Câu hỏi:
Bố của Hà chuẩn bị đi công tác bằng máy bay. Theo kế hoạch, máy bay sẽ cất cánh lúc 2 giờ 45 phút chiều. Bố của Hà cần phải có mặt ở sân bay trước ít nhất 2 giờ để làm thủ tục, biết rằng đi từ nhà Hà đến sân bay mất khoảng 55 phút. Hỏi bố của Hà phải đi từ nhà muộn nhất là lúc mấy giờ để đến sân bay kịp giờ?
A. 12 giờ 45 phút;
B. 11 giờ 45 phút;
C. 11 giờ 50 phút;
Đáp án chính xác
D. 12 giờ 50 phút.
Trả lời:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Đổi 2 giờ 45 phút chiều = 14 giờ 45 phút = 14,75 giờ;
55 phút = \(\frac{{55}}{{60}}\) giờ
Bố Hà phải có mặt tại sân bay muộn nhất là lúc: 14,75 – 2 = 12,75 (giờ)
Bố của Hà phải đi từ nhà muộn nhất là lúc: 12,75 − \(\frac{{55}}{{60}}\) = \(11\frac{5}{6}\) (giờ) = 11 giờ 50 phút.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho a, b \[ \in \mathbb{Z}\], b ≠ 0, x = \[\frac{a}{b}\]. Nếu a, b khác dấu thì:
Câu hỏi:
Cho a, b \[ \in \mathbb{Z}\], b ≠ 0, x = \[\frac{a}{b}\]. Nếu a, b khác dấu thì:
A. x = 0;
B. x > 0;
C. x < 0;
Đáp án chính xác
D. Cả B, C đều sai.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Ta có x = \[\frac{a}{b}\]; a, b \[ \in \mathbb{Z}\], b ≠ 0; a, b khác dấu thì x < 0.
Vì số hữu tỉ \[\frac{a}{b}\] là phép chia số a cho số b mà hai số nguyên a, b khác dấu nên khi chia cho nhau luôn ra số âm suy ra x < 0).====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Số hữu tỉ \[\frac{3}{4}\] được biểu diễn bởi:
Câu hỏi:
Số hữu tỉ \[\frac{3}{4}\] được biểu diễn bởi:
A. Bốn điểm trên trục số;
B. Ba điểm trên trục số;
C. Hai điểm trên trục số;
D. Một điểm duy nhất trên trục số.
Đáp án chính xác
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Trên trục số mỗi số chỉ được biểu diễn bởi một điểm duy nhất. Số hữu tỉ \[\frac{3}{4}\]được biểu diễn trên trục số như hình dưới đây:
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Khẳng định nào trong các khẳng định sau là đúng?
Câu hỏi:
Khẳng định nào trong các khẳng định sau là đúng?
A. Số 0 không phải là số hữu tỉ;
B. Số 0 là số hữu tỉ nhưng không phải là số hữu tỉ dương cũng không phải là số hữu tỉ âm;
Đáp án chính xác
C. Số 0 là số hữu tỉ âm;
D. Số 0 là số hữu tỉ dương.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Số 0 là số hữu tỉ nhưng không phải là số hữu tỉ dương cũng không phải là số hữu tỉ âm.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Số đối của các số hữu tỉ sau: 0,5; −2; 9; \[\frac{{ – 7}}{9}\] lần lượt là:
Câu hỏi:
Số đối của các số hữu tỉ sau: 0,5; −2; 9; \[\frac{{ – 7}}{9}\] lần lượt là:
A. −0,5; 2; 9; \[\frac{7}{9}\];
B. −0,5; 2; −9; \[\frac{7}{{ – 9}}\];
C. −0,5; 2; −9; \[\frac{7}{9}\];
Đáp án chính xác
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Hai số hữu tỉ có điểm biểu diễn trên trục số cách đều và nằm về hai phía điểm gốc O là hai số đối nhau. Số đối của số hữu tỉ x là –x.
Nên số đối của các số hữu tỉ sau: 0,5; −2; 9; \[\frac{{ – 7}}{9}\] lần lượt là −0,5; 2; −9; \[\frac{7}{9}\].====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Sắp xếp các số hữu tỉ \[\frac{{ – 1}}{4};\,\,\frac{{ – 3}}{2};\,\,\frac{4}{5};\,\,0\] theo thứ tự tăng dần?
Câu hỏi:
Sắp xếp các số hữu tỉ \[\frac{{ – 1}}{4};\,\,\frac{{ – 3}}{2};\,\,\frac{4}{5};\,\,0\] theo thứ tự tăng dần?
A. \[\frac{{ – 1}}{4};\,\,\frac{{ – 3}}{2};\,\,\frac{4}{5};\,\,0\];
B. \[\frac{{ – 3}}{2};\,\,\frac{{ – 1}}{4};\,\,0;\,\,\frac{4}{5}\];
Đáp án chính xác
C. \[0;\,\,\frac{{ – 1}}{4};\,\,\frac{{ – 3}}{2};\,\,\frac{4}{5}\];
D. \[\frac{{ – 1}}{4};\,\,0;\,\,\frac{{ – 3}}{2};\,\,\frac{4}{5}\].
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
+ Ta có:\[\frac{{ – 1}}{4} < 0;\] \[\frac{{ – 3}}{2} < 0;\]\[0 < \frac{4}{5}.\]
+ So sánh \[\frac{{ – 1}}{4}\] và \[\frac{{ – 3}}{2}\].
Ta có: \[\frac{{ – 3}}{2} = \frac{{ – 6}}{4}\]
Vì \[\frac{{ – 6}}{4} < \frac{{ – 1}}{4}\] nên \[\frac{{ – 3}}{2} < \frac{{ – 1}}{4}\].
Do đó \[\frac{{ – 3}}{2} < \,\frac{{ – 1}}{4} < \,\,0\,\, < \,\,\frac{4}{5}\].
Vậy thứ tự sắp xếp tăng dần là \[\frac{{ – 3}}{2};\,\,\frac{{ – 1}}{4};\,\,0;\,\,\frac{4}{5}\].====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====