Câu hỏi:
Bài 10 trang 94 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Trên thang chia của thước bị mờ chỉ còn các điểm chia 0 cm; 5 cm và 13 cm. Có thể chỉ sử dụng chiếc thước này để vẽ các đoạn thẳng có độ dài lần lượt dưới đây hay không?
a) 3 cm;
b) 2 cm;
c) 1 cm.
Trả lời:
Lời giải:
Dựa vào mối liên hệ giữa các số 5; 13 với lần lượt các số 1; 2; 3, ta có thể vẽ được các đoạn thẳng này.
a) Vì 3 cm = 13 cm – 5 cm – 5cm, nên ta có thể vẽ như sau:
+ Vẽ đoạn thẳng 13 cm.
+ Giữ thước trên đoạn thẳng đó, đánh dấu liên tiếp hai đoạn thẳng có độ dài 5 cm.
Đoạn thẳng còn lại sẽ dài 3 cm.
Ta có hình vẽ:
b) Vì 2 cm = 5 cm – 3 cm, ta có thể vẽ như sau:
+ Vẽ đoạn thẳng 5 cm.
+ Giữ thước trên đoạn thẳng đó, đánh dấu đoạn thẳng có độ dài 3 cm (dựa vào câu a).
Đoạn thẳng còn lại sẽ dài 2 cm.
Ta có hình vẽ:
c) Vì 1 cm = 3 cm – 2 cm, ta có thể vẽ như sau:
+ Vẽ đoạn thẳng 3 cm (dựa vào câu a).
+ Giữ thước trên đoạn thẳng đó, đánh dấu đoạn thẳng có độ dài 2 cm (dựa vào câu b).
Đoạn thẳng còn lại sẽ dài 1 cm.
Ta có hình vẽ:
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Bài 1 trang 93 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Hãy vẽ hình tương ứng trong mỗi trường hợp sau:
a) đoạn thẳng AB;
b) đường thẳng AB;
c) Tia AB;
d) Tia BA.
Câu hỏi:
Bài 1 trang 93 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Hãy vẽ hình tương ứng trong mỗi trường hợp sau:
a) đoạn thẳng AB;
b) đường thẳng AB;
c) Tia AB;
d) Tia BA.Trả lời:
Lời giải:
a) Cách vẽ đoạn thẳng AB:
– Lấy hai điểm A và B bất kỳ.
– Nối điểm A với điểm B, ta được đoạn thẳng AB.
Ta có hình vẽ:
b) Cách vẽ đường thẳng AB:
– Lấy hai điểm A và B bất kỳ.
– Nối điểm A với điểm B, kéo dài về hai phía, ta được đường thẳng AB.
Ta có hình vẽ:
c) Cách vẽ tia AB:
– Lấy hai điểm A và B bất kỳ.
– Nối điểm A với điểm B, kéo dài qua điểm B, ta được tia AB.
Ta có hình vẽ:
d) Cách vẽ tia BA:
– Lấy hai điểm A và B bất kỳ.
– Nối điểm B với điểm A, kéo dài qua điểm A, ta được tia BA.
Ta có hình vẽ:
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Bài 2 trang 93 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Hãy ước lượng để so sánh độ dài các đoạn thẳng AB và CD trong các hình dưới đây, sau đó dùng thước đo để kiểm tra lại.
Câu hỏi:
Bài 2 trang 93 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Hãy ước lượng để so sánh độ dài các đoạn thẳng AB và CD trong các hình dưới đây, sau đó dùng thước đo để kiểm tra lại.
Trả lời:
Lời giải:
Ước lượng bằng mắt sau đó kiểm tra lại bằng thước.
Hình a)
– Ước lượng bằng mắt, dự đoán: CD > AB.
– Dùng thước đo kiểm tra được: CD > AB.
Hình b)
– Ước lượng bằng mắt bằng cách dóng thẳng điểm điểm A với điểm C, điểm B với điểm D (như hình vẽ). Dự đoán: AB = CD.
– Dùng thước đo kiểm tra được: AB = CD.
Hình c)
– Ước lượng bằng mắt bằng cách dóng thẳng điểm điểm A với điểm C, điểm B với điểm D (như hình vẽ). Dự đoán: AB = CD.
– Dùng thước đo kiểm tra được: AB = CD.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Bài 3 trang 93 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Điểm M nằm giữa hai điểm C và D. Tính độ dài đoạn thẳng CD, nếu:
a) CM = 2,5 cm và MD = 3,5 cm;
b) CM = 3,1 dm và MD = 4,6 dm;
c) CM = 12,3 m và MD = 5,8 m.
Câu hỏi:
Bài 3 trang 93 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Điểm M nằm giữa hai điểm C và D. Tính độ dài đoạn thẳng CD, nếu:
a) CM = 2,5 cm và MD = 3,5 cm;
b) CM = 3,1 dm và MD = 4,6 dm;
c) CM = 12,3 m và MD = 5,8 m.Trả lời:
Lời giải:
Vì điểm M nằm giữa hai điểm C và D nên CD = CM + MD. Vì vậy ta có:
a) Thay CM = 2,5 cm và MD = 3,5 cm, ta được:
CD = CM + MD = 2,5 + 3,5 = 6 (cm);
Vậy CD = 6 cm.
b) Thay CM = 3,1 dm và MD = 4,6 dm, ta được:
CD = CM + MD = 3,1 + 4,6 = 7,7 (dm);
Vậy CD = 7,7 dm.
c) Thay CM = 12,3 m và MD = 5,8 m, ta được:
CD = CM + MD = 12,3 + 5,8 = 18,1 (m)
Vậy CD = 18,1 m.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Bài 4 trang 94 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Các điểm A, B, C nằm trên một đường thẳng. Biết rằng, AB = 4,3 cm, AC = 7,5 cm, BC = 3,2 cm. Trong ba điểm A, B, C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
Câu hỏi:
Bài 4 trang 94 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Các điểm A, B, C nằm trên một đường thẳng. Biết rằng, AB = 4,3 cm, AC = 7,5 cm, BC = 3,2 cm. Trong ba điểm A, B, C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
Trả lời:
Lời giải:
Ta có: AB + BC = 4,3 + 3,2 = 7,5 (cm).
Mà AC = 7,5 cm.
Nên: AB + BC = AC.
Vậy trong ba điểm A, B, C điểm B nằm giữa A và C.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Bài 5 trang 94 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Ba điểm A, B, C có cùng nằm trên một đường thẳng sao cho AB = 1,8 m, AC = 1,3 m, BC = 3m hay không? Hãy giải thích câu trả lời.
Câu hỏi:
Bài 5 trang 94 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Ba điểm A, B, C có cùng nằm trên một đường thẳng sao cho AB = 1,8 m, AC = 1,3 m, BC = 3m hay không? Hãy giải thích câu trả lời.
Trả lời:
Lời giải:
Nếu AB + BC = AC thì điểm B nằm giữa A và C, đồng thời suy ra ba điểm này thẳng hàng.
Trong ba điểm A, B, C không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.
Vì giả sử điểm A nằm giữa hai điểm B và C, khi đó: AB + AC = BC.
Nhưng 1, 8 + 1,3 = 3,1 > 3 (m) hay AB + AC > BC nên vô lý.
Do đó điểm A không thể nằm giữa hai điểm B và C.
Tương tự: Vì 3 > 1,8 > 1,3 hay BC > AB > CA.
Nên: BC + CA > AB và BC + AB > AC.
Do đó điểm C không nằm giữa hai điểm A và B, đồng thời điểm B cũng không nằm giữa hai điểm A và C.
Vậy ba điểm A, B và C không cùng nằm trên một đường thẳng.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====