Câu hỏi:
Câu lạc bộ thể thao của một trường trung học cơ sở có không quá 100 học sinh tham gia. Biết rằng khi chia số học sinh trong câu lạc bộ đó thành từng nhóm 5 học sinh hoặc 12 học sinh thì vừa hết. Câu lạc bộ thể thao đó có bao nhiêu học sinh. Khẳng định đúng là:
A. Số học sinh của câu lạc bộ là ước chung nhỏ nhất của 5 và 12;
B. Câu lạc bộ có 60 học sinh;
Đáp án chính xác
C. Số học sinh của câu lạc bộ là ước chung của 5 và 12;
D. Câu lạc bộ có 30 học sinh.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Vì khi chia số học sinh trong câu lạc bộ đó thành từng nhóm 5 học sinh hoặc 12 học sinh thì vừa hết nên số học sinh của câu lạc bộ là bội chung của 5 và 12.
Phân tích các số ra thừa số nguyên tố, ta được:
\(12 = {2^2}.3\)
Vậy BCNN (5, 12) = \({2^2}.3.5\) = 60.
Vậy BC (5, 12) = {0; 60; 120; 180; ….}.
Mà số học sinh trong câu lạc bộ không vượt quá 100 học sinh.
Vậy số học sinh trong câu lạc bộ là 60 học sinh.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Điền từ thích hợp vào ô trống. Các bước tìm BCNN là:
– Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố;
– Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố ……………;
– Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ ………… Tích đó là BCNN phải tìm.
Câu hỏi:
Điền từ thích hợp vào ô trống. Các bước tìm BCNN là:
– Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố;
– Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố ……………;
– Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ ………… Tích đó là BCNN phải tìm.A. chung/ lớn nhất;
B. chung và riêng/ lớn nhất;
Đáp án chính xác
C. riêng/ bé nhất;
D. chung và riêng/ bé nhất.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
– Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố;
– Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng;
– Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất. Tích đó là BCNN phải tìm.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau?
Câu hỏi:
Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau?
A. BCNN (a, b, 1) = BCNN (a, b);
Đáp án chính xác
B. BCNN (a, 1) = 1;
C. BCNN (a, b, 1) = BCNN (a, 1);
D. BCNN (a, b, 1) = BCNN (b, 1);
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Ta có: BCNN (a, 1) = a; BCNN (a, b, 1) = BCNN (a, b).====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Số tự nhiên a bé nhất khác 0 biết rằng a chia hết cho 12 và 13. Vậy a là:
Câu hỏi:
Số tự nhiên a bé nhất khác 0 biết rằng a chia hết cho 12 và 13. Vậy a là:
A. ƯCLN (12, 13);
B. BCNN (12, 13);
Đáp án chính xác
C. BC (12, 13);
D. ƯC (12, 13).
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Số tự nhiên a bé nhất khác 0 mà chia hết cho 12 và 13. Vậy a sẽ là BCNN (12, 13).====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- BCNN của 9 và 15 là:
Câu hỏi:
BCNN của 9 và 15 là:
A. 3;
B. 15;
C. 45;
Đáp án chính xác
D. 50.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Phân tích các số ra thừa số nguyên tố, ta được:
\(9 = {3^2}\)
15 = 3.5
Vậy BCNN (9, 15) = \({3^2}.5\)= 45.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- BCNN của 4; 6 và 15 là:
Câu hỏi:
BCNN của 4; 6 và 15 là:
A. 40;
B. 30;
C. 2;
D. 60.
Đáp án chính xác
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Phân tích các số ra thừa số nguyên tố, ta được:
\(4 = {2^2}\)
6 = 2.3
15 = 3.5
Vây BCNN (4, 6, 15) = \({2^2}.3.5\) = 60.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====