Câu hỏi:
Trong một buổi tiệc, ban tổ chức dự định trao cho tất cả số khách mời mỗi người hai phần quà. Nhưng vì có 5 khách không đến nên ban tổ chức đã tặng cho mỗi khách tham dự ba phần quà thì vừa đủ số quà đã chuẩn bị. Hỏi có bao nhiêu khách được mời tham dự buổi tiệc?
A.15 khách
Đáp án chính xác
B.16 khách
C.17 khách
D.18 khách
Trả lời:
Vì có 5 khách mời không đến nên còn dư 10 phần quà (ban tổ chức dự định trao cho tất cả số khách mời mỗi người hai phần quà).Sau đó mỗi khách tham dự được tặng tổng là 3 phần quà, hơn 1 phần quà so với dự kiến ban đầu.Do đó mỗi khách tham dự được thêm 1 phần quà, 10 phần quà còn dư vừa ứng với có 10 người tham dự.Vậy số khách được mời là 10 + 5 = 15 (khách)Chọn đáp án A.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Tập hợp A các số tự nhiên bé hơn 5 được viết là
Câu hỏi:
Tập hợp A các số tự nhiên bé hơn 5 được viết là
A. A = [0; 1; 2; 3; 4]
B. A = [1; 2; 3; 4]
C. A = {0; 1; 2; 3; 4}
Đáp án chính xác
D. A = {1; 2; 3; 4}
Trả lời:
Các số tự nhiên bé hơn 5 là: 0; 1; 2; 3; 4. Ký hiệu tập hợp đó là: A = {0; 1; 2; 3; 4}.Chọn đáp án C.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Tập hợp A các số tự nhiên chia hết cho 5 và không vượt quá 30 là:
Câu hỏi:
Tập hợp A các số tự nhiên chia hết cho 5 và không vượt quá 30 là:
A. A = {0; 5; 10; 15; 20; 25; 30}
Đáp án chính xác
B. A = {0; 5; 10; 20; 30}
C. A = {0; 10; 20; 30}
D. A = {0; 5; 10; 15; 20; 25}
Trả lời:
Số tự nhiên chia hết cho 5 và không vượt quá 30 là: 0; 5; 10; 15; 20; 25; 30.Ký hiệu tập hợp là: A = {0; 5; 10; 15; 20; 25; 30}Chọn đáp án A.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Kết quả của phép chia 2351000: 235500là:
Câu hỏi:
Kết quả của phép chia 2351000: 235500là:
A. 2352
B. 235500
Đáp án chính xác
C. 2351500
D. 12
Trả lời:
2351000: 235500= 2351000 – 500= 235500Chọn đáp án B.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Nếu có số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b (b khác 0) thì:
Câu hỏi:
Nếu có số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b (b khác 0) thì:
A. a là bội của b
Đáp án chính xác
B. a là ước của b
C. b là số nguyên tố
D. a là hợp số
Trả lời:
Nếu có số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b (b khác 0) thì ta nói a là bội của b, còn b gọi là ước của a.Chọn đáp án A.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Trong các số sau, số nào là bội của 3?
Câu hỏi:
Trong các số sau, số nào là bội của 3?
A. 155
B. 227
C. 451
D. 618
Đáp án chính xác
Trả lời:
Số là bội của 3 khi số đó chia hết cho 3.
Ta thấy trong 4 đáp án chỉ có 618 là chia hết cho 3.
Chọn đáp án D.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====