Giáo dục công dân lớp 6 Bài 8: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên
A. Lý thuyết GDCD 6 Bài 8: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên
1. Nhận biết các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên
– Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên là những tình huống nguy hiểm xuất hiện bất ngờ do các hiện tượng tự nhiên gây nên, làm tổn hại đến tính mạng, tài sản của con người và xã hội.
– Ví dụ: lũ lụt, sạt lở, động đất…
2. Hậu quả do các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên
– Dẫn tới những hậu quả đáng tiếc đối với con người như:
+ Tổn hại về sức khoẻ và tinh thần.
+ Làm bị thương hoặc thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, gây chết người.
– Gây ra những thiệt hại về vật chất của cá nhân và cộng đồng, gây thiệt hại và ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế của các quốc gia.
3. Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên
– Trang bị kiến thức và kĩ năng phòng tránh, ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.
– Tập quan sát, nhận biết những yếu tố có thể gây nguy hiểm (thời điểm, không gian, địa hình, thời tiết thay đổi,…).
– Chọn một nơi an toàn để trú ẩn khi nguy hiểm xảy ra.
– Bình tĩnh xử trí, đặt mục tiêu an toàn tính mạng lên trên hết.
– Tìm kiếm sự trợ giúp.
B. 11 câu trắc nghiệm GDCD 6 Bài 8: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên
Câu 1: Em không đồng tình với việc làm nào dưới đây?
A. Chạy ra ngoài chơi khi đang có sấm chớp.
B. Chọn nơi trú ẩn an toàn khi có động đất.
C. Tránh xa khu vực cảnh báo sạt lở.
D. Theo dõi dự báo thời tiết mỗi khi sắp có bão.
Hướng dẫn giải
Đáp án A
– Chạy ra ngoài chơi khi đang có sấm chớp là hành vi thể hiện chưa biết ứng phó những tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.
Câu 2: Em không đồng tình với việc làm nào dưới đây?
A. Tranh thủ nước lũ để bơi lội, chơi đùa.
B. Trú dưới những gốc cây to khi trời có sấm sét.
C. Xây dựng nhà cửa gần nơi thường xảy ra sạt lở.
D. Tắt các thiết bị điện trong nhà khi trời mưa giông, lốc, sét.
Hướng dẫn giải
Đáp án D
– Khi trời mưa giống, lốc, sét, chúng ta nên tắt hết các thiết bị điện trong nhà để phòng tránh nguy cơ bị sét đánh trúng.
Câu 3: Nội dung nào dưới đây không đúng các biện pháp để ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên?
A. Tập quan sát, nhận biết các yếu tố có thể gây nguy hiểm.
B. Bình tĩnh xử trí, đặt mục tiêu an toàn tính mạng lên trên hết.
C. Chọn một nơi an toàn để trú ẩn khi nguy hiểm xảy ra.
D. Đứng trú dưới các gốc cây to khi trời giông lốc, sấm sét.
Hướng dẫn giải
Đáp án D
– Chúng ta có thể ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên bằng những cách:
+ Tìm kiếm sự trợ giúp.
+ Bình tĩnh xử trí, đặt mục tiêu an toàn tính mạng lên trên hết.
+ Chọn một nơi an toàn để trú ẩn khi nguy hiểm xảy ra.
+ Tập quan sát, nhận biết những yếu tố có thể gây nguy hiểm.
+ Trang bị kiến thức, kỹ năng phòng tránh, ứng phó.
– Nội dung đáp án D không phù hợp vì: khi trời giông lốc, sấm xét, chúng ta không nên đứng trú dưới những gốc cây to, mà nên nhanh chóng tìm tới những nơi trú ẩn an toàn như: nhà…
Câu 4: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:
B và nhóm bạn của mình đang chơi ngoài sân trường. Bỗng trời nổi cơn giống, lốc xoáy rất mạnh. Trong khi các bạn khác nhanh chóng chạy vào lớp học, B vẫn đứng ngoài sân trường, lấy điện thoại ra chụp ảnh và cảm thấy rất thích thú.
Hành động của B thể hiện điều gì?
A. Bạn B chưa biết cách ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.
B. Bạn B đã biết cách ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.
C. Bạn B đã biết cách tìm nơi trú ẩn an toàn khi trời xảy ra giông, lốc, sét.
D. Bạn B rất dũng cảm khi đối mặt với nguy hiểm, các bạn khác thật nhát gan.
Hướng dẫn giải
Đáp án A
– Khi xảy ra giông, lốc, bạn B nên đến nơi an toàn để trú ẩn, tránh những nguy hiểm mà cơn giông, lốc có thể gây ra. Tuy nhiên, B lại đứng chơi ở sân, lấy điện thoại ra chụp ảnh. Như vậy, hành động của B cho thấy, bạn B chưa biết cách ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.
Câu 5: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:
Tan học, M và K và Q đạp xe về nhà. Bỗng mây đen kéo tới, sấm chớp ầm ầm, mưa rơi nặng hạt. K đề nghị các bạn dừng xe lại, xuống trú tạm vào gốc cây to bên đường; K góp ý nên tiếp tục đi về nhà và thích thú khi được “tắm mưa”. Trong khi đó, Q lại nói: “Các bạn ơi, tớ nghĩ chúng ta nên đi tiếp, phía trước có một hiệu sách, mình có thể vào đó tạm trú một lát, khi nào hết mưa giông thì hãy về”.
Theo em, trong tình huống trên, hành động của bạn nào là đúng?
A. Bạn M.
B. Bạn K.
C. Bạn Q.
D. Bạn M và K.
Hướng dẫn giải
Đáp án A
– Trong tình huống trên, bạn Q hành động đúng vì đã có ý thức tìm nơi trú ẩn an toàn khi trời xảy ra giông, lốc, sấm sét.
– Bạn M không đúng, vì: Khi trời mưa giông có kèm theo sét; sét sẽ thường đánh vào những vật cao. Do đó, cây cao dễ bị sét đánh trúng hơn những vật thấp, cây càng cao thì xác suất bị sét đánh càng lớn.
– Bạn Q không đúng, vì Q không muốn tìm nơi trú ẩn, vẫn muốn đạp xe về và thích thú vì được “tắm mưa”.
Câu 6: Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên là những tình huống nguy hiểm
A. xuất hiện bất ngờ do các hiện tượng tự nhiên gây nên.
B. gây ra bởi hành vi của con người như: trộm cắp, cướp giật…
C. xảy ra bất ngờ từ sự bất cẩn của con người, như: hảo hoạn, cháy nổ…
D. xảy ra từ một hành vi có chủ đích của con người, ví dụ: bắt nạt, xâm hại…
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên là những tình huống nguy hiểm bất ngờ do các hiện tượng tự nhiên gây nên, gây tổn hại đến tính mạng, tài sản của con người và xã hội (SGK trang 39).
Câu 7: Các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên dẫn tới những hậu quả nào?
A. Tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của con người.
B. Gây thiệt hại về vật chất đối với con người.
C. Ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của quốc gia.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Hướng dẫn giải
Đáp án D
Hậu quả do các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên:
+ Tổn hại về sức khỏe, tinh thần, làm bị thương hoặc thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, gây chết người.
+ Gây ra thiệt hại về vật chất, ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển (về kinh tế – xã hội) của các quốc gia.
Câu 8: Đâu không phải là tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên?
A. Bão.
B. Lũ.
C. Sóng thần.
D. Cướp giật.
Hướng dẫn giải
Đáp án D
– Bão, lũ, sóng thần… là tình huống nguy giểm từ thiên nhiên.
– Cướp giật là tình huống gây nguy hiểm từ con người.
Câu 9: Đâu là tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên?
A. Xâm hại tình dục.
B. Bạo lực gia đình.
C. Lũ quét, sạt lở đất.
D. Giết người – cướp của.
Hướng dẫn giải
Đáp án C
– Lũ quét, sạt lở là tình huống nguy giểm từ thiên nhiên.
– Xâm hại tình dịc; bạo lực gia đình; giết người – cướp của là tình huống gây nguy hiểm từ con người.
Câu 10: Câu tục ngữ: “Tháng bảy kiến đàn, đại hàn, hồng thủy” cho biết về tình huống nguy hiểm nào từ thiên nhiên?
A. Hạn hán.
B. Xâm nhập mặn.
C. Bão lũ.
D. Sóng thần.
Hướng dẫn giải
Đáp án C
– “Tháng bảy kiến đàn, đại hàn, hồng thủy” là câu tục ngữ, đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về việc quan sát các hiện tự tự nhiên để đưa ra dự báo về lũ lụt. Theo đó, vào tháng 7 âm lịch hằng năm, nếu thấy kiến tập trung thành từng đàn, thì khả năng thời tiết sẽ chuyển rét (hơn một chút so với tháng 6 âm lịch) và sắp có bão, lũ lụt lớn.
Câu 11: Em đồng tình với việc làm nào dưới đây?
A. Trời mưa rất to, sấp sét đùng đoàng, hai bạn L và H vẫn đạp xe về nhà.
B. Đang có sấm sét, L vẫn thản nhiên sử dụng ti vi, điện thoại.
C. Dù dự báo sắp có mưa bão lớn, gia đình ông B vẫn cho thuyền ra khơi đánh cá.
D. A quyết định ở lại nhà bạn K đến khi nào hết mưa giông mới đi về nhà.
Hướng dẫn giải
Đáp án D
– Hành động của A thể hiện bạn đã chủ động ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên (mưa giông, sấm sét) và chọn một nơi an toàn để trú ẩn (nhà bạn K) khi nguy hiểm xảy ra.
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết GDCD 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người
Lý thuyết Bài 8: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên
Lý thuyết Bài 9: Tiết kiệm
Lý thuyết Bài 10: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Lý thuyết Bài 11: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân