Câu hỏi:
Một xí nghiệp có chế độ thưởng và phạt như sau: Một sản phẩm chất lượng được thưởng 70 000 đồng, một sản phẩm không chất lượng bị phạt 40 000 đồng. Một công nhân làm được 8 sản phẩm chất lượng và 3 sản phẩm không chất lượng. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Số tiền người công nhân nhận được lớn hơn 400 000 đồng.
B. Số tiền người công nhân nhận được là 440 000 đồng.
C. Số tiền người công nhân nhận được nhỏ hơn 500 000 đồng.
D. Số tiền người công nhân nhận được nhỏ hơn 200 000 đồng.
Đáp án chính xác
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Số tiền người công nhân nhận được khi làm được 8 sản phẩm chất lượng là:
8. (+70 000) = 560 000 (đồng)
Số tiền người công nhân bị trừ khi làm 3 sản phẩm không chất lượng là:
3. (-40 000) = -120 000 (đồng)
Số tiền người công nhân nhận được là:
560 000 + (-120 000) = 440 000 (đồng)
Vậy số tiền người công nhân nhận được là 440 000 đồng.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- “Ta nhân phần số tự nhiên của hai số đó với nhau rồi đặt dấu “-” trước kết quả nhận được”. Quy tắc trên là quy tắc:
Câu hỏi:
“Ta nhân phần số tự nhiên của hai số đó với nhau rồi đặt dấu “-” trước kết quả nhận được”. Quy tắc trên là quy tắc:
A. nhân hai số nguyên dương;
B. nhân hai số nguyên khác dấu;
Đáp án chính xác
C. nhân hai số nguyên âm;
D. Đáp án khác.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu:
Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân phần số tự nhiên của hai số đó với nhau rồi đặt dấu “-” trước kết quả nhận được.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Phát biểu nào sau đây sai?
Câu hỏi:
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Nếu \(m,n \in {\mathbb{N}^*}\) thì m.(-n) = (-n).m = – (m.n);
B. Cho \(a,b \in \mathbb{Z}\) với \(b \ne 0\). Nếu có số nguyên q sao cho a = bq thì ta có phép chia hết a: b = q;
C. Nếu \(m,n \in {\mathbb{N}^*}\) thì (-m). (-n) = (-n). (-m) = m.n;
D. Tất cả đều sai.
Đáp án chính xác
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
– Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu:
Nếu \(m,n \in {\mathbb{N}^*}\) thì m.(-n) = (-n).m = – (m.n).
– Phép chia hết:
Cho \(a,b \in \mathbb{Z}\) với \(b \ne 0\). Nếu có số nguyên q sao cho a = bq thì ta có phép chia hết a: b = q.
– Quy tắc nhân hai số nguyên âm:
Nếu \(m,n \in {\mathbb{N}^*}\) thì (-m). (-n) = (-n). (-m) = m.n.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho tích E = (-123). (-12). (-21). Phát biểu nào sau đây là đúng?
Câu hỏi:
Cho tích E = (-123). (-12). (-21). Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tích E mang dấu âm;
Đáp án chính xác
B. Tích E mang dấu dương;
C. Giá trị của tích E bằng 0;
D. Chưa xác định được đấu của E.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
E = (-123). (-12). (-21).
Ta thấy E là tích của 3 số nguyên âm.
Có: (-123). (-12) được giá trị dương (vì (-). (-) = (+)).
Vậy [(-123). (-12)]. (-21) được giá trị âm (vì (+). (-) = (-)).
Vậy E mang dấu âm.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Kết quả của phép tính (-121): (-11) là
Câu hỏi:
Kết quả của phép tính (-121): (-11) là
A. -12;
B. 12;
C. 11;
Đáp án chính xác
D. -11.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
(-121): (-11) = 121: 11 = 11.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Kết quả của phép tính 374. (-14) – 14. (-375) là:
Câu hỏi:
Kết quả của phép tính 374. (-14) – 14. (-375) là:
A. 14;
Đáp án chính xác
B. -14;
C. -28;
D. 28.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
374. (-14) – 14. (-375)
= -(374.14) – [-(14.375)]
= -(374. 14) + 14. 375
= 14. 375 – 374. 14
= 14. (375 – 374) = 14. 1 = 14.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====