Câu hỏi:
Mỗi người khi ăn thì sẽ hấp thụ calo và khi hoạt động thì sẽ tiêu hao calo. Bạn Bình dùng phép cộng số nguyên để tính số calo hàng ngày của mình bằng cách xem số calo hấp thụ là số nguyên dương và số calo tiêu hao là số nguyên âm. Em hãy giúp bạn Bình kiểm tra tổng số calo còn lại sau khi ăn sáng và thực hiện các hoạt động theo bảng dưới đây. Biết rằng x là số nguyên âm nhỏ nhất có 2 chữ số:
Calo hấp thụ
Calo tiêu hao
Thịt nướng: 290 kcal
Đi bộ: 70 kcal
Bánh mì: 189 kcal
Bơi: 130 kcal
Sữa: 110 kcal
Đạp xe: x kcal
A. 389 kcal;
B. 289 kcal;
C. 300 kcal;
D. 290 kcal.
Đáp án chính xác
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Số nguyên âm nhỏ nhất có hai chữ số là: –99
Tổng số calo còn lại sau khi ăn sáng và thực hiện các hoạt động là:
290 + 189 + 110 + (–70) + (–130) + (–99) = 290 (kcal).
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Tính giá trị của biểu thức (25 + x) – (56 – x) với x = 6:
Câu hỏi:
Tính giá trị của biểu thức (25 + x) – (56 – x) với x = 6:
A. 100;
B. –19;
Đáp án chính xác
C. –100;
D. 19.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Thay x = 6 vào biểu thức (25 + x) – (56 – x) ta được:
(25 + x) – (56 – x)
= (25 + 6) – (56 – 6)
= 31 – 50
= 31 + (–50)
= – (50 – 31)
= –19====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Tính giá trị của biểu thức (35 – x) : (y + 5) với x = 5, y = –15:
Câu hỏi:
Tính giá trị của biểu thức (35 – x) : (y + 5) với x = 5, y = –15:
A. –3;
Đáp án chính xác
B. –5;
C. 3;
D. 6.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Thay x = 5, y = –15 vào biểu thức (35 – x) : (y + 5) ta được:
(35 – x) : (y + 5)
= (35 – 5) : (–15 + 5)
= 30 : (–10)
= –3====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- So sánh giá trị của hai biểu thức A và B biết:
A = (12 + 4). 289 – x. 189 với x = 16
B = y. (–918) + (–53). 918 với y = 47
Câu hỏi:
So sánh giá trị của hai biểu thức A và B biết:
A = (12 + 4). 289 – x. 189 với x = 16
B = y. (–918) + (–53). 918 với y = 47A. A > B;
Đáp án chính xác
B. A < B;
C. A = B;
D. Không so sánh được.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Thay x = 16 vào biểu thức A ta được:
A = (12 + 4). 289 – x. 189
= 16. 289 – 16. 189
= 16. (289 – 189)
= 16. 100
= 1600
Thay y = 47 vào biểu thức B ta được:
B = y. (–918) + (–53). 918
= 47. (–918) + (–53). 918
= 47. (–918) + 53. (–918)
= (–918). (47 + 53)
= (–918). 100
= –91800
Vậy A > B.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Giá trị của y thỏa mãn biểu thức (–18). (24 + x) – 15. (y + 7) = –591 với x = 8 là:
Câu hỏi:
Giá trị của y thỏa mãn biểu thức (–18). (24 + x) – 15. (y + 7) = –591 với x = 8 là:
A. y = –3;
B. y = –6;
Đáp án chính xác
C. y = –5;
D. y = 2.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Thay x = 8 vào biểu thức (–18). (24 + x) – 15. (y + 7) = –591 ta được:
(–18). (24 + 8) – 15. (y + 7) = –591
(–18). 32 – 15. (y + 7) = –591
–576 – 15. (y + 7) = –591
15. (y + 7) = –576 – (–591)
15. (y + 7) = –576 + 591
15. (y + 7) = 591 – 576
15. (y + 7) = 15
y + 7 = 1
y = –6====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Nhận xét nào sau đây đúng về kết quả của phép tính (–651 + x). (–5181 + 493). (17 – y) với x = 19, y = 17:
Câu hỏi:
Nhận xét nào sau đây đúng về kết quả của phép tính (–651 + x). (–5181 + 493). (17 – y) với x = 19, y = 17:
A. Kết quả là một số nguyên âm;
B. Kết quả là một số nguyên dương;
C. Kết quả bằng 0;
Đáp án chính xác
D. Kết quả là một số nguyên dương lớn hơn 10.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Thay x = 19, y = 17 vào biểu thức (–651 + x). (–5181 + 493). (17 – y) ta được:
(–651 + x). (–5181 + 493). (17 – y)
= (–651 + 19). (–5181 + 493). (17 – 17)
= (–651 + 19). (–5181 + 493). 0
= 0
Vậy phép tính có kết quả bằng 0.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====