Câu hỏi:
Hai xã A và B cùng trồng cây trên mảnh đất khác nhau. Biết xã A cứ sau 28 ngày lại trồng một lần, xã B cứ sau 24 ngày lại trồng một lần, biết lần đầu hai xã cùng trồng một ngày. Hỏi sau ít nhất bao nhiêu ngày ai xã lại cùng trồng cây?
A. 164;
B. 168;
Đáp án chính xác
C. 84;
D. Đáp án khác.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Vì hai xã bắt đầu trồng cùng ngày nên số ngày hai xã lại cùng trồng là bội chung của 28 và 24.
Vậy số ngày ít nhất hai xã lại cùng trồng cây là BCNN (24, 28).
Phân tích các số ra thừa số nguyên tố, ta được:
\(24 = {2^3}.3\)
\(28 = {2^2}.7\)
Vậy BCNN (24, 28) = \({2^3}.3.7\)= 168.
Vậy sau ít nhất 168 ngày hai xã sẽ trồng cây cùng ngày.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Điền từ thích hợp vào ô trống. Các bước tìm BCNN là:
– Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố;
– Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố ……………;
– Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ ………… Tích đó là BCNN phải tìm.
Câu hỏi:
Điền từ thích hợp vào ô trống. Các bước tìm BCNN là:
– Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố;
– Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố ……………;
– Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ ………… Tích đó là BCNN phải tìm.A. chung/ lớn nhất;
B. chung và riêng/ lớn nhất;
Đáp án chính xác
C. riêng/ bé nhất;
D. chung và riêng/ bé nhất.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
– Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố;
– Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng;
– Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất. Tích đó là BCNN phải tìm.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau?
Câu hỏi:
Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau?
A. BCNN (a, b, 1) = BCNN (a, b);
Đáp án chính xác
B. BCNN (a, 1) = 1;
C. BCNN (a, b, 1) = BCNN (a, 1);
D. BCNN (a, b, 1) = BCNN (b, 1);
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Ta có: BCNN (a, 1) = a; BCNN (a, b, 1) = BCNN (a, b).====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Số tự nhiên a bé nhất khác 0 biết rằng a chia hết cho 12 và 13. Vậy a là:
Câu hỏi:
Số tự nhiên a bé nhất khác 0 biết rằng a chia hết cho 12 và 13. Vậy a là:
A. ƯCLN (12, 13);
B. BCNN (12, 13);
Đáp án chính xác
C. BC (12, 13);
D. ƯC (12, 13).
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Số tự nhiên a bé nhất khác 0 mà chia hết cho 12 và 13. Vậy a sẽ là BCNN (12, 13).====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- BCNN của 9 và 15 là:
Câu hỏi:
BCNN của 9 và 15 là:
A. 3;
B. 15;
C. 45;
Đáp án chính xác
D. 50.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Phân tích các số ra thừa số nguyên tố, ta được:
\(9 = {3^2}\)
15 = 3.5
Vậy BCNN (9, 15) = \({3^2}.5\)= 45.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- BCNN của 4; 6 và 15 là:
Câu hỏi:
BCNN của 4; 6 và 15 là:
A. 40;
B. 30;
C. 2;
D. 60.
Đáp án chính xác
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Phân tích các số ra thừa số nguyên tố, ta được:
\(4 = {2^2}\)
6 = 2.3
15 = 3.5
Vây BCNN (4, 6, 15) = \({2^2}.3.5\) = 60.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====