Câu hỏi:
Tìm x, biết:a) x – 5,01 = 7,02 – 2. 1,5;b) x: 2,5 = 1,02 + 3. 1,5.
Trả lời:
a) x – 5,01 = 7,02 – 2. 1,5 x – 5,01 = 7,02 – 3 x – 5,01 = 4, 02 x = 4,02 + 5, 01 x = 9,03Vậy x = 9,03b) x: 2,5 = 1,02 + 3. 1,5 x: 2,5 = 1,02 + 4,5 x: 2,5 = 5,52 x = 5,52. 2,5 x = 13,8Vậy x = 13,8.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Lý thuyết Toán lớp 6 Chương 7 (Kết nối tri thức 2023): Số Thập Phân hay, chi tiết
Lý thuyết Toán lớp 6 Chương 7: Số Thập Phân
Video giải Toán 6 Bài tập cuối chương 7 trang 42 – Kết nối tri thức
I. Lý thuyết Toán lớp 6 Chương 7: Số Thập Phân
1. Phân số thập phân và số thập phân
a) Phân số thập phân.
– Phân số thập phân là phân số có phần mẫu số là lũy thừa của 10
b) Số thập phân
Ta viết = –2, 8 là số thập phân âm, đọc là “âm một phẩy bốn”.
Ta viết = –0, 64 là số thập phân âm, đọc là “âm không phẩy hai mươi lăm”.
c) Tính chất của số thập phân
– Mỗi số thập phân gồm: Phần số nguyên viết bên trái dấu “,”; phần thập phân viết bền phải dấu “,”.
– Nếu thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì số thập phân không đổi:
21, 45 = 21, 450 = 21, 4500 = …
– Hai số thập phân được gọi là đối nhau nếu tổng của chúng bằng 0.
d) Đổi từ số thập phân ra phân số và ngược lại.
– Đổi từ số thập phân sang phân số ta làm như sau:
Bước 1: Đếm xem có bao nhiêu số ở phía bên phải dấu phẩy. Gọi n là số chữ số ở phía bên phải dấu phẩy.
Bước 2: Viết số không có dấu phẩy ở tử số và lũy thừa 10n ở mẫu số.
Bước 3: Rút gọn phân số phía trên để được phân số tối giãn.
– Đổi phân số ra số thập phân
Bước 1: Đưa phân số về dạng phân số thập phân có mẫu là lũy thừa của 10
Bước 2: Kiểm tra xem mẫu số là lũy thừa mấy của 10. Giả xử mẫu số là lũy thừa bậc n của 10.
Bước 3: Đếm từ phải sang tới số thứ n của tử và đặt dấu phẩy ở đó số thập phân cần tìm là số ở tửu đã được thêm dấu phẩy.
2. So sánh hai số thập phân
a) So sánh hai số thập phân dương
Muốn so sánh hai số thập phân ta có thể làm như sau:
– So sánh các phần nguyên của hai số đó như so sánh hai số tự nhiên, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.
– Nếu phần nguyên của hai số đó bằng nhau thì ta so sánh phần thập phân, lần lượt từ hàng phần mười, hàng phần trăm, hàng phần nghìn … đến cùng một hàng nào đó, số thập phân nào có chữ số ở hàng tương ứng lớn hơn thì số đó lớn hơn.
– Nếu phần nguyên và phần thập phân của hai số đó bằng nhau thì hai số đó bằng nhau.
b) So sánh hai số thập phân âm
– Nếu a, b là hai số thập phân dương và a > b thì –a < –b
Chú ý: Số thập phân âm luôn nhỏ hơn 0 và nhỏ hơn số thập phân dương.
Số thập phân dương luôn lớn hơn 0 và lớn hơn số thập phân âm.
3. Phép cộng, trừ số thập phân
– Muốn cộng hai số thập phân âm, ta cộng hai số đối của của chúng và đặt dấu trừ đằng trước.
(–a) + (–b) = – (a + b) với a, b > 0
– Muốn cộng hai số thập phân khác dấu ta làm như sau:
+ Nếu 0 < a b thì (–a) + b = b – a
+ Nếu a > b > 0 thì (–a) + b = –(a – b)
– Tương tự với phép cộng của số nguyên và phép cộng của phân số, phép cộng hai số thập phân cũng có các tính chất giao hoán, tính chất kết hợp, tính chất cộng với số 0.
Cho a, b, c là ba số thập phân khi đó ta có:
Tính chất giao hoán: a + b = b + a
Tính chất kết hợp: (a + b) + c = a + (b + c)
Tính chất cộng với số 0: a + 0 = 0 + a = a.
– Phép trừ hai số thập phân được đưa về phép cộng hai số đối:
a – b = a + (–b)
4. Phép nhân số thập phân
Ta thực hiện phép nhân hai số thập phân theo quy tắc tương tự như phép nhân hai số nguyên.
– Nhân hai số cùng dấu: (–a).(–b) = a.b với a, b > 0
– Nhân hai số khác dấu: (–a).b = a.(–b) = – (a.b) với a, b > 0
– Tương tự với phép nhân số nguyên và phép nhân phân số, phép nhân các số thập phân cũng có các tính chất giao hoán, tính chất kết hợp, tính chất nhân với 1, tính chất phân phối của phép cộng và phép nhân.
Cho ba số thập phân a, b, c ta có:
– Tính chất giao hoán: a.b = b.a
– Tính chất kết hợp: (a.b).c = a.(b.c)
– Tính chất nhân với số 1: a.1 = 1. a = a
– Tính chất phân phối giữa phép cộng và phép nhân: (a + b).c = a.c + b.c
5. Phép chia số thập phân
Ta thực hiện phép chia hai số thập phân theo quy tắc tương tự như phép chia hai số nguyên.
– Chia hai số nguyên cùng dấu:
(–a) : (–b) = a : b với a, b > 0
– Chia hai số nguyên khác dấu:
(–a) : b = a : (–b) = –(a:b) với a, b > 0
6. Làm tròn số
Để làm tròn một số thập phân dương đến một hàng nào đấy (gọi là hàng làm tròn), ta làm như sau:
– Đối với chữ số hàng làm tròn:
+ Giữ nguyên nếu chữ số ngay bên phải nhỏ hơn 5;
+ Tăng 1 đơn vị nếu chữ số ngay bên phải lớn hơn hay bằng 5.
– Đối với các chữ số sau hàng làm tròn:
+ Bỏ đi nếu ở phần thập phân
+ Thay bởi các chữ số 0 nếu ở phần số nguyên.
7. Ước lượng
Trong đời sống, đôi khi ta không quá quan tâm đến tính chính xác của kết quả mà chỉ cần ước lượng kết quả, tức là tìm một số gần sát với kết quả nhất. Để làm được việc ngày ta thường sẽ ước lượng các giá trị để có được kết quả ước lượng.
Có thể ước lượng kết quả bằng một trong các cách sau:
– Cắt bỏ bớt một hay nhiều chữ số ở phần thập phân của kết quả;
– Làm tròn kết quả tới một hàng thích hợp;
– Làm tròn các số hạng, thừa số, số bị chia, số chia có trong dãy phép tính cần thực hiện.
8. Tỉ số và tỉ số phần trăm
– Tỉ số của số a và số b là thương của phép chia a cho b, được viết là a : b (với b khác 0)
Tỉ số của hai đại lượng (cùng loại và cùng đơn vị đo) là tỉ số hai số đo cùng hai đại lượng đó.
9. Hai bài toán về tỉ số phần trăm
Bài 1: Tìm giá trị phần trăm của một số cho trước.
Muốn tìm m % của một số a đã cho ta tính a .
Bài 2: Tìm một số biết giá trị phần trăm của số đó:
Muốn tìm một số khi biết m % của số đó bằng b ta tính b :
II. Bài tập vận dụng
Bài 1: Đổi các phân số sau ra số thập phân
Lời giải:
Bài 2: Thực hiện phép tính
a) 312, 42 + 18, 58 + 108, 3
b) 2,5. (– 0,124) + 10,124. 2,5
c) 2(42 – 2. 4,1) + 1,25: 5
d) 12, 34 . (–123, 34) + 12, 34 . 23, 34
Lời giải:
a) 312, 42 + 18, 58 + 108, 3
= (312, 42 + 18, 58) + 108, 3
= 331 + 108, 3 = 439, 3
b) 2,5. (– 0,124) + 10,124. 2,5
= 2,5. [(–0,124) + 10,124]
= 2,5. (10,124 – 0,124)
= 2,5. 10
= 25
c) 2(42 – 2. 4,1) + 1,25: 5
= 2. (16 – 8,2) + 0,25
= 2. 7,8 + 0,25
= 15, 6 + 0,25 = 15,85
d) 12, 34 . (–123, 34) + 12, 34 . 23, 34
= 12, 34 . (–123, 34 + 23, 34)
= 12, 34 . (–100)
= –1234
Bài 3: Tìm x
a) x: 2,5 = 1,02 + 3. 1,5
b) 12, 45 : x = 20, 15 + 0, 6
Lời giải:
a) x: 2,5 = 1,02 + 3. 1,5
x: 2,5 = 1,02 + 4,5
x: 2,5 = 5,52
x = 5,52. 2,5
x = 13,8
Vậy x = 13,8.
b) 12, 45 : x = 20, 15 + 0, 6
12, 45 : x = 20, 75
x = 12, 45 : 20, 75
x = 0, 6
Bài 4: Làm tròn số 387,0094 đến hàng:
a) phần mười;
b) trăm.
Lời giải:
a) Làm tròn đến hàng phần mười:
+) Bỏ đi các chữ số sau hàng phần mười là các chữ số 0; 9; 4
+) Vì 0 < 5 nên chữ số hàng phần mười là chữ số 0 giữ nguyên
Làm tròn 387,0094 tới hàng phần mười được kết quả là: 387,0
b) Làm tròn đến hàng trăm:
+) Bỏ đi các chữ số ở hàng thập phân là các chữ số 0; 9; 4
+) Thay các chữ số 8; 7 bởi chữ số 0
+) Vì 8 > 5 nên hàng trăm thêm 1 đơn vị là 4
Làm tròn 387,0094 tới hàng trăm được kết quả là: 400.
Bài 5: Bố bạn Lan gửi tiết kiệm 1 triệu đồng tại một ngân hàng theo thể thức “có kì hạn năm” với lãi suất 6 % một năm (tiền lãi một năm bằng 6 % số tiền gửi ban đầu và sau một năm mới được lấy lãi). Hỏi hết thời hạn một năm ấy, bố bạn lấy ra cả vốn lẫn lãi được bao nhiêu?
Lời giải:
Số tiền lãi trong một năm của số tiền gửi ban đầu là:
1 000 000 . (đồng)
Hết thời hạn một năm, số tiền bố bạn Lan nhận được là:
1 000 000 + 60 000 = 1 060 000 (đồng)
Vậy hết hạn một năm, số tiền bố Lan nhận được là 1 060 000 đồng
Bài 6: Trong nước biển có chứa 5% muối. Hỏi 40kg nước biển thì chứa bao nhiêu kg muối.
Lời giải:
Số kg muối có trong 40 kg nước biển là:
40 . (kg)
Vậy có 2kg muối trong 40kg nước biển
Bài 7: Mạnh ra siêu thị mua 4, 5 kg gạo và 1 kg thịt lợn. Giá chưa tính thuế của 1 kg gạo là 15 nghìn đồng, giá chưa tính thuế của 1 kg thịt lợn là 110 nghìn đồng.
a) Tính tổng số tiền hàng khi chưa có thuế.
b) Khi thanh toán Mạnh phải trả thêm 10 % thuế giá trị gia tăng. Tính số tiền thực tế Mạnh phải trả.
Lời giải:
a) Số tiền để mua gạo khi chưa có thuế là:
15. 4,5 = 67, 5 (nghìn đồng)
Số tiền để mua 1 kg thịt lợn khi chưa có thuế là:
1. 110 = 110 (nghìn đồng)
Tổng số tiền Mạnh mua thịt và gạo khi chưa tính thuế là:
67, 5 + 110 = 177, 5 (nghìn đồng)
Vậy số tiền Mạnh phải trả khi chưa có thuế là 177, 5 nghìn đồng.
b) Số tiền thuế Mạnh phải trả thêm là:
177, 5 . (nghìn đồng)
Tổng số tiền mà Mạnh phải trả là:
177, 5 + 17, 75 = 195, 25 (nghìn đồng)
Vậy số tiền Mạnh phải trả tính cả thuế là 195, 25 nghìn đồng.
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Toán 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Chương 5: Tính đối xứng của hình phẳng trong tự nhiên
Lý thuyết Chương 6: Phân số
Lý thuyết Chương 7: Số thập phân
Lý thuyết Chương 8: Những hình học cơ bản
Lý thuyết Chương 9: Dữ liệu và xác suất thực nghiệm
- Sách bài tập Toán 6 (Kết nối tri thức) Ôn tập chương 7
Giải SBT Toán lớp 6 Ôn tập chương 7
Bài tập trắc nghiệm
Bài 1 trang 37 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Chữ số hàng phần trăm của số thập phân –1 435,672 là:
A. 4
B. 3
C. 7
D. 2
Lời giải:
Các chữ số phần thập phân viết bên phải dấu phẩy, bao gồm: phần mười, phần trăm, phần nghìn,…
Chữ số hàng phần trăm là chữ số thứ 2 sau dấu phẩy.
Chữ số thứ 2 sau dấu phẩy của số –1 435,672 là 7.
Vậy chữ số hàng phần trăm của số thập phân –1 435,672 là: C. 7.
Bài 2 trang 37 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Trong các câu sau, câu nào sai?
A. Tổng của hai số thập phân dương là một số thập phân dương
B. Tích của hai số thập phân dương là một số thập phân dương
C. Hiệu của hai số thập phân dương là một số thập phân dương
D. Thương của hai số thập phân dương là một số thập phân dương
Lời giải:
Khẳng định A, B, D đúng.
Khẳng định C sai. Chẳng hạn: 0,25 – 2,15 = –1,9. Hiệu của hai số thập phân dương có thể là số thập phân âm.
Vậy khẳng định sai là C.
Bài 3 trang 37 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Trong các câu sau, câu nào đúng?
A. Hiệu của hai số thập phân âm là một số thập phân âm
B. Tổng của hai số thập phân âm là một số thập phân âm
C. Tích của hai số thập phân âm là một số thập phân âm
D. Thương của hai số thập phân âm là một số thập phân âm
Lời giải:
– Khẳng định A sai. Chẳng hạn: (–1,3) – (–2,4) = 1,1. Hiệu của hai số thập phân âm có thể là số thập phân dương.
– Khẳng định B đúng.
– Khẳng định C sai vì tích của hai số thập phân âm là một số thập phân dương.
Chẳng hạn: (–12) . (–5) = 12 . 5 = 60.
– Khẳng định D sai vì thương của hai số thập phân âm là một số thập phân dương.
Chẳng hạn: (–45) : (–5) = 45 : 5 = 9.
Vậy khẳng định đúng là B.
Bài 4 trang 37 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Làm tròn số a = 131,2956 đến chữ số thập phân thứ hai ta được số thập phân nào sau đây?
A. 131,29
B. 131,30
C. 131,31
D. 130
Lời giải:
Làm tròn số 131,2956 đến chữ số thập phân thứ hai:
– Chữ số thập phân thứ hai của số 131,2956 là 9.
– Chữ số bên phải liền nó là 5 nên chữ số hàng phần trăm tăng lên một đơn vị (các chữ số tính từ hàng cao nhất đến chữ số thập phân thứ hai là 131,29 cộng thêm một đơn vị ở chữ số thập phân thứ hai là 131,30) và bỏ các chữ số từ chữ số thập phân thứ ba trở đi.
Do đó số 131,2956 làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai là 131,30.
Vậy chọn đáp án B. 131,30.
Bài 5 trang 37 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Tích 214,9 . 1,09 là:
A. 234, 241
B. 209,241
C. 231,124
D. –234,241
Lời giải:
Phép tính 214,9 . 1,09 là phép nhân hai số thập phân dương, ta làm như sau:
– Bỏ dấu phẩy ở các số thập phân rồi thực hiện phép nhân hai số tự nhiên.
Ta tính được: 2 149 . 109 = 234 241.
– Phần thập phân ở cả hai thừa số có tất cả 3 chữ số.
– Dùng dấu phẩy tách ở tích ra 3 chữ số từ phải sang trái, ta được 234,241.
Do đó 214,9 . 1,09 = 234,241.
Vậy tích 214,9 . 1,09 là: A. 234, 241.
Bài 6 trang 37 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Một công nhân được tăng lương hai lần liên tiếp, lần sau tăng 10% so với mức lương lần trước. So với lúc chưa tăng lương, sau hai lần tăng lương, mức lương của người công nhân đó đã được tăng:
A. 31%
B. 19%
C. 20%
D. 21%
Lời giải:
Gọi a là lương ban đầu của công nhân đó.
Mức lương được tăng thêm so với lương ban đầu là: a. 10%
Sau lần tăng thứ nhất, lương người đó là:
a + a . 10% = (1 + 10%) . a = 1,1 . a
Mức lương tăng lần thứ hai tăng thêm so với lương tăng lần thứ nhất là:
1,1 . a. 10% = 0,11 . a
Sau lần tăng thứ hai, lương người đó là:
1,1 . a + 0,11 . a = (1,1 + 0,11) . a = 1,21 . a
Tỉ số phần trăm lương mới so với lương cũ là:
Sau hai lần tăng lương, mức lương đã tăng là:
121% – 100% = 21%
Vậy chọn đáp án là: D. 21%.
Bài tập
Bài 7.35 trang 37, 38 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Tại Thế vận hội Mùa hè năm 2016, kết quả chung kết môn nhảy ba bước nam của 10 vận động viên có thành tích tốt nhất được cho trong bảng sau:
a) Sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp kết quả thi đấu của 10 vận động viên này.
b) Em hãy cho biết huy chương vàng, bạc, đồng thuộc về các vận động viên nào.
Lời giải:
a) Sắp xếp thành tích môn nhảy ba bước nam của 10 vận động viên theo thú tự giảm dần, ta so sánh từ hàng phần số nguyên đến phần thập phân (từ chữ số hàng cao nhất đến chữ số hàng thấp nhất).
Vì 17,86 > 17,76 > 17,58 > 17,13 > 17,09 > 17,03 > 16,90 > 16,68 > 16,56 > 16,54 nên ta có được:
Kết quả sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp của 10 vận động viên này là:
Christian TAYLOR; Will CLAYE; Bin DONG; Shuo CAO; John MURILLO; Nelson EVORA; Troy DORIS; Lazaro MARTINEZ; Alberto ALVAREZ; Benjamin COMPAORE.
b) Huy chương vàng thuộc về người có thành tích cao nhất là vận động viên Christian TALOR (17,86 m);
Huy chương bạc thuộc về người có thành tích cao thứ hai là vận động viên Will CLAYE (17,76 m);
Huy chương đồng thuộc về người có thành tích cao thứ ba là vận động viên Bin DONG (17,58 m).
Vậy huy chương vàng, bạc, đồng lần lượt thuộc về các vận động viên Christian TALOR, Will CLAYE, Bin DONG.
Bài 7.36 trang 38 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2:a) So sánh hai số: a = 0,29 và b = 0,3;
b) Tìm một số thập phân x thỏa mãn điều kiện a < x < b;
c) Có hay không 9 số thập phân x thỏa mãn điều kiện a < x < b?
Lời giải:
a)
– Phần số nguyên của hai số 0,29 và 0,3 đều là 0;
– Phần thập phân có chữ số hàng phần mười của 0,29 và 0,3 lần lượt là 2 và 3.
Vì 2 < 3 nên 0,29 < 0,3.
Vậy a < b.
b) Ta có: 0,29 = 0,290; 0,3 = 0,300
Tìm một số thập phân nằm giữa hai số thập 0,290 và 0,300:
– Ta tìm một số nằm giữa 290 và 300. Chẳng hạn: chọn số 295.
– Thêm phần nguyên và dấu phẩy vào ta được số 0,295.
Do đó một số thập phân nằm giữa hai số thập 0,29 và 0,3 là số 0,295.
Vậy một số thập phân thỏa mãn a < x < b là số 0,295.
c) Tương tự như câu b. Ta tìm 9 số thập phân nằm giữa hai số thập 0,290 và 0,300:
– Ta tìm 9 số nằm giữa 290 và 300. Ta chọn ra các số 291; 292; 293; 294; 295; 296; 297; 298; 299.
– Thêm phần nguyên và dấu phẩy vào các số trên ta được: 0,291; 0,292; 0,293; 0,294; 0,295; 0,296; 0,297; 0,298; 0,299.
Do đó 9 số thập phân nằm giữa hai số thập 0,29 và 0,3 là số 0,291; 0,292; 0,293; 0,294; 0,295; 0,296; 0,297; 0,298; 0,299.
Vậy 9 số thập phân thỏa mãn a < x < b là x ∈ {0,291; 0,292; 0,293; 0,294; 0,295; 0,296; 0,297; 0,298; 0,299}.
Nhận xét:
Ngoài 9 số ta chọn ở trên, ta cố thể chọn vô số các số thập phân khác.
Ví dụ: Ta có: 0,29 = 0,2900; 0,3 = 0,3000
Tìm một số thập phân nằm giữa hai số thập 0,2900 và 0,3000:
– Ta có thể tìm được nhiều số nằm giữa 2 900 và 3 000 là: 2 901; 2 902;…
– Thêm phần nguyên và dấu phẩy vào ta được các số tương ứng là: 0,2901; 0,2902;…
Khi ta càng tăng chữ số 0 ở bên phải các chữ số phần thập phân, ta tìm được càng nhiều chữ số thập phân nằm ở giữa hai số thập phân cho trước.
Do đó, có vô số số thập phân nằm giữa hai số thập phân.
Bài 7.37 trang 38 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Tính nhẩm (theo mẫu):
7,98 + 2,48 = (7,98 + 0,02) + (2,48 – 0,02) = 8 + 2,46 = 10,46.
a) 51,99 + 21,55;
b) 17,31 – 1,96;
c) 16,78 – 12,99;
d) –15,95 – 31,72.
Lời giải:
Để tính nhẩm các phép tính trên, ta áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp các số “đẹp”, thường thì kết quả trong nhóm là số nguyên để tiện cho việc tính toán.
a) 51,99 + 21,55 = (51,99 + 0,01) + ( 21,55 – 0,01) = 52 + 21,54 = 73,54;
b) 17,31 – 1,96 = (17,31 + 0,04 ) – (1,96 + 0,04) = 17,35 – 2 = 15,35;
c) 16,78 – 12,99 = (16,78 + 0,01) – (12,99 + 0,01) = 16,79 – 13 = 3,79;
d) –15,95 – 31,72 = –(15,95 + 31,72) = –[(15,95+ 0,05) + (31,72 – 0,05)]
= –(16 + 31,67) = –47,67.
Bài 7.38 trang 38 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Tính giá trị của các biểu thức sau:
a) 0,62 . 351 + (–35,1) : 4;
b) 5,25 . 4,1 + (–2,05) . 16,4 + 2,625 . 8,2.
Lời giải:
a) Cách 1: Thực hiện phép tính theo thứ tự: nhân chia trước, cộng trừ sau.
0,62 . 351 + (–35,1) : 4
= 217,62 + (–8,775)
= 217,62 – 8,775
= 208,845.
Cách 2: Áp tính chất phân phối sau đó tính giá trị biểu thức theo thứ tự thực hiện phép tính.
0,62 . 351 + (–35,1) : 4
= 0,62 . 351 – 351 : 40
= 0,62 . 351 – 351. 0,025
= 351. (0,62 – 0,025) (Tính chất phân phối)
= 351 . 0,595
= 208,845.
b) Cách 1: Thực hiện phép tính theo thứ tự: nhân chia trước, cộng trừ sau.
5,25 . 4,1 + (–2,05) . 16,4 + 2,625 . 8,2
= 21,525 + (–33,62) + 21,525
= –12,095 + 21,525
= 21,525 – 12,095
= 9,43.
Cách 2: Áp tính chất phân phối sau đó tính giá trị biểu thức theo thứ tự thực hiện phép tính.
5,25 . 4,1 + (–2,05) . 16,4 + 2,625 . 8,2
= 5,25 . 4,1 + (–2,05) . 4 . 4,1 + 2,625 . 2 . 4,1
= 4,1 . [5,25 + (–2,05) . 4 + 2,625 . 2] (Tính chất phân phối)
= 4,1 . (5,25 + (–8,2) + 5,25)
= 4,1 . 2,3
= 9,43.
Bài 7.39 trang 38 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2019 so với các thị trường lớn và tỉ lệ phần trăm tăng, giảm kim ngạch xuất khẩu so với năm 2018 được cho trong bảng sau:
Lời giải:
a) Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2019 là:
135,45 + 47,27 + 73,89 + 3,12 + 4,46 = 264,19 (tỉ USD)
Vậy tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2019 là 264,19 tỉ USD.
b) Kim ngạch xuất khẩu với châu Mĩ năm 2019 là 73,89 tỉ USD và tăng 27,3% so với năm 2018.
Khi đó, kim ngạch xuất khẩu với châu Mĩ sau khi tăng 27,3% là:
100% + 27,3% = 127,3%.
Như vậy, 73,89 tỉ USD bằng 127,3% kim ngạch xuất khẩu với châu Mĩ năm 2018.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với châu Mĩ năm 2018 là:
73,89 : 127,3% = 58,043 990 57 (tỉ USD)
Làm tròn số 58,043 990 57 đến hàng phần trăm, ta được: 58,04.
Vậy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với châu Mĩ năm 2018 là 58,04 tỉ USD.
Bài 7.40 trang 39 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Apple là thương hiệu toàn cầu đứng đầu thế giới liên tục từ năm 2013 đến năm 2019. Giá trị thương hiệu của Apple năm 2013 là 96,316 tỉ USD, sau 6 năm, đến năm 2019 giá trị thương hiệu Apple được định giá tới 234,241 tỉ USD.
a) Tính xem giá trị thương hiệu Apple năm 2019 bằng bao nhiêu phần trăm giá trị thương hiệu Apple năm 2013 (sử dụng máy tính cầm tay rồi làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất).
b) Biết giá trị thương hiệu Apple năm 2019 tăng 9% so với năm 2018. Giá trị thương hiệu Apple năm 2018 là bao nhiêu tỉ USD?
(Theo interbrand.com)
Lời giải:
a) Tỉ số phần trăm giá trị thương hiệu Apple năm 2019 so với giá trị thương hiệu Apple năm 2013 là:
Làm tròn số 243,200 5067 đến chữ số thập phân thứ nhất, ta được: 243,2.
Vậy tỉ số phần trăm giá trị thương hiệu Apple năm 2019 so với giá trị thương hiệu Apple năm 2013 là 243,2%.
b) Giá trị thương hiệu Apple năm 2019 là 234,241 tỉ USD và tăng 9% so với năm 2018.
Khi đó, giá trị thương hiệu Apple sau khi tăng 9% là:
100% + 9% = 109%.
Như vậy, giá trị thương hiệu Apple năm 2019 là 234,241 tỉ USD và bằng 109% năm 2018.
Giá trị thương hiệu Apple năm 2018 là:
Vậy giá trị thương hiệu Apple năm 2018 là 214,9 tỉ USD.
Bài 7.41 trang 39 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Tổng sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong các năm 2017, 2018, 2019 lần lượt là khoảng 5,82 triệu tấn; 6,12 triệu tấn và 6,37 triệu tấn. Em hãy cho biết tổng sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2019 tăng bao nhiêu phần trăm so với năm 2018 và so với năm 2017 (làm tròn kết quả đến hàng phần mười).
(Theo Tổng cục Thống kê)
Lời giải:
Tỉ số phần trăm sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2019 so với năm 2018 là:
Làm tròn số 104,08 496… đến hàng phần mười, ta được: 104,1.
Tổng sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2019 tăng số phần trăm so với năm 2018 là:
104,1% – 100% = 4,1%
Tỉ số phần trăm sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2019 so với năm 2018 là:
Làm tròn số 109,4 501 718 đến hàng phần mười, ta được: 109,5.
Tổng sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2019 tăng số phần trăm so với năm 2017 là:
109,5% – 100% = 9,5%
Vậy tổng sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2019 tăng số phần trăm so với năm 2018 và so với năm 2017 lần lượt là 4,1% và 9,5%.Bài 7.42 trang 39 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Thay mỗi chữ cái bằng chữ số thích hợp để nhận được phép trừ đúng.
Lời giải:
Vì số chữ số ở phần thập phân là như nhau nên ta có thể bỏ đi dấu phẩy và đưa bài toán trở thành:
Vế phải phải là số có 4 chữ số nên < 10 000 nên c < 2
Do đó c = 1.
Khi đó (1) trở thành (2)
Ta thấy chữ số hàng nghìn của các số hạng và của vế trái của (2) lần lượt là 1 và 8.
Do đó vế phái của (2) lớn hơn 1 000 + 8 000 = 9 000 và vế phải có < 10 000.
Do đó d = 9.
Khi đó (2) trở thành
Từ đó suy ra: a = 2; b = 6; c = 1; d = 9.
Vậy phép trừ đúng là: 95,21 – 82,62 = 12,59.
- Tính giá trị của các biểu thức sau:a) 15,3 – 21,5 – 3. 1,5; b) 2(42 – 2. 4,1) + 1,25: 5.
Câu hỏi:
Tính giá trị của các biểu thức sau:a) 15,3 – 21,5 – 3. 1,5; b) 2(42 – 2. 4,1) + 1,25: 5.
Trả lời:
a) 15,3 – 21,5 – 3. 1,5= 15,3 – 21,5 – 4,5 = 15,3 – (21,5 + 4,5) = 15,3 – 26 = – (26 – 15,3) = -10,7b) 2(42 – 2. 4,1) + 1,25: 5 = 2. (16 – 8,2) + 0,25 = 2. 7,8 + 0,25 = 15, 6 + 0,25 = 15,85
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Làm tròn số.a) 127,459 đến hàng phần mười;b) 152,025 đến hàng chục; c) 15 025 796 đến hàng nghìn.
Câu hỏi:
Làm tròn số.a) 127,459 đến hàng phần mười;b) 152,025 đến hàng chục; c) 15 025 796 đến hàng nghìn.
Trả lời:
a) Làm tròn 127,459 đến hàng phần mười:+) Bỏ đi các chữ số sau hàng làm tròn tức là các chữ số 5,9+) Vì nên chữ số 4 tăng lên 1 đơn vị là 5Vậy làm tròn 127,459 đến hàng phần mười ta được kết quả 127,5.b) Làm tròn 152,025 đến hàng chục:+) Thay chữ số hàng đơn vị bởi chữ số 0 tức là chữ số 2 bởi chữ số 0, bỏ chữ số phần thập phân.+) Vì 2 < 5 nên chữ số 5 được giữ nguyênVậy làm tròn 152,025 đến hàng chục ta được kết quả 150.c) Làm tròn 15 025 796 đến hàng nghìn:+) Thay các chữ số sau hàng nghìn bởi chữ số 0 tức là các chữ số 7; 9; 6 thành các chữ số 0+) Vì 7 > 5 nên tăng 5 lên 1 đơn vị là 6Vậy làm tròn 15 025 796 đến hàng nghìn ta được kết quả 15 026 000.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Năm 2002, Thumbelina được Tổ chức Kỉ lục Thế giới Guinness chính thức xác nhận là con ngựa thấp nhất thế giới với chiều cao khoảng 44,5 cm. Còn Big Jake trở nên nổi tiếng vào năm 2010 khi được Tổ chức Kỉ lục Thế giới Guinness trao danh hiệu là con ngựa cao nhất thế giới, nó cao gấp khoảng 4,72 lần con ngựa Thumbelina.(Theo guinnessworidrecords.com)Hỏi chiều cao của con Big Jake là bao nhiêu (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)?
Câu hỏi:
Năm 2002, Thumbelina được Tổ chức Kỉ lục Thế giới Guinness chính thức xác nhận là con ngựa thấp nhất thế giới với chiều cao khoảng 44,5 cm. Còn Big Jake trở nên nổi tiếng vào năm 2010 khi được Tổ chức Kỉ lục Thế giới Guinness trao danh hiệu là con ngựa cao nhất thế giới, nó cao gấp khoảng 4,72 lần con ngựa Thumbelina.(Theo guinnessworidrecords.com)Hỏi chiều cao của con Big Jake là bao nhiêu (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)?
Trả lời:
Chiều cao của con Big Jake là:44,5.4,72 = 210,04 (cm)Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị ta được 210 Vậy chiều cao của con Big Jake là 210cm.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====