Câu hỏi:
Bài 7 trang 77 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Cho hình thoi ABCD với O là giao điểm của hai đường chéo. Biết AB = 20 cm, OA = 16 cm, OB = 12 cm. Tính độ dài các cạnh và các đường chéo của hình thoi.
Trả lời:
Lời giải:
Ta có: ABCD là hình thoi nên:
AD = BC = CD = AB = 20 cm
OA = OC = 16 cm
Suy ra AC = OA + OC = 16 + 16 = 32 cm
OB = OD = 12 cm
Suy ra BD = OB + OD = 12 + 12 = 24 cm
Vậy độ dài cạnh của hình thoi là 20cm và độ dài hai đường chéo lần lượt là 32cm và 24cm.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Bài 1 trang 76 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Cho hình vuông ABCD có AB = 9 cm. Tính độ dài các đoạn thẳng DC và AD.
Câu hỏi:
Bài 1 trang 76 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Cho hình vuông ABCD có AB = 9 cm. Tính độ dài các đoạn thẳng DC và AD.
Trả lời:
Lời giải:
Vì ABCD là hình vuông nên AB = CD = AD = BC = 9 cm.
Vậy AD = CD = 9cm.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Bài 2 trang 76 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Dùng thước thẳng eke để vẽ hình vuông có độ dài cạnh 7 cm. Hãy dùng compa so sánh hai đường chéo của hình vuông đó
Câu hỏi:
Bài 2 trang 76 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Dùng thước thẳng eke để vẽ hình vuông có độ dài cạnh 7 cm. Hãy dùng compa so sánh hai đường chéo của hình vuông đó
Trả lời:
Lời giải:
– Dùng thước vẽ đoạn thẳng AB = 7 cm:
– Dùng eke và thước vẽ các đường thẳng vuông góc với AB tại A và B:
– Trên đường vuông góc tại A lấy điểm D với AD = 7 cm. Trên đường vuông góc tại B lấy điểm C với BC = 7 cm:
– Kẻ đoạn thẳng nối C và D ta được tứ giác ABCD là hình vuông có độ dài cạnh 7 cm:
– Sử dụng compa để so sánh hai đường chéo:
Mở compa tâm A bán kính AC vẫn giữ nguyên compa ta đặt một đầu compa vào điểm B và đầu còn lại ta thấy trùng khít với điểm D. Như vậy hai đường chéo của hình vuông bằng nhau.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Bài 3 trang 76 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Cho tam giác đều DEF có DE = 5 cm. Tính độ dài các cạnh EF, DF.
Câu hỏi:
Bài 3 trang 76 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Cho tam giác đều DEF có DE = 5 cm. Tính độ dài các cạnh EF, DF.
Trả lời:
Lời giải:
Vì tam giác DEF đều nên DE = EF = DF = 5 cm.
Vậy EF = DF = 5cm.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Bài 4 trang 76 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Dùng thước và compa để vẽ tam giác đều có độ dài cạnh 3 cm.
Câu hỏi:
Bài 4 trang 76 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Dùng thước và compa để vẽ tam giác đều có độ dài cạnh 3 cm.
Trả lời:
Lời giải:
– Dùng thước vẽ đoạn thẳng AB = 3 cm:
– Dùng compa vẽ các phần đường tròn cùng bán kính 3 cm và có tâm lần lượt là A, B:
– Hai phần đường tròn nói trên cắt nhau tại điểm C:
– Kẻ đoạn thẳng nối C và A, C và B ta có tam giác đều ABC với cạnh 3 cm
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Bài 5 trang 77 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Cho lục giác đều ABCDEF có cạnh AB = 8 cm và đường chéo AD = 16 cm. Tính độ dài các đoạn thẳng CD và CF
Câu hỏi:
Bài 5 trang 77 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Cho lục giác đều ABCDEF có cạnh AB = 8 cm và đường chéo AD = 16 cm. Tính độ dài các đoạn thẳng CD và CF
Trả lời:
Lời giải:
Vì ABCDEF là lục giác đều nên CD = AB = 8 cm; CF = AD = 16 cm.
Vậy CD = 8cm, CF = 16 cm.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====