Câu hỏi:
Kết quả của phép tính nào sau đây là số nguyên tố.
A.15 – 5 + 3
Đáp án chính xác
B.7 . 2 + 1
C.14 . 6 : 4
D.6 . 4 – 12 . 2
Trả lời:
Ta có+ Đáp án A: 15 – 5 + 3 = 13 là số nguyên tố.+ Đáp án B: 7 . 2 + 1 = 15 là hợp số.+ Đáp án C: 14 . 6 : 4 = 84 : 4 = 21 là hợp số.+ Đáp án D: 6 . 4 – 12 . 2 = 24 – 24 = 0 không phải là số nguyên tố, cũng không phải là hợp số.Chọn đáp án A.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Khẳng định nào sau đây đúng?
Câu hỏi:
Khẳng định nào sau đây đúng?
A.A = {0; 1} là tập hợp số nguyên tố
B.A = {3; 5} là tập hợp số nguyên tố
Đáp án chính xác
C.A = {1; 3; 5} là tập hợp các hợp số
D.A = {7; 8} là tập hợp các hợp số
Trả lời:
+ Đáp án A sai vì 0 và 1 không phải là số nguyên tố.+ Đáp án B đúng vì 3 và 5 là số nguyên tố.+ Đáp án C sai vì 1 không phải là hợp số và 3, 5 là số nguyên tố.+ Đáp án D sai và 7 là số nguyên tố, 8 là hợp số.Chọn đáp án B.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho các số 21; 71; 77; 101. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau?
Câu hỏi:
Cho các số 21; 71; 77; 101. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau?
A.Số 21 là hợp số, các số còn lại là số nguyên tố
B.Có hai số nguyên tố và hai số là hợp số trong các số trên
Đáp án chính xác
C.Chỉ có một số nguyên tố, còn lại là hợp số
D.Không có số nguyên tố nào trong các số trên
Trả lời:
+ Số 21 có các ước là 1; 3; 7; 21 nên 21 là hợp số.+ Số 71 chỉ có hai ước là 1; 71 nên 71 là số nguyên tố.+ Số 77 có các ước là 1; 7; 11; 77 nên 77 là hợp số.+ Số 101 chỉ có hai ước là 1; 101 nên 101 là số nguyên tố.Vậy trong các số đã cho, có 2 số là số nguyên tố và hai số là hợp số. Chọn đáp án B.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?
Câu hỏi:
Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?
A.Có hai số tự nhiên liên tiếp đều là số nguyên tố
B.Mọi số nguyên tố đều là số lẻ
Đáp án chính xác
C.Có ba số lẻ liên tiếp đều là số nguyên tố
D.Số 1 không là số nguyên tố
Trả lời:
Có hai số tự nhiên liên tiếp là 2 và 3 đều là số nguyên tố nên A đúngCó ba số lẻ liên tiếp là 3; 5 và 7 đều là số nguyên tố nên C đúngSố 1 không là số nguyên tố và cũng không là hợp số nên D đúngSố 2 là số nguyên tố chẵn do đó B saiChọn đáp án B
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Viết tập hợp A các số là hợp số trong các số sau: 1 431; 635; 119; 73.
Câu hỏi:
Viết tập hợp A các số là hợp số trong các số sau: 1 431; 635; 119; 73.
A.A = {73}
B.A = {1 431; 635; 119}
Đáp án chính xác
C.A = {73; 119}
D.A = {73; 635}
Trả lời:
Ta có các số 1 431; 635; 119 là hợp số vì ngoài 1 và chính nó thì+ 1 431 còn có ước là 3 (do 1 431 chia hết cho 3)+ 635 còn có ước là 5 (do 635 chia hết cho 5)+ 119 còn có ước là 7 (do 119 chia hết cho 7)Còn lại số 73 là số nguyên tố vì nó lớn hơn 1 và chỉ có 2 ước là 1 và chính nó.Vậy ta viết tập hợp A các hợp số là: A = {1 431; 635; 119}.Chọn đáp án B
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Khẳng định nào sau đây đúng?
Câu hỏi:
Khẳng định nào sau đây đúng?
A.A = {0; 1} là tập hợp số nguyên tố
B.A = {3; 5} là tập hợp số nguyên tố
Đáp án chính xác
C.A = {1; 3; 5} là tập hợp các hợp số
D.A = {7; 8} là tập hợp các hợp số
Trả lời:
+ Đáp án A sai vì 0 và 1 không phải là số nguyên tố.
+ Đáp án B đúng vì 3 và 5 là số nguyên tố.
+ Đáp án C sai vì 1 không phải là hợp số và 3, 5 là số nguyên tố.
+ Đáp án D sai và 7 là số nguyên tố, 8 là hợp số.
Chọn đáp án B.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====