Câu hỏi:
Hãy cho hai ví dụ về hai số có ƯCLN bằng 1 mà cả hai đều là hợp số.
Trả lời:
Có nhiều ví dụ về hai số có ƯCLN bằng 1 mà cả hai đều là hợp số, chẳng hạn ta có hai ví dụ sau:+) 6 và 35Vì 6 = 2.3; 35 = 5.7. Hai số này không có thừa số nguyên tố chung nên ƯCLN bằng 1 nhưng 6 chia hết cho 2 nên 6 là hợp số; 35 chia hết cho 5 nên 35 là hợp số.+) 10 và 27Vì 10 = 2.5; 27 = 33. Hai số này không có thừa số nguyên tố chung nên ƯCLN bằng 1 nhưng 10 chia hết cho 2 nên 10 là hợp số; 27 chia hết cho 3 nên 27 là hợp số.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Số x là ước chung của số a và số b nếu:
Câu hỏi:
Số x là ước chung của số a và số b nếu:
A. x∈Ư(a) và x∈B(b)
B. x⊂Ư(a)và x⊂Ư(b)
C. x∈Ư(a) và x∈Ư(b)
Đáp án chính xác
D. x∉Ư(a) và x∉Ư(b)
Trả lời:
Số x là ước chung của a, b nếu x vừa là ước của a vừa là ước của b.
Đáp án cần chọn là: C====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- 8 là ước chung của
Câu hỏi:
8 là ước chung của
A. 12 và 32
B. 24 và 56
Đáp án chính xác
C. 14 và 48
D. 18 và 24
Trả lời:
24:8 = 3;
56:8 = 7
=>8 là ước chung của 24 và 56.
Đáp án cần chọn là: B====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Tìm ƯCLN(18; 60)
Câu hỏi:
Tìm ƯCLN(18; 60)
A. 6
Đáp án chính xác
B. 30
C. 12
D. 18
Trả lời:
Ta có:
18 = 2.32; 60 = 22.3.5
Nên ƯCLN(18;60) = 2.3 = 6
Đáp án cần chọn là: A====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- ƯCLN(24, 36) là
Câu hỏi:
ƯCLN(24, 36) là
A. 36
B. 6
C. 12
Đáp án chính xác
D. 24
Trả lời:
Các ước chung của 24 và 36 là 1, 2, 3, 4, 6, 12.
=>ƯC(24, 36) = {1, 2, 3, 4, 6, 12}.
Vì 12 là số lớn nhất trong các ước chung trên nên ƯCLN(24, 36) = 12.
Đáp án cần chọn là: C====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho ƯCLN(a, b) = 80, ước chung của a và b có thể là:
Câu hỏi:
Cho ƯCLN(a, b) = 80, ước chung của a và b có thể là:
A. 20
Đáp án chính xác
B. 160
C. 30
D. 50
Trả lời:
Ta có 20 là một ước của 80 nên 20 là một ước chung của a và b.
Vậy 20 là số cần tìm.
Đáp án cần chọn là: A====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====