Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Bài 1: Chân dung của em
Chia sẻ và đọc: Tuổi Ngựa trang 5, 6
* Nội dung chính Tuổi Ngựa: Bài thơ kể về một cậu bé tuổi ngựa. Cậu bé thích khám phá những vùng đất mới nhưng luôn nhớ đường về với mẹ.
Chia sẻ
Câu 1 trang 5 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Trò chơi hỏi đáp: Mỗi em đặt 5 câu hỏi để hiểu về bạn.
M:
– Trò chơi bạn thích nhất là gì?
– Món ăn bạn thích nhất là món nào?
– Bạn thích môn học nào nhất?
– Bạn không thích điều gì?
– Nếu tự vẽ mình, bạn sẽ chú ý tới đặc điểm nào?
Trả lời:
5 câu hỏi để hiểu về bạn:
– Khi rảnh rỗi bạn thường hay làm gì?
– Bạn có thích nuôi con vật nuôi trong nhà không?
– Bạn có giúp đỡ bố mẹ công việc nhà không?
– Bạn có năng khiếu đặc biệt nào không?
– Món quà sinh nhật mà bạn đáng nhớ nhất?
Câu 2 trang 5 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Qua trò chơi trên, em hiểu “Chân dung của em” nghĩa là gì?
Trả lời:
“Chân dung của em” có nghĩa là đặc điểm, tính cách của bản thân giúp mọi người nhận diễn mình một cách dễ dàng. Mỗi người sẽ có một bức chân dung khác nhau.
Tuổi ngựa
– Mẹ ơi, con tuổi gì?
– Tuổi con là tuổi Ngựa
Ngựa không yên một chỗ
Tuổi con là tuổi đi…
– Mẹ ơi con sẽ phi
Qua bao nhiêu ngọn gió
Gió xanh miền trung du
Gió hồng vùng đất đỏ
Gió đen hút đại ngàn
Mấp mô triền núi đá…
Con mang về cho mẹ
Ngọn gió của trăm miền…
Ngựa con sẽ đi khắp
Trên những cánh đồng hoa
Lóa màu trắng hoa mơ
Trang giấy nguyên chưa viết
Con làm sao ôm hết
Mùi hoa huệ ngọt ngào
Gió và nắng xôn xao
Khắp đồng hoa cúc dại…
Tuổi con là tuổi Ngựa
Nhưng mẹ ơi đừng buồn
Dẫu cách núi cách rừng
Dẫu cách sông cách bể
Con tìm về với mẹ
Ngựa con vẫn nhớ đường.
(Xuân Quỳnh)
Đọc hiểu
Câu 1 trang 6 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Ở khổ thơ 1, bạn nhỏ hỏi mẹ điều gì? Mẹ trả lời thế nào?
Trả lời:
– Ở khổ thơ 1, bạn nhỏ hỏi mẹ “con tuổi gì?”.
– Mẹ trả lời rằng con tuổi ngựa, là tuổi đi.
Câu 2 trang 6 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Bạn nhỏ tưởng tượng “ngựa con” sẽ theo ngọn gió đi những đâu?
Trả lời:
Bạn nhỏ tưởng tượng “ngựa con” sẽ theo ngọn gió đi qua miền trung du, vùng đất đỏ, vùng đại ngàn, triền núi đá, cánh đồng hoa.
Câu 3 trang 6 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Theo em, vì sao bạn nhỏ tưởng tượng mỗi vùng đất có một màu gió riêng?
Trả lời:
Bạn nhỏ tưởng tượng mỗi vùng đất có một màu gió riêng vì bạn nhỏ muốn mang về cho mẹ ngọn gió của trăm miền.
Câu 4 trang 6 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Em thích những hình ảnh nào trong khổ thơ 3?
Trả lời:
Những hình ảnh trong khổ thơ 3 mà em thích ngựa con đi qua những cánh đồng hoa với màu trắng hoa mơ, mùi hương của hoa huệ và nắng gió của hoa cúc dại.
Câu 5 trang 6 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Em hãy nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ.
Trả lời:
Ngựa con trong bài thơ là một bạn nhỏ rất yêu mẹ và ngựa con là người rất hiếu thảo.
* Học thuộc lòng các khổ thơ 3 và 4.
Tự đọc sách báo trang 7
Câu 1 trang 7 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Tìm đọc thêm ở nhà:
– 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về các bạn cùng lứa tuổi với em.
– 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên.
Trả lời:
– 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về các bạn cùng lứa tuổi với em:
+ Bài thơ Ngắm trăng của Hoa Diên Vỹ.
+ Câu chuyện Sự tích hoa cúc trắng.
– 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên.
“Sự tích hoa cúc” là một câu chuyện ý nghĩa, đã để lại cho người đọc nhiều suy nghĩ về tình mẫu tử.
Vì thương mẹ em bé đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ và muốn mẹ sống lâu nên em đã tước cánh hoa thành nhiều cánh nhỏ. Tình yêu thương được thể hiện qua hành động, câu chuyện ngợi ca lòng hiếu thảo của em bé từ đó, khẳng định tình mẫu tử là một tình cảm thiêng liêng, bất diệt. Câu chuyện “Sự tích hoa cúc trắng” là một câu chuyện ý nghĩa, sâu sắc, đã bồi đắp thêm cho chúng ta tình cảm gia đình, tình mẫu tử thiêng liêng, giúp mỗi người nhận thức được trách nhiệm và có những hành động, việc làm chuẩn mực, phù hợp với đạo lý của con người.
Tình mẫu tử là tình cảm bất diệt vì thế mỗi con người phải có những hành động thể hiện sự hiếu thảo và đừng bao giờ làm đau lòng cha mẹ từ những việc làm nhỏ nhất. Đó cũng là trách nhiệm trả công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.
Câu 2 trang 7 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Viết vào phiếu đọc sách:
– Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn em thích).
– Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên.
Trả lời:
– Tên bài đọc: Sự tích hoa cúc trắng.
+ Sự việc: Mẹ của cô bé bị bệnh nhưng không có tiền mua thuốc chữa. Cô bé được bà tiên giúp đỡ “Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lây một bông hoa duy nhất trên đo. bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống được bằng đấy ngày”. Tuy nhiên bông hoa đó chỉ có bố cánh, cô bé liền xé nhỏ các cánh hoa để mẹ được sống thật lâu.
+ Nhân vật: Cô bé, bà tiên, mẹ.
+ Hình ảnh, câu văn em thích: Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên nhiều đến mức ko còn đếm được nữa. Từ đó người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé đó dành cho mẹ mình.
– Cảm nghĩ: Câu chuyện đã thể hiện lòng hiếu thảo của cô bé với mẹ của mình.
Viết: Viết đoạn văn về một nhân vật trang 7, 8
I. Nhận xét
Câu hỏi trang 7 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Nhân vật Dế Mèn trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí để lại cho em những ấn tượng mạnh mẽ cả về ngoại hình lẫn tính cách. Đó là một chú dế có thân hình cường tráng với đôi càng mẫm bóng, vuốt ở chân, ở khoeo cứng và nhọn hoắt, chỉ cần lia qua là những ngọn cỏ đã ngã rạp xuống. Mỗi bước đi của chú đều “trịnh trọng, khoan thai”, ra vẻ “con nhà võ”. Dế Mèn luôn lãnh diễn với bà con làng xóm về ngoại hình và sức mạnh của mình. Nhưng chính vì quá tự hào, Dế Mèn lại trở thành một kẻ kiêu căng và xốc nổi. Rất may là về sau, trải qua nhiều biến cố, chú đã thay đổi tính nết, biết yêu thương mọi người và làm nhiều việc có ích.
Theo Chi Mai
a) Đoạn văn viết về nội dung gì?
b) Câu mở đầu của đoạn văn trên (câu mở đoạn) có tác dụng gì?
c) Các câu văn tiếp theo phát triển những ý nào của câu mở đoạn?
Trả lời:
a) Đoạn văn trên viết về nhân vật Dế Mèn với những đặc điểm về ngoại hình và tính cách.
b) Câu mở đầu có tác dụng khái quát nội dung đoạn văn.
c) Các câu tiếp theo triển khai nội dung cụ thể về những ấn tượng về ngoại hình và tính cách.
II. Bài học
1. Viết đoạn văn về một nhân vật là nêu cảm nghĩ về đặc điểm (ngoại hình, tính cách) của nhân vật đó.
2. Câu mở đoạn thường giới thiệu nhân vật và nêu khái quát cảm nghĩ về đặc điểm của nhân vật. Các câu tiếp theo làm rõ những đặc điểm đã nêu ở câu mở đoạn.
III. Luyện tập
Đề bài trang 8 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Dựa theo quy tắc bàn tay, hãy nêu những việc cần làm để viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa.
Trả lời:
1. Viết về nhân vật bạn nhỏ tuổi ngựa.
2. Tìm ý
– Giới thiệu về nhân vật bạn nhỏ tuổi ngựa và nêu cảm nghĩ của em về nhân vật.
– Kể lại chuyện “Ngựa con” rong chơi khắp nơi cùng ngọn gió.
– Tả cảnh đẹp mà “Ngựa con vui chơi”
– Cậu bé dù đi muôn nơi vẫn tìm đường về với mẹ.
3. Sắp xếp ý
Sắp xếp các ý đã tìm được thành một hệ thống ý mạch lạc, logic.
4. Viết đoạn văn
Nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa của nhà thơ Xuân Quỳnh là một bạn nhỏ đáng yêu và rất hiếu thảo với mẹ. Mở đầu bài thơ, con hỏi mẹ: “Mẹ ơi, con tuổi gì?”. Tò mò hỏi cho biết, ngây thơ hỏi cho hay. Cần gì nghĩa lý sâu xa. Con thơ hiếu động. Chẳng lúc nào “yên một chỗ” Chắc là “Ngựa con” chạy nhảy và “hí” suốt ngày? Ngựa con đi qua những dặm đường, những không gian bao la, những miền đất lạ. “Ngọn gió của trăm miền” ở bốn phương trời với bao hương vị, ở “trên những cánh đồng hoa”. Những bông hoa con hái được ở khắp các miền đất lạ dâng lên mẹ hiền là bông hoa của tâm hồn trong trắng, bông hoa của lòng hiếu thảo và bông hoa ước mơ, khát vọng lên đường. Khổ cuối bài thơ nói lên tình thương mẹ của Ngựa con. Dù cách xa mẹ muôn trùng núi, rừng, sông, biển, con vẫn luôn hướng về mẹ hiền, vẫn tìm về cố hương gặp mẹ.
5. Hoàn chỉnh đoạn văn.
Học sinh đọc lại đoạn văn và sửa chữa nếu có lỗi.
Nói và nghe: Kể chuyện: Làm chị trang 8, 9
Làm chị
Câu 1 trang 8 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Nghe và kể lại câu chuyện.
Trả lời:
Em lắng nghe cô giáo kể và tự mình kể lại câu chuyện.
Câu 2 trang 8 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Trao đổi về câu chuyện
a) Em suy nghĩ gì về câu chuyện giữa Hồng và em trai? Giữa em với anh (hoặc chị, em) của mình có những điểm gì giống Hồng và Thái.
b) Từ những thay đổi của Hồng trong việc giúp đỡ mẹ và chăm sóc em trai, em có suy nghĩ gì?
c) Câu chuyện trên giúp em hiểu điều gì?
Trả lời:
Học sinh trao đổi và trả lời các câu hỏi theo hướng dẫn của giáo viên. Lưu ý về cách kể chuyện, trao đổi:
Đọc: Cái răng khểnh trang 9, 10
Nội dung chính Cái răng khểnh: Câu chuyện kể về cậu bé có chiếc răng khểnh, nhưng bị tự ti vì bạn bè trêu chọc. Từ đó cậu bé ít khi cười hơn. Nhưng sau khi tâm sự với bố và cô giáo cậu bé đã tự tin hơn về chiếc răng khểnh và cười nhiều hơn trước.
Cái răng khểnh
Tôi có một cái răng khểnh. Thỉnh thoảng, tụi bạn lại trêu tôi. Có bạn còn nói: “Đó là vì cậu không chịu đánh răng. Người siêng đánh răng, răng sẽ mòn đều”. Từ đó, tôi ít khi cười.
Một hôm, bố tôi hỏi:
– Sao dạo này bố ít thấy con cười?
Tôi nói:
Tại sao con phải cười hả bố?
– Đơn giản thôi. Khi cười khuôn mặt con sẽ rạng rỡ. Khuôn mặt người ta đẹp nhất là nụ cười.
– Nhưng con cười sẽ rất xấu.
– Tại sao? – Bố ngạc nhiên. – Ai nói với con vậy?
– Không ai cả, nhưng con biết rất xấu! Đẹp sao được khi có cái răng khểnh?
– Ái chà! – Bố bật cười. – Thì ra là vậy. Nó đẹp lắm, nó làm nụ cười của con khác với các bạn. Đáng lí con phải tự hào chứ. Mỗi người có một nét riêng. Hãy quan sát đi rồi con sẽ thấy rất nhiều điều bí mật về những người xung quanh mình.
Một hôm, tôi thuật lại câu nói của bố về điều bí mật cho cô giáo. Cô nhìn tôi, dịu dàng hỏi:
– Vậy em có điều bí mật gì không?
– Dạ, có. Nhưng em sẽ không kể cho cô nghe đâu ạ.
– Khi em kể điều bí mật cho một người biết giữ bí mật thì bí mật vẫn còn. Khi em kể cho cô, sẽ có hai người cùng giữ chung một bí mật.
Tôi đã kể cho cô nghe bí mật của tôi. Tôi cũng muốn kể cho các bạn nghe nữa, như vậy các bạn sẽ giữ giùm tôi một điều bí mật, bí mật về một cậu bé hay cười vì có cái răng khểnh.
(Theo Nguyễn Ngọc Thuần)
Đọc hiểu
Câu 1 trang 10 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Tại sao bạn nhỏ trong câu chuyện không thích cái răng khểnh?
Trả lời:
Bạn nhỏ trong truyện không thích cái răng khểnh vì: Thỉnh thoảng, tụi bạn lại trêu tôi. Có bạn còn nói: “Đó là vì cậu không chịu đánh răng. Người siêng đánh răng, răng sẽ mòn đều”.
Câu 2 trang 10 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Khi nghe bạn nhỏ giải thích người bố đã nói gì?
Trả lời:
Khi nghe bạn nhỏ giải thích người bố đã nói: Nó đẹp lắm, nó làm nụ cười của con khác với các bạn. Đáng lí con phải tự hào chứ. Mỗi người có một nét riêng. Hãy quan sát đi rồi con sẽ thấy rất nhiều điều bí mật về những người xung quanh mình.
Câu 3 trang 10 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Em có suy nghĩ gì về điều người bố nói?
Trả lời:
Điều người bố nói thật chính xác, giúp cho đứa con thêm tự tin về nụ cười và chiếc răng khểnh của mình.
Câu 4 trang 10 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Vì sao bạn nhỏ kể cho cô giáo nghe bí mật của mình?
Trả lời:
Bạn nhỏ kể cho cô giáo nghe bí mật của mình bởi vì khi bạn nhỏ kể điều bí mật cho một người biết giữ bí mật thì bí mật vẫn còn. Khi bạn nhỏ kể cho cô, sẽ có hai người cùng giữ chung một bí mật.
Câu 5 trang 10 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Em nghĩ như thế nào về “nét riêng” (ngoại hình, giọng nói, cách ăn mặc,…) của mỗi người?
Trả lời:
“Nét riêng” của mỗi người giúp tạo nên phong cách của mỗi cá nhân. Khi biết tận dụng những nét riêng ấy sẽ giúp cho bản thân thêm thu hút và tự tin hơn.
Luyện từ và câu: Danh từ trang 10, 11
I. Nhận xét
Câu 1 trang 10 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Tìm các từ chỉ sự vật trong những câu sau:
a) Mẹ giao cho Hồng chăm sóc cửa nhà, quét tước, dọn dẹp.
Theo Bích Thuận
b) Chích bông năng nhặt sâu, bắt mối phá mùa màng và cây cối.
Tô Hoài
c) Những cơn mưa ở mùa vụ tiếp theo giúp các cánh đồng dần xanh tươi trở lại.
Theo Tính Lê và Nguyễn Cường.
Trả lời:
Các danh từ chỉ sự vật:
a) mẹ, Hồng, cửa nhà.
b) chích bông, sâu, mối, mùa màng, cây cối.
c) cơn mưa, cánh đồng, vụ mùa.
Câu 2 trang 11 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Xếp các từ nói trên vào nhóm thích hợp.
Trả lời:
Chỉ người: mẹ, Hồng
Chỉ vật: nhà cửa, cây cối, cánh đồng
Chỉ con vật: chích bông, mối
Chỉ hiện tượng tự nhiên: cơn mưa
Chỉ thời gian: vụ mùa, mùa màng
II. Bài học
Danh từ là từ chỉ sự vật (người, vật, con vật, thời gian, hiện tượng, tự nhiên,…)
III. Luyện tập
Câu 1 trang 11 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Tìm danh từ trong các câu sau:
Có khi nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành ông Mặt Trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa?
Theo Trần Hoài Dương
Trả lời:
Các danh từ: bạn, hoa, quả, ngôi sao, ông Mặt trời, niềm vui, mọi người, câu chuyện cổ tích, bác gió, đêm, ngày.
Câu 2 trang 11 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Viết một câu giới thiệu về bản thân hoặc về một người bạn. Chỉ ra danh từ mà em đã sử dụng.
Trả lời.
Câu giới thiệu: Em là học sinh lớp 4A, trường Tiểu học Võ Thị Sáu.
Danh từ: học sinh,…
Viết: Luyện tập viết đoạn văn về một nhân vật trang 11
Câu 1 trang 11 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Tìm ý và sắp xếp ý cho 1 trong 3 đoạn văn sau:
a) Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa.
b) Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Hồng trong câu chuyện Làm chị.
c) Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Chiếc răng khểnh.
Trả lời:
* Bạn nhỏ Tuổi Ngựa
a) Cảm nghĩ chung về nhân vật: Nhân vật bạn nhỏ đáng yêu, hiếu thảo.
b) Đặc điểm ngoại hình của nhân vật: Nhanh nhẹn
c) Đặc điểm tính cách: Thích khám phá, thương mẹ và hiếu thảo với mẹ.
* Cô bé Hồng:
a) Cảm nghĩ chung về nhân vật: Hồng là một cô bé ngoan.
b) Đặc điểm ngoại hình của nhân vật: Hồng là một cô gái cao, lớn.
c) Đặc điểm tính cách: Biết rút kinh nghiệm cho bản thân, biết chăm sóc em, giúp đỡ mẹ công việc nhà.
* Bạn nhỏ trong câu chuyện Chiếc răng khểnh.
a) Cảm nghĩ chung về nhân vật: Nhân vật bạn nhỏ là một bạn nhỏ đáng yêu.
b) Đặc điểm ngoại hình của nhân vật: bạn nhỏ có một chiếc răng khểnh.
c) Đặc điểm tính cách: Tự ti khi bạn bè trêu trọc về chiếc răng khểnh. Tự tin khi chia sẻ câu chuyện của mình với bố và cô giáo.
Câu 2 trang 11 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Trao đổi với bạn để hoàn chỉnh kết quả tìm ý và sắp xếp ý.
Trả lời:
HS trao đổi với các bạn về kết quả tìm ý và sắp xếp ý.
Đọc: Vệt phấn trên mặt bàn trang 12, 13
* Nội dung chính Vệt phấn trên mặt bàn: Câu chuyện kể về Minh và người bạn mới quen tên Thi Ca. Mỗi Lần viết bài, Minh hay bị Thi Ca huých vào tay khi viết bài, cậu đã lấy phấn kẻ một đường trên mặt bàn. Khi hiểu rõ sự tình về bàn tay mặt của Thi Ca, Minh đã hối hận với hành động của mình.
Vệt phấn trên mặt bàn
Lớp Minh có thêm học sinh mới. Đó là một cô bạn có cái tên rất ngộ: Thi Ca. Cô giáo xếp Thi Ca ngồi ngay cạnh Minh. Minh tò mò ngó mái tóc xù lông nhím của bạn, định bụng sẽ làm quen với “người hàng xóm” mới thật vui vẻ.
Nhưng cô bạn tóc xù toàn làm Minh bực mình. Trong lúc Minh bặm môi, nắn nót từng dòng chữ trên trang vở thì hai cái cùi chỏ đụng nhau đánh cộp làm chữ nhảy chồm lên, rớt khỏi dòng. Tất cả rắc rối là do Thi Ca viết tay trái. Hai, ba lần, Minh phải kêu lên:
– Bạn xê ra chút coi! Đụng tay mình rồi nè!
Tới lần thứ tư, Minh lấy phấn kẻ một đường chia đôi mặt bàn:
– Đây là ranh giới. Bạn không được để tay thò qua chỗ mình nhé!
Thi Ca nhìn đường phấn trắng, gương mặt thoáng buồn. Đường ranh giới cứ thế tồn tại trên mặt bàn hết một tuần.
Hôm ấy, trống vào lớp lâu rồi mà không thấy Thi Ca xuất hiện. Thì ra bạn ấy phải vào bệnh viện. Cô giáo nói:
– Hi vọng lần này bác sĩ sẽ giúp chữa lành cánh tay mặt để bạn không phải viết bằng tay trái nữa!
Lời cô giáo làm Minh chợt nhớ ra Thi ca hay giấu bàn tay mặt trong hộc bàn. Minh nhớ ánh mắt buồn của bạn lúc nhìn Minh vạch đường phấn trắng. Càng nhớ càng ân hận. Mím môi, Minh đè mạnh chiếc khăn, xóa vệt phấn trên mặt bàn.
“Mau về nhé, Thi Ca!” – Minh nói với vệt phấn chỉ còn là một đường mờ nhạt trên mặt gỗ lốm đốm vân nâu.
Theo Nguyễn Thị Kim Hòa.
Đọc hiểu
Câu 1 trang 13 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Những đặc điểm nào của người bạn mới khiến Minh chú ý?
Trả lời:
Những đặc điểm của người bạn mới khiến Minh chú ý: cái tên rất ngộ: Thi Ca và mái tóc xù như lông nhím.
Câu 2 trang 13 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Vì sao Thi Ca thường đụng vào tay Minh khi đang viết?
Trả lời:
Thi Ca thường đụng vào tay Minh khi đang viết bởi vì Thi Ca viết tay trái.
Câu 3 trang 13 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Minh dùng phấn kẻ một đường chia đôi mặt bàn để làm gì?
Trả lời:
Minh dùng phấn kẻ một đường chia đôi mặt bàn để vạch rõ ranh giới, để Thi Ca không chạm vào Minh khi viết bài nữa.
Câu 4 trang 13 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Khi cô giáo cho biết Thi Ca phải vào bệnh viện, Minh đã nhớ lại những gì?
Trả lời:
Khi cô giáo cho biết Thi Ca phải vào bệnh viện, Minh đã nhớ lại bàn tay mặt Thi Ca thường giấu trong hộc bàn, nhớ ánh mắt buồn của bạn lúc Minh vạch đường phấn trắng.
Câu 5 trang 13 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
Trả lời:
Câu chuyện muốn nói: hãy thông cảm cho những khuyết điểm của người khác.
Viết: Luyện tập viết đoạn văn về một nhân vật trang 13
Đề bài trang 13 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Dựa vào kết quả tìm ý và sắp xếp ý ở tiết trước, hãy viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong một câu chuyện đã học (hoặc đã đọc, đã nghe).
Trả lời:
Hoạt động 4. Viết đoạn văn
Bạn nhỏ trong câu chuyện Chiếc răng khểnh là một cậu bé đáng yêu với những suy nghĩ về chiếc răng khểnh của mình. Cậu bé cảm thấy rất tự ti khi bị bạn trêu về chiếc răng ấy. Điều đó đã trở thành một nút thắt trong lòng khiến cho cậu bé ít cười hơn trước. Khi tâm sự với bố, cậu bé đã bớt tự ti hơn trước. Cậu coi đó là một bí mật của mình. Khi tâm sự với cô giáo về bí mật ấy, cậu bé đã cảm thấy vui vẻ hơn vì đã có thêm người giữ gìn bí mật cho mình. Chiếc răng khểnh sẽ là một kỉ niệm đáng yêu của cậu.
Hoạt động 5. Hoàn chỉnh đoạn văn.
Học sinh đọc lại bài viết của mình và sửa chữa nếu có lỗi sai.
Nói và nghe: Trao đổi: Chân dung của em, của bạn trang 13, 14
Chân dung của em, của bạn
Câu 1 trang 13 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Hãy nêu cảm nghĩ của em về đặc điểm của các nhân vật trong những câu chuyện, bài thơ đã học ở Bài 1.
a) Nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa.
b) Nhân vật Hồng trong câu chuyện Làm chị.
c) Nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Cái răng khểnh.
d) Nhân vật Minh trong câu chuyện Vết phấn trên mặt bàn.
Trả lời:
Cảm nghĩ của em về các nhân vật trong những câu chuyện, bài thơ đã học ở Bài 1:
a) Nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa là một một cậu bé hiếu thảo. Dù có đi khắp muôn nơi, cậu bé luôn tìm đường về với mẹ.
b) Nhân vật Hồng trong câu chuyện làm chị đã ý thức được trách nhiệm làm chị của mình. Từ đó, Hồng đã biết giúp đỡ mẹ trông em và làm việc nhà.
c) Nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Cái răng khểnh là một bạn nhỏ đáng yêu. Ban đầu, cậu bé tự ti về chiếc răng khểnh do bị bạn bè trêu chọc. Sau khi tâm sự với bố và cô giáo, cậu bé đã thấy tự tin và vui vẻ hơn.
d) Nhân vật Minh trong câu chuyện Vệt phấn trên bàn là một người bạn tốt. Khi chưa hiểu rõ về Thi Ca, Minh đã rất khó chịu khi viết bài và vạch ra ranh giới. Nhưng sau đó, Minh đã hiểu và ân hận về hành động của mình.
Câu 2 trang 13 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Em sẽ ứng xử như thế nào?
a) Nếu bạn em có một đặc điểm (về ngoại hình hoặc tính cách) khác biệt mọi người?
b) Nếu em có một đặc điểm (về ngoại hình và tính cách) khác biệt mọi người?
Trả lời:
a) Nếu bạn em có một đặc điểm (về ngoại hình hoặc tính cách) khác biệt mọi người em sẽ tôn trọng những điểm khác biệt đó. Coi đó là một phong cách riêng của bạn ấy.
b) Nếu em có một đặc điểm (về ngoại hình và tính cách) khác biệt mọi người em sẽ coi đó là phong cách riêng của mình, tự tin về những điểm đó.
Câu 3 trang 13 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Nêu những đức tính mà em thích ở một người bạn của em.
Trả lời:
Những đức tính mà em thích ở một người bạn của em: bạn A là một học sinh giỏi, bạn rất tốt bụng, thường xuyên giúp đỡ những người xung quanh.
Đọc: Những vết đinh trang 14, 15
* Nội dung chính Những vết đinh: Câu chuyện kể về một cậu bé hay nổi nóng và bài học ý nghĩa mà cha cậu đã dạy qua những vết đinh. Bài học đã giúp cậu bé kiềm chế tính nóng của mình và giúp cậu bé hiểu ra nhiều điều trong cuộc sống.
Những vết đinh
Có một cậu bé nọ tính hay cáu kỉnh. Cha cậu bèn đưa cho cậu một túi đinh và bảo:
– Mỗi lần con cáu kỉnh với ai, con hãy đóng một cái đinh lên hàng rào gỗ.
Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng 15 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu đã biết kiềm chế những cơn nóng giận, số đinh cậu đóng trên hàng rào ngày một ít đi. Cậu nhận thấy kiềm chế cơn giận còn dễ hơn là phải đóng một cái đinh lên hàng rào.
Đến một hôm, cậu đã không còn cáu giận với ai trong suốt cả ngày. Cậu thưa với cha. Người cha bảo:
– Sau một ngày mà con không hề cáu giận ai, con hãy nhổ một cái đinh ra khỏi hàng rào.
Ngày lại trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé hãnh diện khoe với cha rằng không còn một cái đinh nào trên hàng rào. Cha liền dẫn cậu đến bên hàng rào, bảo:
– Con đã làm mọi việc rất tốt. Nhưng hãy nhìn lên hàng rào: Dù con đã nhổ đinh đi, vết đinh vẫn còn. Nếu con xúc phạm ai đó trong cơn giận lời xúc phạm của con cũng giống như những chiếc đinh này: Chúng để lại những vết thương khó lành trong lòng người khác và cả trong lòng con nữa. Mà vết thương tinh thần còn tệ hơn những vết đinh rất nhiều.
(Mai Văn Khôi)
Đọc hiểu
Câu 1 trang 15 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Người cha dạy con trai kiềm chế tính nóng nảy bằng cách nào?
Trả lời:
Người cha dạy con trai kiềm chế tính nóng nảy bằng cách đóng đinh vào hàng rào gỗ.
Câu 2 trang 15 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Khi cậu bé đã kiềm chế được tính nóng nảy, người cha bảo cậu làm gì?
Trả lời:
Khi cậu bé đã kiềm chế được tính nóng nảy, người cha đã bảo con: Sau một ngày mà con không hề cáu giận ai, con hãy nhổ một cái đinh ra khỏi hàng rào.
Câu 3 trang 15 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Em hiểu “vết đinh” trong câu “Dù con đã nhổ đinh đi, vết đinh vẫn còn” chỉ điều gì?
Trả lời:
“Vết đinh” trong câu “Dù con đã nhổ đinh đi, vết đinh vẫn còn” chỉ những vết thương khó lành trong lòng người khác và cả trong lòng đứa con sau những lời xúc phạm của cơn giận.
Câu 4 trang 15 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Hãy nói về một lần em giận dỗi hoặc cáu kỉnh với ai đó. Nêu suy nghĩ của em về việc ấy.
Trả lời:
Một lần em giận dỗi bạn cùng lớp, em đã buông những lời nói khó nghe và làm tổn thương bạn ấy. Sau đó em nhận ra mình đã sai, tuy nhiên em cũng rất ân hận về những lời nói của mình khi nóng nảy.
Luyện từ và câu: Dấu gạch ngang trang 15, 16
I. Nhận xét
Câu hỏi trang 15 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Dấu gạch ngang trong bảng sau được dùng làm gì?
NHÂN VẬT TRONG CÁC CÂU CHUYỆN, BÀI THƠ ĐÃ HỌC
– Bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa.
– Hồng trong câu chuyện Làm chị.
– Bạn nhỏ trong câu chuyện Cái răng khểnh.
– Minh trong câu chuyện Vệt phấn trên mặt bàn.
– Bạn nhỏ trong câu chuyện Những vết đinh.
Trả lời:
Dấu gạch ngang trong bảng sau được dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê tên các nhân vật trong các câu chuyện, bài thơ đã học.
II. Bài học
Dấu gạch ngang được dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
III. Luyện tập
Câu 1 trang 16 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Viết lại đoạn văn sau bằng cách sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu các ý được liệt kê.
Trẻ em có bổn phận sau đây: yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn; thương yêu em nhỏ; đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn.
Trả lời:
Trẻ em có bổn phận sau đây:
– Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ;
– Kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn;
– Thương yêu em nhỏ; đoàn kết với bạn bè;
– Giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn.
Câu 2 trang 16 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Hãy viết một đoạn văn ngắn kể về những đức tính tốt của em, trong đó có sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu các ý được liệt kê.
Trả lời:
Em là một học sinh lớp 4. Ở nhà hay trên trường bố mẹ, thầy cô luôn dạy cho em những điều hay lẽ phải. Điều đó đã khiến em trở thành một người con ngoan trò giỏi:
– Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ;
– Kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn;
– Thương yêu em nhỏ; đoàn kết với bạn bè;
– Giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn.
Góc sáng tạo: Em tuổi gì? trang 16
Em tuổi gì?
Câu 1 trang 16 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Tên mỗi năm âm lịch được đặt theo tên một con vật (con giáp). Em hãy đọc tên các con giáp dưới đây và cho biết đó là những con vật nào.
Trả lời:
Tí – chuột; sửu – trâu; dần – hổ; mão – mèo; thìn – rồng; tị – rắn; ngọ – ngựa; mùi – dê; thân – khỉ; dậu – gà; tuất – chó; hợi – lợn.
Câu 2 trang 16 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Trao đổi:
a) Em thích con giáp nào? Vì sao?
b) Em sinh năm nào? Em thích con giáp là tuổi của em ở những điểm nào?
Trả lời:
a) Em thích con giáp tuất – chó vì nhà em có nuôi một chú chó rất dễ thương.
b) Em sinh năm mão – mèo. Con mèo là một con vật thông minh và nhanh nhẹn.
Câu 3 trang 16 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Viết đoạn văn (hoặc 4 – 6 dòng thơ) theo một trong hai nội dung sau:
a) Con giáp mà em thích.
b) Con giáp là tuổi của em.
Hãy trang trí bài viết bằng tranh hoặc ảnh con vật đó.
Trả lời:
a) Viết đoạn văn về con giáp mà em thích:
Em là một người rất yêu động vật, em cũng có cho riêng mình một chú chó con rất đáng yêu. Hơn cả một vật nuôi cưng, chú cún của em còn là một người bạn mà em hết sức yêu quý, tin tưởng. Từ ngày có cún con bên cạnh, cuộc sống của em trở nên vui nhộn và sống động hơn. Cậu bạn nhỏ nhưng hết sức dễ thương đã đem đến cho em rất nhiều sự hứng khởi.
b) Viết đoạn văn về con giáp là tuổi của em.
Con mèo là một con vật rất đáng yêu trong cuộc sống. Vì sinh năm con mèo nên em cũng đã được mẹ mua cho một chú mèo rất xinh xắn. Ngày đầu tiên trở thành một người bạn trong gia đình, chú mèo còn bé xíu, tầm bằng chai nước nhỏ. Vậy mà thoáng qua đã một năm trời, chú mèo đã lớn hơn, trưởng thành hơn, không còn rụt rè như hồi đầu. Chú mèo rất thông minh và nhanh nhẹn. Nó cũng rất thân thiết với các thành viên trong gia đình tôi. Cả nhà ai cũng yêu quý chú mèo.
Câu 4 trang 16 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Giới thiệu, bình chọn sản phẩm hay và đẹp.
Trả lời:
Học sinh trao đổi bài với các bạn và bình chọn sản phẩm hay và đẹp nhất.
Tự đánh giá trang 17, 18
A. Đọc và làm bài tập
Chiếc lá
Chim sâu hỏi chiếc lá:
– Lá ơi, hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
– Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu!
– Tôi không tin! Bạn đừng có giấu! Nếu vậy, sao bông hoa kia có vẻ rất biết ơn bạn?
– Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ, tôi là một búp non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế mãi cho đến bây giờ.
– Thật như thế sao? Có khi nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành ông Mặt Trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa?
– Chưa. Chưa có một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác cả. Suối đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.
– Thế thì chán thật! Cuộc đời bạn bình thường thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện!
– Tôi không bịa tí nào đâu! Mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi: những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói trên kia.
(Theo Trần Hoài Dương)
* Câu hỏi và bài tập
Câu 1 trang 18 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Vì sao chim sâu muốn biết về cuộc đời của chiếc lá? Tìm ý đúng:
a) Vì chim sâu thấy chiếc lá rất đẹp.
b) Vì chim sâu thấy bông hoa rất biết ơn chiếc lá.
c) Vì chim sâu thấy chiếc lá muốn giấu bí mật.
d) Vì chim sâu thấy bác gió kể nhiều về chiếc lá.
Trả lời:
Chọn đáp án: b) Vì chim sâu thấy bông hoa rất biết ơn chiếc lá.
Câu 2 trang 18 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Cuộc đời của chiếc lá diễn ra thế nào? Tìm ý đúng:
a) Từ một búp non lớn dần thành chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế mãi.
b) Từ một búp non lớn dần thành chiếc lá rồi thành hoa, thành quả.
c) Từ một búp non lớn dần thành chiếc lá rồi thành ông Mặt Trời.
d) Từ một búp non lớn dần thành chiếc lá rồi thành ngôi sao.
Trả lời:
Chọn đáp án a) Từ một búp non lớn dần thành chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế mãi.
Câu 3 trang 18 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Vì sao bông hoa biết ơn chiếc lá? Tìm ý đúng:
a) Vì chiếc lá rất đẹp.
b) Vì chiếc lá rất nhỏ nhoi, bình thường.
c) Vì nhờ có lá mới có hoa, quả, đem lại niềm vui cho mọi người.
d) Vì chiếc lá từng biến thành ông Mặt Trời, đem lại niềm vui cho mọi người.
Trả lời:
Chọn đáp án c) Vì nhờ có lá mới có hoa, quả, đem lại niềm vui cho mọi người.
Câu 4 trang 18 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Trong đoạn văn sau, dấu gạch ngang được dùng làm gì?
Câu chuyện Chiếc lá của nhà văn Trần Hoài Dương có ba nhân vật:
– Chim sâu ngây thơ, ngộ nghĩnh.
– Bông hoa sâu sắc, ân tình.
– Chiếc lá giản dị mà có ích.
Trả lời:
Dấu gạch ngang được dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
Câu 5 trang 18 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Hãy đóng vai chim sâu, viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về nhân vật “chiếc lá” trong câu chuyện trên.
Trả lời:
Tôi là chim sâu, sau khi trò chuyện với chiếc lá và hoa tôi đã rất khâm phục chiếc lá. Ban đầu, tôi thấy đó là một chiếc lá nhạt nhẽo. Khi nghe bông hoa ca ngợi, tôi còn thấy bông rất khéo bịa chuyện. Sau khi hiểu được, tôi thấy chiếc lá thật có ích. Tôi đã nghĩ rằng: Có khi nào chiếc lá biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành ông Mặt Trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày. Nhưng không, chiếc lá tuy rất giản dị nhưng lại vô cùng có ích cho đời. Nhờ có lá mới những hoa, những quả, những niềm vui.
B. Tự nhận xét
Câu 1 trang 18 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Em đạt yêu cầu ở mức nào?
Trả lời:
HS tự đánh giá bài làm của mình.
Câu 2 trang 18 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Em cần cố gắng thêm về mặt nào?
Trả lời:
HS dựa vào bài đánh giá và rút kinh nghiệm cho bản thân.
Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều hay, chi tiết khác:
Bài 1: Chân dung của em
Bài 2: Chăm học, chăm làm
Bài 3: Như măng mọc thẳng
Bài 4: Kho báu của em
Bài 5: Ôn tập giữa học kì 1