Công nghệ lớp 6: Ôn tập chương 3
A. Lý thuyết Công nghệ 6: Ôn tập chương 3
I. Hệ thống kiến thức
– Các loại vải.
– Vai trò của trang phục
– Lựa chọn trang phục
– Sử dụng và bảo quản trang phục
II. Câu hỏi ôn tập
1. Những loại vải nào thường dùng trong may mặc?
2. Vì sao người ta thích mặc quần áo bằng vải bông, vải tơ tằm và ít sử dụng vải sợi tổng hợp vào mùa hè?
3. Trang phục có vai trò gì đối với con người?
4. Kiểu dáng, màu sắc, hoa văn của trang phục có ảnh hưởng như thế nào đến vóc dáng của người mặc?
5. Em nên mặc trang phục như thế nào để tham gia lao động tại trường?
6. Hãy trình bày quy trình giặt, phơi quần áo?
7. Cần chuẩn bị những gì cho việc là quần áo?
8. Thời trang và phong cách thời trang là gì?
9. Có những phong cách thời trang cơ bản nảo?
10. Hãy mô tả phong cách thời trang mà em yêu thích?
11. Mô tả bộ trang phục đi chơi vào mùa hè phù hợp với điều kiện tài chính của gia đình và phong cách thời trang mà em thích.
B. 15 câu trắc nghiệm: Ôn tập chương 3
Câu 1. Chọn phát biểu đúng khi nói về mặc đẹp.
A. Mặc đẹp là mặc những bộ quần áo theo thời trang đang thịnh hành.
B. Mặc đẹp là mặc những bộ quần áo của các thương hiệu lớn (hàng hiệu).
C. Mặc đẹp là mặc những bộ trang phục đắt tiền.
D. Cả 3 đáp án đều sai
Đáp án: D
Giải thích:
Vì: Mặc đẹp là mặc những bộ quần áo phù hợp với bản thân.
Câu 2. Trang phục bao gồm những vật dụng nào sau đây?
A. Khăn quàng, giày
C. Mũ, giày, tất
B. Áo, quần
D. Áo, quần và các vật dụng đi kèm
Đáp án: D
Giải thích:
Vì : trang phục gồm quần áo và các vật dụng đi kèm, trong đó quần áo là quan trọng nhất.
Câu 3. Hình nào sau đây thể hiện vai trò bảo vệ cơ thể khỏi thời tiết lạnh?
A. Hình a
B. Hình b
C. Hình c
D. Hình d
Đáp án: A
Giải thích:
Vì:
a |
Bảo vệ cơ thể chống lại thời tiết lạnh |
b |
Bảo vệ cơ thể khỏi ướt khi trời mưa |
c |
Làm đẹp cho con người trong ngày lễ, tết |
d |
Bảo vệ con người khi thời tiết nắng nóng |
Câu 4. Hình nào thể hiện trang phục công sở:
A. Hình a
B. Hình b
C. Hình c
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: A
Giải thích:
Vì:
+ Hình b: Trang phục thể theo
+ Hình c: Đồng phục học sinh.
Câu 5. Để tạo cảm giác gầy đi và cao lên, ta nên chọn vải may trang phục có đặc điểm nào sau đây?
A. Màu đen, kẻ sọc dọc, mặt vải trơn.
B. Màu xanh đen, kẻ sọc ngang, mặt vải phẳng.
C. Màu trắng, hoa to, mặt vải bóng láng.
D. Màu vàng nhạt, hoa nhỏ, mặt vải thô
Đáp án: A
Giải thích:
Vì:
+ B: Kẻ sọc ngang
+ C: Màu trắng, hoa to, mặt vải bóng láng
+ D: Màu vàng nhạt, mặt vải thô
Trang phục ở đáp án B, C, D có những đặc điểm liệt kê trên sẽ gây cảm giác tròn, thấp xuống.
Câu 6. Loại vải có nhược điểm ít thấm mồ hôi là:
A. Vải sợi thiên nhiên
C. Vải sợi nhân tạo
B. Vải sợi tổng hợp
D. Vải sợi pha
Đáp án: B
Giải thích:
Vì:
+A: Vải sợi thiên nhiên có độ hút ẩm cao.
+ C: vải sợi nhân tạo có khả năng thấm hút tốt
+ D: vải sợi pha có khả năng thấm hút tốt
Câu 7. Để tạo cảm giác tròn đầy hơn, ta nên chọn vải may trang phục có các chi tiết
A. Màu trắng, kẻ sọc ngang, mặt vải thô, xốp.
B. Màu xanh nhạt, hoa văn dạng sọc dọc, mặt vải mờ đục
C. Màu xanh đen, kẻ sọc ngang, mặt vải bóng láng.
D. Màu đen, hoa văn có nét ngang, mặt vải trơn phẳng.
Đáp án: A
Giải thích:
Vì: các đáp án B, C, D có các chi tiết tạo cảm giác thon gọn, cao lên như
+ B: hoa văn dạng sọc dọc, mặt vải mờ đục
+ C : màu xanh đen
+ D: màu đen, mặt vải trơn phẳng
Câu 8. Loại quần áo nào dưới đây không nên phơi ngoài nắng?
A. Quần áo may bằng vải sợi bông.
B. Quần áo may bằng vải nylon.
C. Quần áo may bằng vải sợi pha.
D. Cả 3 loại trên
Đáp án: A
Giải thích:
Vì: vải sợi pha có nguồn gốc thiên nhiên, độ bền kém nên khi phơi ngoài nắng dễ bị mất màu.
Câu 9. Nên chọn trang phục có kiểu may nào sau đây cho trẻ em?
A. Kiểu may lịch sự
B. Kiểu may ôm sát vào người
C. kiểu may cầu kì, phức tạp
D. Kiểu may rộng rãi, thoải mái
Đáp án: D
Giải thích:
Vì: các đáp án còn lại phù hợp với người lớn, làm việc nơi công sở.
Câu 10. Quy trình là quần áo gồm các bước theo thứ tự nào sau đây?
A. Là, điều chỉnh nhiệt độ bàn là, phân loại quần áo, để bàn là nguội hẳn.
B. Phân loại quần áo, điều chỉnh nhiệt độ bàn là, là, để bàn là nguội hẳn.
C. Điều chỉnh nhiệt độ bàn là, phân loại quần áo, để bàn là nguội hẳn, là.
D. Điều chỉnh nhiệt độ bàn là, là, phân loại quần áo, để bàn là nguội hẳn.
Đáp án: B
Giải thích:
Vì: cần phân loại quần áo trước khi là để thuận tiện cho việc điều chỉnh nhiệt độ. Sau khi là cần để bàn là nguội hẳn mới cất vào tủ.
Câu 11. Người lớn tuổi nên chọn vải và kiểu may trang phục nào dưới đây?
A. Vải màu tối, kiểu may ôm sát.
B. Vải màu tối, kiểu may trang nhã, lịch sự.
C. Vải màu sắc sặc sỡ, kiểu may hiện đại.
D. Vải màu tươi sáng, kiểu may cầu kì, phức tạp
Đáp án: B
Giải thích:
Vì:
+ A: kiểu may ôm sát chỉ phù hợp với lứa tuổi thanh, thiếu niên
+ C: phù hợp với đồng phục thanh niên
+ D: phù hợp với đồng phục công sở.
Câu 12. Theo em, bộ trang phục trong hình dưới thích hợp trong trường hợp nào dưới đây?
A. Đi chơi, dạo phố
B. Dự lễ hội
C. Làm việc ở văn phòng
D. Làm việc ở công trường
Đáp án: D
Giải thích:
Vì: đây là đồng phục lao động, gọn gàng, thoải mái, dày dặn bảo vệ cơ thể.
Câu 13. Tại sao người ta cần phân loại quần áo trước khi là?
A. Để quần áo không bị bay màu.
B. Để là quần áo nhanh hơn.
C. Để là riêng từng nhóm quần áo theo loại vải.
D. Để dễ cất giữ quần áo sau khi là.
Đáp án: C
Giải thích:
Vì: để phù hợp với nhiệt độ là cũng như chất liệu để tránh bị nhiệt độ quá cao gây hỏng vải.
Câu 14. Kí hiệu nào dưới đây cho biết loại quần áo không được là?
A.
B.
C.
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: C
Giải thích:
Vì:
+ Đáp án A: không được sấy
+ Đáp án B: Không được tẩy
Câu 15. Có phong cách thời trang nào?
A. Phong cách cổ điển
B. Phong cách thể thao
C. Phong cách học đường
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Giải thích:
Vì: Ngoài ra còn có phong cách đơn giản, phong cách đường phố.
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 8: Thời trang
Lý thuyết Ôn tập chương 3
Lý thuyết Bài 9: Sử dụng đồ dùng điện trong gia đình
Lý thuyết Bài 10: An toàn điện trong gia đình
Lý thuyết Ôn tập chương 4