao mùa xuân được chia thành 3 phần:
– Phần 1 (Khổ 1): giới thiệu hình ảnh và xuất thân người lính
– Phần 2 (Khổ 2): thông báo về việc đất nước hòa bình nhưng người lính không về nữa
– Phần 3 (Các khổ còn lại): tái hiện lại những khoảnh khắc, khía cạnh trong tâm hồn người lính nơi chiến trận
c. Thể loại
Văn bản Đồng dao mùa xuân thuộc thể loại: thơ bốn chữ
d. Phương thức biểu đạt
Phương thức biểu đạt của văn bản Đồng dao mùa xuân là biểu cảm
Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung của văn bản Đồng dao mùa xuân
Bài thơ viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diền nhưng chính họ đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho đất nước.
b. Giá trị nghệ thuật của văn bản Đồng dao mùa xuân
– Ngôn ngữ thơ giàu tính tạo hình
– Gieo vần cách đặc sắc (chữ cuối của dòng chẵn vần với nhau).
– Nhịp thơ 2/2; 1/3 linh hoạt tùy theo từng câu
– Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và chính luận
Xem thêm lời giải soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu 1 trang 39 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Khi nghe nói đến cụm từ thơ bốn chữ, ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong tâm trí em là gì? Em biết những bài thơ bốn chữ nào? Hãy chia sẻ cảm xúc của em về một bài thơ bốn chữ…
Câu 2 trang 39 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Chia sẻ cảm nhận của em về hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ
Câu 1 trang 40 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Số tiếng trong mỗi dòng thơ, vần thơ, nhịp thơ?…
Câu 2 trang 40 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Hình dung hình ảnh người lính trong “những năm máu lửa”…
Câu 3 trang 40 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Hình dung hình ảnh người lính ở lại nơi chiến trường xưa trong tưởng tượng của tác giả…
Câu 1 trang 41 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Cách chia khổ của bài thơ có gì đặc biệt? Hãy nêu tác dụng của cách chia đó?…
Câu 2 trang 41 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Nêu nhận xét của em về số tiếng trong mỗi dòng và cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ…
Câu 3 trang 41 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Đọc bài thơ, ta như được nghe một câu chuyện về cuộc đời người lính. Em hình dung câu chuyện đó như thế nào?…
Câu 4 trang 41 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Hãy tìm những chi tiết khắc hoạ hình ảnh người lính. Qua các chi tiết đó, hình ảnh người lính hiện lên với những đặc điểm gì?…
Câu 5 trang 41 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Nêu cảm nhận của em về tình cảm của đồng đội và nhân dân dành cho những người lính đã hi sinh được thể hiện trong bài thơ…
Câu 6 trang 41 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Theo em, tên bài thơ Đồng dao mùa xuân có ý nghĩa như thế nào?…
Xem thêm các bài soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Củng cố, mở rộng lớp 7 trang 32 Tập 1
Đồng giao mùa xuân
Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 42 Tập 1
Gặp lá cơm nếp
Trở gió