Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Soạn bài Mây và sóng hay nhất:
Mây và sóng
Bài giảng: Mây và sóng – Kết nối tri thức
* Trước khi đọc
Câu hỏi (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):
– Một lần, em được mẹ cho phép đến nhà bạn chơi. Trò chơi đang vui và em rất muốn chơi tiếp thì đến giờ mẹ dặn phải trở về nhà.
+ Khi ấy em sẽ dừng lại không chơi nữa và trở về nhà đúng như lời mẹ dặn.
+ Hoặc gọi điện cho mẹ, xin phép mẹ cho chơi thêm một thời gian ngắn nữa.
* Đọc văn bản
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
1. Hình dung: Cảnh em bé trò chuyện với những người “trên mây” và “trong sóng”.
– Em bé trò chuyện với những người trên mây :
“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà
Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.
+ Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được”
+ Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”.
+ Con bảo: “Mẹ mình đang đợi ở nhà”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”
+ Họ: Mỉm cười bay đi.
– Em bé trò chuyện với những người trong sóng :
“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn
Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết dừng đến nơi nao”.
+ Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được”
+ Họ đáp: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”.
+ Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được”.
+ Họ: Mỉm cười, nhảy múa lướt qua.
2. Hình dung: Niềm vui của em bé trong trò chơi với mẹ.
– Con là mây và mẹ sẽ là trăng
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.
– Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.
* Sau khi đọc
Nội dung chính:
Thông qua cuộc trò chuyện của em bé với mẹ, bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc đồng thời chứa đựng những triết lí giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc trong cuộc đời.
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):
– Trong thơ, bên cạnh phương thức biểu cảm, nhà thơ có thể sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự và miêu tả nhưng những yếu tố này chỉ là phương tiện để bộc lộ tình cảm.
– Trong bài thơ “Mây và sóng”, em bé đã kể với mẹ một câu chuyện tưởng tượng của em, qua đó bộc lộ tình yêu với mẹ. Và nhà thơ đã mượn câu chuyện này để thể hiện tình yêu với trẻ thơ.
Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):
– Lời kể của những người “trên mây” và “trong sóng” đã mở ra trước mắt em bé một thế giới:
+ Xa xôi, cao rộng, chứa đựng biết bao điều bí ẩn.
+ Rực rỡ, lung linh, huyền ảo (ánh sáng mặt trời vàng buổi bình minh, ánh sáng vầng trăng bạc khi đêm về)
+ Vui vẻ và hạnh phúc (chỉ có ca hát và rong chơi khắp chốn từ khi thức dậy cho đến chiều tà)
→ Đối với em bé, thế giới đó vô cùng hấp dẫn, gợi những khát khao được khám phá, được ngao du ở những cứ sở xa xôi.
Câu 3 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):
– Những câu hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?” có tính suy luận.
– Khi nghe những người “trên mây” và “trong sóng” kể và tả về những xứ sở xa xôi, em bé mong muốn được đến những nơi ấy. Những câu hỏi của em bé ẩn chứa niềm háo hức, thiết tha, mong muốn được lãng du tới những xứ sở thần tiên, được rong ruổi khắp nơi, được vui với những trò chơi thú vị, hấp dẫn.
Câu 4 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):
– Mặc dù những người “trên mây” và “trong sóng” chào đón em bé và đã chỉ cho em cách thức đến những xứ sở tuyệt vời nhưng em bé dã từ chối dứt khoát bằng những câu hỏi ngây thơ mà day dứt:
+ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?
+ Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?
– Với em bé, điều quan trong hơn, có ý nghĩa hơn những cuộc phiêu du chính là sự chờ đợi, mong mỏi em trở về nhà của mẹ. Mẹ yêu em nên luôn mong muốn em ở bên mẹ, làm mẹ vui và được mẹ yêu thương, che chở là niềm hạnh phúc không gì sánh bằng. Đó là lí do vì sao em bé không hề tiếc nuối khi từ chối những người “trên mây” và “trong sóng”.
Câu 5 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):
– Em bé trong bài thơ tưởng tượng ra những trò chơi rất thú vị: con là mây – mẹ là trăng – con lấy hai tay trùm lên người mẹ; con là sóng – mẹ là bờ biển – con sẽ lăn, lăn, lăn mãi và vỗ vào gối mẹ. Qua trò chơi, người đọc có thể cảm nhận được tình cảm mẹ con thật sâu sắc:
+ Em bé rất yêu mẹ:
++ Em luôn muốn ở bên mẹ, vui chơi cùng mẹ. Lời mời gọi em bé đi chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” rất tha thiết, lặp đi lặp lại hai lần, sự từ chối của em nhỏ vì vậy trở nên cương quyết hơn.
++ Bên mẹ, em đã sáng tạo ra những trò chơi hấp dẫn, thú vị để mẹ có thể vui chơi cùng em.
++ Trong trò chơi ấy, em bé vừa được thỏa mong ước làm mây, làm sóng tinh nghịch, bay cao, lan xa phiêu du khắp chốn; lại vừa được quấn quýt bên mẹ – như mây quấn quýt bên vầng trăng, như sóng vui đùa bên bờ biển.
+ Mẹ rất yêu con:
++ Mẹ muốn con ở bên để chăm sóc, chở che, vỗ về. Điều này thể hiện qua lời giải thích của em bé: “mẹ mình đang đợi ở nhà”, “buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà”.
++ Trong trò chơi, mẹ là vầng trăng dịu hiền lặng lẽ tỏa sáng mỗi bước con đi, là bờ biển bao dung ôm ấp, vỗ về suốt đời con và mái nhà dẫu qua bao dâu bể vẫn là bầu trời xanh dịu mát, bình yên, vĩnh cửu đợi chờ chở che con.
++ Tấm lòng, tình cảm của người mẹ như bến bờ, cho con neo đậu, thoát khỏi những cám dỗ ở đời. Tình mẹ con đã hòa quyện, lan tỏa trong mây, trong sóng, thâm nhập khắp vũ trụ mênh mông nên “không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở trốn nào”
→ Đặt tình mẫu tử trong mối tương quan giữa thiên nhiên, vũ trụ, nhà thơ đã thể hiện cảm hứng tôn vinh, ca ngợi tình mẫu tử bao la, thiêng liêng và vĩnh cửu.
Câu 6 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):
– Văn bản “Mây và sóng” có hình thức khác với văn bản “Chuyện cổ tích về loài người” : số tiếng trong một dòng không bằng nhau, không vần,….
– Nhưng vẫn được coi là văn bản thơ bởi tác phẩm đã thể hiện cảm xúc, thế giới nội tâm. Trong thực tế, hình thức thơ không quy định số tiếng trong một dòng, không có vần,… được gọi là thơ văn xuôi. Em bé trong bài thơ mượn câu chuyện về cuộc trò chuyện của em với những người “trên mây” và “trong sóng” để bày tỏ tình cảm của em với mẹ. Và nhà thơ mượn câu chuyện của em để bày tỏ tình cảm yêu mến thiết tha đối với trẻ thơ, với thiên nhiên, với cuộc đời bình dị.
* Viết kết nối với đọc
Bài tập (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):
Hãy tưởng tượng em là người đang trò chuyện với mây và sóng. Viết đoạn văn (khoảng 5-7) câu về cuộc trò chuyện ấy.
Đoạn văn tham khảo:
Mây và sóng cùng đến rủ tôi đi chơi. Mây nói: “Ở thế giới cao xa kia, cậu sẽ được cùng chúng tớ nhảy múa, hát ca với muôn vàn trò chơi hấp dẫn. Nào là bình minh vàng, nào là vầng trăng bạc nhé,…”. Tôi vô cùng háo hức đáp lại: “Mọi thứ đẹp đến thế sao?”. “Tất nhiên rồi!” – Mây đáp. Khi tôi còn đang thắc mắc không biết lên đó bằng cách nào thì mây đã hăm hở chỉ dẫn: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”. Nhưng thoáng chốc nghĩ đến mẹ đang đợi ở nhà, tôi đã nhất quyết từ chối lời mời gọi của Mây mặc dù có hơi nuối tiếc. Sau đó, Mây không rủ tôi nữa, chỉ lẳng lặng mỉm cười rồi bay đi. Thấy Mây đi rồi, Sóng mon men lại gần, reo rì rầm vẫy gọi chào mời tôi. “Em bé ơi, cậu có muốn cùng chúng tớ ca hát, ngao du khắp muôn nơi, đắm mình trong làn nước mát không?”. Tôi khoái chí hỏi dò cách đi ra ngoài đó, họ tận tình chỉ bảo: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại là sẽ được làn sóng nâng đi”. Thế nhưng nghĩ đến khuân mặt buồn bã và thất vọng của mẹ khi thiếu vắng đi tiếng nói, tiếng cười của tôi; nghĩ đến tình yêu thương, chăm sóc, che chở của mẹ mà tôi đã từ chối Sóng một cách dứt khoát không hề hối tiếc. Thầm cảm ơn mẹ và tôi hứa sẽ luôn ở bên người mãi mãi.