Giải bài tập Lịch sử 6 Bài 6: Sự biến chuyển và phân hóa của xã hội nguyên thủy
Câu hỏi giữa bài
Câu hỏi mở đầu trang 24 Bài 6 Lịch Sử lớp 6: Trong đời sống thường ngày, chúng ta sử dụng rất nhiều các vật dụng được làm từ đồng và sắt, bởi các nguyên liệu này đã trở nên rất quen thuộc và cần thiết đối với con người từ rất lâu đời. Em hãy kể tên một số vật dụng đó. Em có biết các nguyên liệu đồng và sắt được phát hiện như thế nào, từ bao giờ và chúng đã làm thay đổi đời sống xã hội ra sao?
Lời giải:
* Một số vật dụng được làm từ đồng, sắt:
– Đồ dùng sinh hoạt trong gia đình: xoong, chảo, thìa, nĩa, dao…
– Các công cụ sản xuất (thủ công): liềm, cuốc, xẻng, cày…
– Các loại máy móc/ thiết bị được sử dụng trong sản xuất công nghiệp và các lĩnh vực khác.
* Sự xuất hiện của kim loại và tác động của chúng tời đời sống của người nguyên thủ:
– Từ thiên niên kỉ IV TCN, con người phát hiện và chế tác công cụ lao đồng bằng đồng đỏ, tiếp theo là đồng thau.
– Đến khoảng cuối thiên niên kỉ II – đầu thiên niên kỉ I TCN, con người biết chế tác công cụ lao động bằng sắt.
– Sự xuất hiện của kim loại có nhiều tác động quan trọng tới đời sống kinh tế – xã hội của con người.
+ Tác động tới đời sống kinh tế:
· Năng suất lao động của con người tăng lên gấp nhiều lần so với thời đại đồ đá.
· Nhờ sử dụng công cụ kim khí, con người có thể khai phá những vùng đất đai mới.
· Xuất hiện một số ngành sản xuất mới, như: luyện kim (đúc đồng, rèn sắt), đóng thuyền,…
· Con người đã sản xuất ra được một lượng sản phẩm dư thừa thường xuyên.
+ Tác động tới đời sống xã hội:
· Các gia đình phụ hệ xuất hiện, thay thế các gia đình mẫu hệ.
· Công xã thị tộc dần bị thu hẹp do một số gia đình có xu hướng tách khỏi công xã thị tộc, đến những nơi thuận lợi hơn để sinh sống.
· Xuất hiện tình trạng “tư hữu”, khiến quan hệ “công bằng và bình đẳng” bị phá vỡ.
· Xã hội dần có sự phân hóa thành kẻ giàu – người nghèo, giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị
=> Xã hội nguyên thủy dần tan rã.
Câu hỏi 1 trang 25 Lịch Sử lớp 6: Nêu quá trình con người phát hiện ra kim loại.
Lời giải:
– Khoảng 3500 năm TCN, cư dân Tây Á và Ai cập đã biết sử dụng đồng đỏ để chế tác công cụ lao động.
– Khoảng 2000 năm TCN, cư dân ở nhiều khu vực trên thế giới đã biết sử dụng đồng thau.
– Khoảng cuối thiên niên kỉ II – đầu thiên niên kỉ I TCN, cư dân ở nhiều khu vực trên thế giới đã biết sử dụng sắt để chế tác công cụ lao động.
Câu hỏi 2 trang 25 Lịch Sử lớp 6: Hãy chỉ ra những thay đổi trong đời sống xã hội khi công cụ bằng kim loại xuất hiện.
Lời giải:
– Những thay đổi trong đời sống xã hội khi công cụ bằng kim loại xuất hiện:
+ Các gia đình phụ hệ xuất hiện, thay thế các gia đình mẫu hệ.
+ Công xã thị tộc dần bị thu hẹp do một số gia đình có xu hướng tách khỏi công xã thị tộc, đến những nơi thuận lợi hơn để sinh sống.
+ Xuất hiện tình trạng “tư hữu” do một số người có chức quyền trong thị tộc, bộ lạc đã chiếm hữu một phần của cải tập thể thành của riêng. Điều này khiến cho quan hệ “công bằng và bình đẳng” trong xã hội bị phá vỡ.
+ Xã hội dần có sự phân hóa thành kẻ giàu – người nghèo, giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị.
=> Xã hội nguyên thủy dần tan rã. Loài người đứng trước ngưỡng cửa của xã hội có giai cấp và nhà nước.
Câu hỏi 3 trang 25 Lịch Sử lớp 6: Vì sao xã hội nguyên thủy ở các nước phương Đông phân hóa nhưng lại không triệt để?
Lời giải:
– Ở phương Đông (Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc…), do sinh sống ven các con sông lớn, cư dân phải liên kết với nhau trong các cộng đồng (vốn là các công xã thị tộc) để làm thủy lợi và chống ngoại xâm. Tính cố kết cộng đồng và nhiều tập tục của xã hội nguyên thủy vẫn tiếp tục được bảo lưu. Do đó, xã hội nguyên thủy phân hóa sớm hơn co với các nơi khác nhưng không triệt để.
Câu hỏi 4 trang 27 Lịch Sử lớp 6: Thời đại đồ đồng ở Việt Nam đã trải qua những nền văn hóa khảo cổ nào?
Lời giải:
– Thời đại đồ đồng ở Việt Nam đã trải qua 5 nền văm hóa khảo cổ, là:
+ Văn hóa Phùng Nguyên (khu vực Bắc Bộ), có niên đại khoảng 2000 năm TCN.
+ Văn hóa Đồng Đậu (Bắc Bộ), tiền Sa Huỳnh (Trung Bộ), có niên đại khoảng 1500 năm TCN.
+ Văn hóa Gò Mun (Bắc Bộ) và Văn hóa Đồng Nai (Nam Bộ), có niên đại khoảng 1000 năm TCN.
Câu hỏi 5 trang 27 Lịch Sử lớp 6: Quan sát hình 4, hãy kể tên một số công cụ, vũ khí được tìm thấy thuộc văn hóa Gò Mun.
Lời giải:
– Một số công cụ, vũ khí bằng đồng thuộc văn hóa Gò Mun:
+ Công cụ: rìu.
+ Vũ khí: mũi tên, dao, giáo
Câu hỏi 6 trang 27 Lịch Sử lớp 6: Thời kì này, đời sống kinh tế – xã hội của cư dân có những biến đổi gì?
Lời giải:
Những chuyển biến trong đời sống kinh tế – xã hội của người nguyên thủy ở Việt Nam khi công cụ kim loại xuất hiện:
– Chuyển biến về kinh tế:
+ Địa bàn cư trú được mở rộng.
+ Con người đã biết dùng cày gỗ có lắp lưỡi bằng đồng để cày ruộng, trồng lúa, dùng lưỡi hái để gặt.
– Chuyển biến về xã hội:
+ Cuộc sống của người nguyên thủy ngày càng ổn định.
+ Hình thành những khu vực đông dân cư (ở lưu vực các dòng sông lớn, như: sông Hồng, sông Mã, sông Thu Bồn, sông Đồng Nai…), chuẩn bị cho sự xuất hiện của các quốc gia cổ đại đầu tiên trên đất nước Việt Nam.
Luyện tập & Vận dụng
Luyện tập và Vận dụng 1 trang 27 Lịch Sử lớp 6: Sự xuất hiện của kim loại đã có tác động như thế nào đến đời sống của con người?
Lời giải:
– Sự xuất hiện của kim loại có nhiều tác động quan trọng tới đời sống kinh tế – xã hội của con người.
+ Tác động tới đời sống kinh tế:
· Năng suất lao động của con người tăng lên gấp nhiều lần so với thời đại đồ đá.
· Nhờ sử dụng công cụ kim khí, nhất là công cụ sắt, con người có thể khai phá những vùng đất đai mà trước khi chưa khai phá nổi.
· Đưa tới sự xuất hiện một số ngành sản xuất mới, như: luyện kim (đúc đồng, rèn sắt), đóng thuyền,…
· Nhờ năng suất lao động tăng lên, con người đã sản xuất ra được một lượng sản phẩm dư thừa thường xuyên.
+ Tác động tới đời sống xã hội:
· Các gia đình phụ hệ xuất hiện, thay thế các gia đình mẫu hệ.
· Công xã thị tộc dần bị thu hẹp do một số gia đình có xu hướng tách khỏi công xã thị tộc, đến những nơi thuận lợi hơn để sinh sống.
· Xuất hiện tình trạng “tư hữu” do một số người có chức quyền trong thị tộc, bộ lạc đã chiếm hữu một phần của cải tập thể thành của riêng. Điều này khiến cho quan hệ “công bằng và bình đẳng” trong xã hội bị phá vỡ.
· Xã hội dần có sự phân hóa thành kẻ giàu – người nghèo, giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị
=> Xã hội nguyên thủy dần tan rã.
Luyện tập và Vận dụng 2 trang 27 Lịch Sử lớp 6: Lập bảng theo mẫu sau và điền những nội dung phù hợp
Nền văn hóa |
Niên đại |
Công cụ tìm thấy |
Phùng Nguyên |
||
Đồng Đậu |
||
Gò Mun |
||
Tiền Sa Huỳnh |
||
Đồng Nai |
Lời giải:
Nền văn hóa |
Niên đại |
Công cụ tìm thấy |
Phùng Nguyên |
2000 năm TCN |
– Những mẩu gỉ đồng; mẩu đồng thau nhỏ; mảnh vòng hay đoạn dây chỉ. |
Đồng Đậu |
1500 năm TCN |
– Đục, dùi, cán dao, mũi tên, lưỡi câu… |
Gò Mun |
1000 năm TCN |
– Vũ khí (mũi tên, dao, giáo…), lưỡi câu, dùi, rìu (đặc biệt là rìu lưỡi xéo), đục… |
Tiền Sa Huỳnh |
1500 năm TCN |
– Đục, lao, mũi tên, lưỡi câu… |
Đồng Nai |
1000 năm TCN |
– Rìu, giáo, lao có ngạnh, mũi tên, lưỡi câu… |
Luyện tập và Vận dụng 3 trang 27 Lịch Sử lớp 6: Hãy tìm hiểu thêm và cho biết nguyên liệu đồng hiện nay còn được sử dụng vào những việc gì? Tại sao các công cụ và vũ khí bằng đồng ngày càng ít được sử dụng trong đời sống?
Lời giải:
– Hiện nay, nguyên liệu đồng còn được sử dụng trong việc:
+ Sản xuất (lõi) dây điện; que hàn đồng…
+ Sản xuất một số vật dụng, đồ dùng trong gia đình, như: mâm, nồi…
+ Sản xuất một số sản phẩm phục vụ cho việc thờ cúng: tượng (bằng đồng), lư hương…
+ Sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ làm từ đồng ví dụ như: tượng đồng, tranh đồng, trống đồng…
– Các công cụ và vũ khí bằng đồng ngày càng ít được sử dụng trong đời sống hiện nay, vì:
+ Tính chất vật lí của đồng là nguyên liệu mềm, dẻo (so với sắt, thép…), dễ nóng chảy ở nhiệt độ cao => bất tiện trong việc chế tạo các vật dụng hoặc công cụ sản xuất đòi hỏi độ cứng, chịu nhiệt tốt.
+ Các vật dụng/ công cụ bằng đồng khi để trong không khí hoặc nơi có độ ẩm cao thì rất dễ bị ô-xi hóa, dẫn tới gỉ sét hoặc bị biến đổi về màu sắc => mất thẩm mĩ; khó bảo quản…
+ Cùng với sự phát triển của khoa học – công nghệ => con người đã chế tạo/ tìm ra nhiều vật liệu mới có ưu điểm vượt trội hơn so với đồng, ví dụ: nhẹ hơn nhưng cứng hơn và không bị nóng chảy ở nhiệt độ cao.