Giải SBT Giáo dục công dân lớp 6 Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em
Củng cố
Bài tập 1 trang 50 SBT Giáo dục công dân 6: Chọn câu trả lời đúng
Câu 1. Những việc làm nào sau đây cho thấy quyền của trẻ em đã được thực hiện và tôn trọng?
A. Mở rộng các khu vui chơi giải trí cho trẻ em.
B. Tạo điều kiện cho trẻ em học tập, phát triển bản thân.
C. Không lắng nghe ý kiến của trẻ em.
D. Tổ chức cho các em đi tham quan.
E. Cấm trẻ em trèo cây hoặc bơi lội ở những chỗ nguy hiểm.
D. Không cho các em ăn mặc phong phanh khi đi ra ngoài.
G. Buộc các em phải đội mũ, nón khi đi ra ngoài trời.
H. Người lớn yêu cầu em phải đi ngủ đúng giờ.
Câu 2. Trường hợp nào sau đây đã vi phạm quyền được sống còn của trẻ em?
A. Không cho các em được bày tỏ ý kiến.
B. Không cho các em được học tập.
C. Không cho các em ăn uống đầy đủ.
D. Phân biệt đối xử giữa bé trai và bé gái.
Câu 3. Trường hợp nào sau đây đã vi phạm quyền được bảo vệ của trẻ em?
A. Cấm các em vui chơi, giải trí.
B. Yêu cầu các em phải làm thật nhiều bài tập.
C. Yêu cầu các em phải ăn thật nhiều.
D. Không cho các em khuyết tật vào học cùng lớp với các em khác.
Câu 4.Trường hợp nào sau đây đã vi phạm quyền được phát triển của trẻ em?
A. Bạo hành gây thương tích cho trẻ.
B. Trẻ luôn luôn phải vâng lời, không được phát biểu, không được phép đưa ra ý kiến phản đối.
C. Bắt trẻ em phải tiêm chủng và uống một số vắc xin phòng bệnh.
D. Bắt các em phải ngồi học suốt ngày, không được vui chơi, giải trí.
Câu 5. Trường hợp nào sau đây tôn trọng quyền được tham gia của trẻ em?
A. Người lớn luôn sẵn sàng lắng nghe và tiếp nhận những sáng kiến, nguyện vọng của các em.
B. Tạo điều kiện cho các em được học tập, vui chơi, giải trí.
C. Đưa ra xét xử những kẻ có hành vi bạo hành, đánh đập trẻ em một cách tàn nhẫn.
D. Khuyến khích các em tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao do nhà trường tổ chức.
Câu 6. Hành vi nào dưới đây thể hiện bổn phận của trẻ em với gia đình?
A. Quan tâm, chia sẻ giúp đỡ bạn bè
B. Quan tâm, chia sẻ tình cảm với cha mẹ
C Giữ gìn bản sắc văn hoá tốt đẹp của dân tộc
D. Phụ giúp bố mẹ tổ chức đánh bạc để kiếm tiền
Câu 7. Hành vi nào dưới đây thể hiện bổn phận của trẻ em với nhà trường?
A. Tôn trọng, giúp đỡ bạn bè
B. Kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ
C. Chấp hành quy định về an toàn giao thông
D. Che giấu hành vi sai trái của bạn bè
Câu 8. Tổ chức nào dưới đây là tổ chức chăm sóc, giúp đỡ trẻ em?
A. UNICEF
B. WHO
C. WTO
D. UNFPA
Lời giải:
Câu 1. A, B, D, E, D, G, H
Câu 2. C
Câu 3. D
Câu 4. D
Câu 5. A
Câu 6. B
Câu 7. A
Câu 8. A
Bài tập 2 trang 51 SBT Giáo dục công dân 6: Hãy sắp xếp các hành vi, việc làm dưới đây vào bảng ở trang 52 sao cho phù hợp.
1. Tổ chức việc làm cho trẻ em có khó khăn.
2. Lợi dụng trẻ em để buôn bán ma tuý.
3. Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái.
4. Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ em.
5. Dạy nghề miễn phí cho trẻ em có khó khăn.
6. Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức.
7. Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em.
8. Đánh đập trẻ em.
9. Tổ chức trại hè cho trẻ em.
10. Lôi kéo trẻ em vào con đường nghiện hút.
Lời giải:
Hành vi, việc làm thực hiện tốt quyền trẻ em |
Hành vi, việc làm vi phạm quyền trẻ em |
1. Tổ chức việc làm cho trẻ em có khó khăn. |
2. Lợi dụng trẻ em để buôn bán ma tuý. |
4. Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ em. |
3. Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái. |
5. Dạy nghề miễn phí cho trẻ em có khó khăn. |
6. Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức. |
7. Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em. |
8. Đánh đập trẻ em.
|
9. Tổ chức trại hè cho trẻ em. |
10. Lôi kéo trẻ em vào con đường nghiện hút. |
Bài tập 3 trang 52 SBT Giáo dục công dân 6: Nêu những hành vi, việc làm thực hiện quyền trẻ em và vi phạm quyền trẻ em trong gia đình, nhà trường, xã hội theo bảng gợi ý dưới đây.
Lời giải:
Hành vi, việc làm thực hiện quyền trẻ em |
Hành vi, việc làm vi phạm quyền trẻ em |
– Yêu thương, chăm sóc trẻ em |
– Bố mẹ không cho trẻ em ra sân chơi với các bạn vì sợ không khí ô nhiễm |
– Bố mẹ cho con đi học năng khiếu |
– Bắt trẻ bỏ học để lao động kiếm sống |
– Tổ chức việc làm cho trẻ em nghèo, không nơi nương tựa |
– Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đánh bạc, hút thuốc |
– Đoàn Thanh niên xã tổ chức trại hè cho các em thiếu nhi trên địa bàn |
– Chú hàng xóm chưa đăng kí khai sinh cho con |
– Thầy cô giáo khuyến khích học sinh đọc báo Thiếu niên Tiền phong |
– Trẻ em khuyết tật không được vui chơi cùng các bạn |
– Các học sinh tham gia cuộc thi tìm hiểu quyền trẻ em |
Bài tập 4 trang 52 SBT Giáo dục công dân 6: Bày tỏ nhu cầu để thực hiện tốt hơn quyền trẻ em bằng một khẩu hiệu ngắn và chia sẻ với bạn.
Lời giải:
– Hãy luôn nở nụ cười
– Hãy lắng nghe và chia sẻ
– Hãy là bạn của trẻ
– Hãy dành hết tình thương yêu cho trẻ.
– Hãy giúp trẻ tự tin khi đến lớp
Luyện tập
Bài tập 5 trang 52 SBT Giáo dục công dân 6: Xử lí tình huống.
Tình huống 1. Mai là một học sinh ngoan và học giỏi. Vì muốn Mai tập trung cho việc học để đạt kết quả cao nên bố mẹ đã cấm Mai tham gia các hoạt động tập thể để dành thời gian học tập. Mai cảm thấy rất buồn và tâm sự với Hùng. Nếu là Hùng, em sẽ nói gì với Mai?
Tình huống 2. Hùng năm nay được học sinh giỏi nên muốn xin mẹ mua một chiếc xe đạp mới. Mẹ bảo Hùng khi nào có tiền sẽ mua, nhưng Hùng vẫn giận dỗi vì nhiều bạn trong lớp có xe đẹp để đi. Hùng bảo với Lan, bạn học cùng lớp rằng, việc làm của mẹ mình là vi phạm quyền trẻ em. Nếu là Lan, em sẽ nói gì với Hùng?
Tình huống 3. Tùng năm nay 14 tuổi, vì hoàn cảnh khó khăn nên em đã làm thêm ở quán cơm của bà Oanh. Mỗi lần Tùng sơ suất làm vỡ bát đều bị bà Oanh la mắng, đánh đập. Chi đi học ngang qua nên đã chứng kiến vài lần, Chi cảm thấy rất thương Tùng và muốn giúp Tùng. Nếu là Chi, em sẽ làm gì?
Tiình huống 4. Hương là học sinh lớp 6B. Gia đình Hương có 2 chị em gái, hoàn cảnh rất khó khăn. Dạo gần đây, Hương bị bác hàng xóm thường xuyên có hành vi quấy rối, xâm hại nhưng Hương không dám nói với người lớn vì bị bác đa dọa. Hương đem chuyện này tâm sự với chị gái. Nếu là chị gái của Hương, em sẽ làm gì?
Lời giải:
– Tình huống 1. Nếu là Hùng em sẽ nói rằng Mai hãy cố gắng nói chuyện với bố mẹ để bày tỏ nguyện vọng bản thân. Mai nên hứa có thể vừa tham gia các hoạt động vừa đảm bảo việc học để bố mẹ yên tâm.
– Tình huống 2. Nếu em là Lan em sẽ nói với Hùng cậu ấy đòi hỏi như vậy là sai, mẹ của Hùng không vi phạm quyền trẻ em. Hùng cần xin lỗi mẹ của mình.
– Tình huống 3. Nếu là Chi em sẽ kêu gọi mọi người trong lớp mỗi người giúp đỡ Tùng 1 ít và yêu cầu Tùng chuyển chỗ làm thêm. Ngoài ra em sẽ báo cô giáo chủ nhiệm để cô báo cơ quan chức năng xử lí bà Oanh vì bà đã vi phạm quyền trẻ em.
– Tình huống 4. Nếu em là chị của Hương, em sẽ tố cáo việc làm sai trái của bác hàng xóm với người lớn và cơ quan chức năng để bảo vệ Hương.
Vận dụng
Bài tập 6 trang 54 SBT Giáo dục công dân 6: Thiết kế một tờ rơi về thực hiện quyền trẻ em của gia đình, nhà trường, xã hội.
Lời giải:
Bài tập 7 trang 54 SBT Giáo dục công dân 6: Viết một bức thư thể hiện mong muốn quyền trẻ em được thực hiện tốt hơn.
Lời giải:
Gửi bác Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc!
Thế giới chúng ta cũng đang phải đối mặt với số trẻ em thừa cân đang tăng lên một cách đáng báo động, trẻ em gái bị mắc bệnh thiếu máu. Tình trạng phóng uế bừa bãi và tảo hôn tiếp tục đe doạ sức khỏe và tương lai của trẻ em. Mặc dù số trẻ em đi học cao hơn bao giờ hết, chúng ta vẫn còn gặp nhiều thách thức và chưa đạt được giáo dục có chất lượng. Đến trường chưa hẳn đã đồng nghĩa với học tập; hơn 60% trẻ em tiểu học ở các quốc gia đang phát triển vẫn chưa đạt được trình độ thông thạo tối thiểu và một nửa số thanh thiếu niên trên thế giới phải đối mặt với bạo lực trong và xung quanh trường học, vì thế dường như trường học vẫn chưa phải là một nơi an toàn. Xung đột tiếp tục là cản trợ sự bảo vệ, y tế và tương lai mà trẻ em xứng đáng được hưởng. Danh sách những thách thức trong việc thực hiện đầy đủ quyền trẻ em vẫn còn dài. Và thế hệ của những trẻ em của thế giới hôm nay, đang phải đối mặt với hàng loạt những thách thức mới và thay đổi toàn cầu mà thế hệ của cha mẹ các con không thể tưởng tượng được. Biến đổi khí hậu đang diễn ra với tốc độ nhanh hơn chúng ta có thể nhận thấy. Bất bình đẳng ngày càng trở nên sâu sắc. Công nghệ đang làm thay đổi cách chúng ta nhìn nhận thế giới. Ngày nay, số lượng các gia đình di cư nhiều hơn bất kỳ giai đoạn nào khác. Tuổi thơ của trẻ em đã thay đổi, và chúng ta cần phải thay đổi cách tiếp cận của chúng ta trong bối cảnh mới này.
Thế nhưng, trái đất này rộng lớn, tình yêu thương, lòng nhân ái dù có bao nhiêu cũng vẫn chưa thể lấp đầy. Ai sẽ giúp đỡ những đứa trẻ lang thang, thất học, đói rét ôm nhau co ro nơi góc phố? Ai sẽ mang đến phép màu cho những đứa trẻ bơ vơ, hoảng loạn khi nhà cửa bị cuốn trôi sau cơn siêu bão? Bao đứa trẻ vô tội không có tuổi thơ và cũng không biết tương lai sẽ ra sao khi chung quanh chỉ toàn bom đạn, mất mát và những cuộc trốn chạy khỏi quê hương…
Tương lai của nhân loại nằm trong tay những người mà giờ đang là đứa trẻ. Một vĩ nhân, một CEO danh tiếng, một chính trị gia quyền lực, thậm chí một trùm khủng bố, một người vô danh hay một nhân vật nắm trong tay vận mệnh của nhân loại thì cũng từng là đứa trẻ thôi. Nếu mọi đứa trẻ đều được nuôi dưỡng trong đủ đầy yêu thương, có tâm hồn trong sáng và hướng thiện thì liệu thế giới này còn có chiến tranh, bao lực, vô cảm, tham lam hay bất công? Giờ là lúc chúng cháu lên tiếng và mong mọi người hãy lắng nghe. Mong rằng quyền trẻ em được thực hiện tốt hơn trên thế giới.
Thân ái!