Câu hỏi:
Bài 1 trang 96 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Những phát biểu nào sau đây là đúng?
a) Điểm I là trung điểm của đoạn thẳng MN thì IM = IN.
b) Khi IM = IN thì I là trung điểm của đoạn thẳng MN.
c) Để I là trung điểm của đoạn thẳng MN thì I thuộc đoạn thẳng MN và IM = IN.
Trả lời:
Lời giải:
Trung điểm của đoạn thẳng là điểm nằm giữa hai đầu mút của đoạn thẳng (hay là điểm đó thuộc đoạn thẳng cho trước) và cách đều hai đầu mút đó.
Do đó, phát biểu c) đúng.
Trung điểm của đoạn thẳng còn được gọi là điểm chính giữa của đoạn thẳng đó.
Do đó, phát biểu a) đúng.
Phát biểu b) sai vì, chẳng hạn: IM = IN = 5cm nhưng I không thuộc đoạn thẳng MN (như hình vẽ), thì I không phải là trung điểm của MN.
Vậy phát biểu a), c) là đúng.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Bài 2 trang 96 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Cho đoạn thẳng MN có trung điểm K. Gọi E là trung điểm của đoạn thẳng KN. Biết EN = 5cm, em hãy tính độ dài các đoạn thẳng MK, ME và MN.
Câu hỏi:
Bài 2 trang 96 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Cho đoạn thẳng MN có trung điểm K. Gọi E là trung điểm của đoạn thẳng KN. Biết EN = 5cm, em hãy tính độ dài các đoạn thẳng MK, ME và MN.
Trả lời:
Lời giải:
Vì E là trung điểm của đoạn thẳng KN nên E nằm giữa hai điểm K, N và KE = EN = 5cm.
Do đó: KN = KE + EN = 5 + 5 = 10 (cm).
Vì K là trung điểm của đoạn thẳng MN nên K nằm giữa hai điểm M, N và MK = KN = 10 cm.
Do đó: MN = MK + KN = 10 + 10 = 20 (cm).
Vì K nằm giữa hai điểm M và E nên:
ME = MK + KE = 10 + 5 = 15 (cm).
Vậy MK = 10 cm, ME = 15 cm và MN= 20 cm.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Bài 3 trang 96 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Trên tia Ox lấy hai điểm M và N sao cho OM = 3 cm, ON = 6 cm.
a) Trong ba điểm O, M, N điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
b) Điểm M có là trung điểm của đoạn thẳng ON hay không? Vì sao?
c) Lấy K là trung điểm của OM, H là trung điểm của MN. M có là trung điểm của KH không? Hãy giải thích.
Câu hỏi:
Bài 3 trang 96 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Trên tia Ox lấy hai điểm M và N sao cho OM = 3 cm, ON = 6 cm.
a) Trong ba điểm O, M, N điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
b) Điểm M có là trung điểm của đoạn thẳng ON hay không? Vì sao?
c) Lấy K là trung điểm của OM, H là trung điểm của MN. M có là trung điểm của KH không? Hãy giải thích.Trả lời:
Lời giải:
a) Trên tia Ox, ta có: OM = 3cm < ON = 6 cm.
Do đó điểm M nằm giữa điểm O và điểm N.
b) Vì điểm M nằm giữa hai điểm O và N nên:
OM + MN = ON hay 3 + MN = 6.
Suy ra MN = 6 – 3 = 3 (cm).
Mà OM = 3 cm nên OM = MN = 3cm.
Vậy điểm M là trung điểm của đoạn thẳng ON vì:
+) Điểm M nằm giữa điểm O và điểm N.
+) OM = MN = 3cm.
c) Vì K là trung điểm của OM nên K nằm giữa O và M và OK = KM = OM : 2 = 3 : 2 = 1,5 cm.
Vì H là trung điểm của MN nên H nằm giữa M và N và MH = HN = MN : 2 = 3 : 2 = 1,5 cm.
Do đó: KM = MH = 1,5 cm.
Vì K nằm giữa O và M, H nằm giữa M và N nên M nằm giữa K và H.
Vậy M là trung điểm của KH.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Bài 4 trang 96 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Cho ba điểm O, A, B thẳng hàng sao cho điểm O nằm giữa A và B, OA = 10 cm, OB = 6 cm. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của OA và OB. Tính độ dài đoạn thẳng MN.
Câu hỏi:
Bài 4 trang 96 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Cho ba điểm O, A, B thẳng hàng sao cho điểm O nằm giữa A và B, OA = 10 cm, OB = 6 cm. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của OA và OB. Tính độ dài đoạn thẳng MN.
Trả lời:
Lời giải:
Vì M là trung điểm OA và OA = 10 cm nên:
MO = MA = 10 : 2 = 5 (cm).
Vì N là trung điểm OB và OB = 6 cm nên:
NO = NB = 6 : 2 = 3 (cm)
Mặt khác, O nằm giữa A và B, M nằm giữa A và O, N nằm giữa O và B nên O nằm giữa M và N.
Vậy MN = MO + ON = 5 + 3 = 8 (cm).====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Bài 5 trang 96 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Trên tia Ox lấy hai điểm P và Q sao cho OP = 4 cm, OQ = 8 cm. I là trung điểm của đoạn PQ. Tính OI.
Câu hỏi:
Bài 5 trang 96 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Trên tia Ox lấy hai điểm P và Q sao cho OP = 4 cm, OQ = 8 cm. I là trung điểm của đoạn PQ. Tính OI.
Trả lời:
Lời giải:
Trên tia Ox, ta có: OP < OQ (4 cm < 8 cm).
Do đó, P nằm giữa hai điểm O và Q.
Vì I là trung điểm của đoạn PQ nên I nằm giữa P và Q.
Do P nằm giữa O và Q, I nằm giữa P và Q.
Suy ra P nằm giữa O và I.
Do đó OI = OP + IP.
Vì P nằm giữa O và Q nên OQ = OP + PQ
Suy ra: PQ = OQ – OP = 8 – 4 = 4 (cm).
Vì I là trung điểm PQ nên:
IP = IQ = PQ : 2 = 4 : 2 = 2 (cm)
Vì P nằm giữa O và I nên:
OI = PO + IP = 4 + 2 = 6 (cm).
Vậy OI = 6 cm.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Bài 6 trang 96 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Cho đoạn thẳng OA = 5 cm. Hãy vẽ điểm B sao cho:
a) A là trung điểm của đoạn OB.
b) O là trung điểm của của đoạn AB.
Câu hỏi:
Bài 6 trang 96 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Cho đoạn thẳng OA = 5 cm. Hãy vẽ điểm B sao cho:
a) A là trung điểm của đoạn OB.
b) O là trung điểm của của đoạn AB.Trả lời:
Lời giải:
a) Vì A là trung điểm của OB nên:
+) Điểm A nằm giữa hai điểm O và B.
+) OA = AB = 5cm.
Vậy trên tia OA, ta lấy điểm B sao cho AB = 5 cm và A nằm giữa O và B.
Ta có hình minh họa:
b) Vì O là trung điểm AB nên:
+) Điểm O nằm giữa hai điểm A và B.
+) OA = OB = 5cm.
Vậy trên đường thẳng OA, ta lấy điểm B sao cho OB = 5 cm và O nằm giữa A và B.
Ta có hình minh họa:
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====