Câu hỏi:
Tính giá trị của biểu thức (-156) – x, khi:a) x = -26;b) x = 76;c) x = (- 28) – (- 143).
Trả lời:
a) Thay x = -26 vào biểu thức (-156) – x ta được:(-156) – x = (-156) – (-26) = (-156) + 26 = – (156 – 26) = – 130. (do 156 > 26)b) Thay x = 76 vào biểu thức (-156) – x ta được:(-156) – x = (-156) – 76 = (-156) + (-76) = – (156 + 76) = – 232.c) Thay x = (- 28) – (- 143) vào biểu thức (-156) – x ta được:(-156) – x = (-156) – [(-28) – (-143)] = (-156) – [(-28) + 143] = (-156) – (143 – 28) = (- 156) – 115 = (-156) + (-115) = – (156 + 115) = – 271.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Từ gốc O trên trục số, di chuyển sang trái 3 đơn vị đến điểm A (H.3.10). Điểm A biểu diễn số nào?
Câu hỏi:
Từ gốc O trên trục số, di chuyển sang trái 3 đơn vị đến điểm A (H.3.10). Điểm A biểu diễn số nào?
Trả lời:
Vì từ gốc O trên trục số, di chuyển sang trái 3 đơn vị đến điểm A ta được điểm A biểu diễn số -3.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Di chuyển tiếp sang trái thêm 5 đơn vị đến điểm B (H.3.11). B chính là điểm biểu diễn kết quả của phép cộng (-3) + (-5). Điểm B biểu diễn số nào? Từ đó suy ra giá trị của tổng (-3) + (-5).
Câu hỏi:
Di chuyển tiếp sang trái thêm 5 đơn vị đến điểm B (H.3.11). B chính là điểm biểu diễn kết quả của phép cộng (-3) + (-5). Điểm B biểu diễn số nào? Từ đó suy ra giá trị của tổng (-3) + (-5).
Trả lời:
Vì từ điểm A (điểm biểu diễn số -3) di chuyển sang trái 5 đơn vị ta được điểm B. Do đó điểm B biểu diễn số -8.Mà B chính là điểm biểu diễn kết quả của phép cộng (-3) + (-5) nên (-3) + (-5) = -8
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Thực hiện các phép cộng sau:(- 12) + (- 48)(- 236) + (- 1 025)
Câu hỏi:
Thực hiện các phép cộng sau:(- 12) + (- 48)(- 236) + (- 1 025)
Trả lời:
Ta có: (- 12) + (- 48) = – (12 + 48) = -60;Ta có: (- 236) + (- 1 025) = – (236 + 1 025) = – 1 261.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Sử dụng phép cộng hai số nguyên âm để giải bài toán sau (H.3.12):Một chiếc tàu ngầm cần lặn (coi là theo phương thẳng đứng) xuống điểm A dưới đáy biển. Khi tàu đến điểm B ở độ cao – 135 m, máy đo báo rằng tàu còn cách A một khoảng 45 m. Hỏi điểm A nằm ở độ cao bao nhiêu mét?
Câu hỏi:
Sử dụng phép cộng hai số nguyên âm để giải bài toán sau (H.3.12):Một chiếc tàu ngầm cần lặn (coi là theo phương thẳng đứng) xuống điểm A dưới đáy biển. Khi tàu đến điểm B ở độ cao – 135 m, máy đo báo rằng tàu còn cách A một khoảng 45 m. Hỏi điểm A nằm ở độ cao bao nhiêu mét?
Trả lời:
Tàu ở độ cao -135m và còn phải lặn thêm 45m, tức là đi -45m nữa mới đến A. Do đó A nằm ở độ cao:(-135) + (-45) = – (135 + 45) = – 180 (mét)Vậy điểm A nằm ở độ cao – 180 mét.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Tìm số đối của 4; -5; 9; -11.
Câu hỏi:
Tìm số đối của 4; -5; 9; -11.
Trả lời:
+) Hai điểm 4 và -4 có cùng khoảng cách đến gốc O nên số đối của 4 là -4.+) Hai điểm 5 và -5 có cùng khoảng cách đến gốc O nên số đối của -5 là 5.+) Hai điểm 9 và -9 có cùng khoảng cách đến gốc O nên số đối của 9 là -9.+) Hai điểm 11 và -11 có cùng khoảng cách đến gốc O nên số đối của -11 là 11.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====