Câu hỏi:
Hai ca nô cùng xuất phát từ C đi về phía A hoặc B như hình vẽ chiều từ C đến B là chiều dương (nghĩa là vận tốc và quãng đường đi từ C về phía B được biểu thị bằng số dương và theo chiều ngược lại là số âm). Hỏi sau một giờ hai ca nô cách nhau bao nhiêu kilomet nếu vận tốc của chúng lần lượt làa) 11 km/h và 6 km/h?b) 11 km/h và – 6 km/h?
Trả lời:
Sau 1 giờ, ca nô có vận tốc 11km/h đi được quãng đường: 11.1 = 11 (km)Sau 1 giờ, ca nô có vận tốc 6km/h đi được quãng đường: 6.1 = 6 (km)a) Vì vận tốc của hai ca nô đều dương nên hai ca nô cùng đi về phía B (chiều từ C đến B là dương) nên khoảng cách sau 1 giờ của hai ca nô sẽ là hiệu quãng đường đi được của chúng.Sau 1 giờ, hiệu quãng đường đi của chúng là: 11 – 6 = 5 (km)Vậy sau 1 giờ, hiệu quãng đường đi của chúng là 5km.b) Ca nô có vận tốc 11km/h (là vận tốc dương) nên có chiều đi từ C đến B. Ca nô có vận tốc -6km/h (là vận tốc âm) nên có chiều đi từ C đến A.Do đó hai ca nô đi ngược chiều nhau, nên khoảng cách sau 1 giờ của hai ca nô sẽ là tổng quãng đường đi được của chúng.Sau 1 giờ hai ca nô cách nhau: 11 + 6 = 17 (km)Vậy sau 1 giờ hai ca nô cách nhau 17km.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Từ gốc O trên trục số, di chuyển sang trái 3 đơn vị đến điểm A (H.3.10). Điểm A biểu diễn số nào?
Câu hỏi:
Từ gốc O trên trục số, di chuyển sang trái 3 đơn vị đến điểm A (H.3.10). Điểm A biểu diễn số nào?
Trả lời:
Vì từ gốc O trên trục số, di chuyển sang trái 3 đơn vị đến điểm A ta được điểm A biểu diễn số -3.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Di chuyển tiếp sang trái thêm 5 đơn vị đến điểm B (H.3.11). B chính là điểm biểu diễn kết quả của phép cộng (-3) + (-5). Điểm B biểu diễn số nào? Từ đó suy ra giá trị của tổng (-3) + (-5).
Câu hỏi:
Di chuyển tiếp sang trái thêm 5 đơn vị đến điểm B (H.3.11). B chính là điểm biểu diễn kết quả của phép cộng (-3) + (-5). Điểm B biểu diễn số nào? Từ đó suy ra giá trị của tổng (-3) + (-5).
Trả lời:
Vì từ điểm A (điểm biểu diễn số -3) di chuyển sang trái 5 đơn vị ta được điểm B. Do đó điểm B biểu diễn số -8.Mà B chính là điểm biểu diễn kết quả của phép cộng (-3) + (-5) nên (-3) + (-5) = -8
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Thực hiện các phép cộng sau:(- 12) + (- 48)(- 236) + (- 1 025)
Câu hỏi:
Thực hiện các phép cộng sau:(- 12) + (- 48)(- 236) + (- 1 025)
Trả lời:
Ta có: (- 12) + (- 48) = – (12 + 48) = -60;Ta có: (- 236) + (- 1 025) = – (236 + 1 025) = – 1 261.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Sử dụng phép cộng hai số nguyên âm để giải bài toán sau (H.3.12):Một chiếc tàu ngầm cần lặn (coi là theo phương thẳng đứng) xuống điểm A dưới đáy biển. Khi tàu đến điểm B ở độ cao – 135 m, máy đo báo rằng tàu còn cách A một khoảng 45 m. Hỏi điểm A nằm ở độ cao bao nhiêu mét?
Câu hỏi:
Sử dụng phép cộng hai số nguyên âm để giải bài toán sau (H.3.12):Một chiếc tàu ngầm cần lặn (coi là theo phương thẳng đứng) xuống điểm A dưới đáy biển. Khi tàu đến điểm B ở độ cao – 135 m, máy đo báo rằng tàu còn cách A một khoảng 45 m. Hỏi điểm A nằm ở độ cao bao nhiêu mét?
Trả lời:
Tàu ở độ cao -135m và còn phải lặn thêm 45m, tức là đi -45m nữa mới đến A. Do đó A nằm ở độ cao:(-135) + (-45) = – (135 + 45) = – 180 (mét)Vậy điểm A nằm ở độ cao – 180 mét.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Tìm số đối của 4; -5; 9; -11.
Câu hỏi:
Tìm số đối của 4; -5; 9; -11.
Trả lời:
+) Hai điểm 4 và -4 có cùng khoảng cách đến gốc O nên số đối của 4 là -4.+) Hai điểm 5 và -5 có cùng khoảng cách đến gốc O nên số đối của -5 là 5.+) Hai điểm 9 và -9 có cùng khoảng cách đến gốc O nên số đối của 9 là -9.+) Hai điểm 11 và -11 có cùng khoảng cách đến gốc O nên số đối của -11 là 11.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====