Câu hỏi:
15 phút = ? (giờ) (viết dưới dạng phân số tối giản)
A. \(\frac{5}{{20}}\);
B. \(\frac{3}{{12}}\);
C. \(\frac{1}{4}\);
Đáp án chính xác
D. \(\frac{{15}}{{60}}\).
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
1 giờ = 60 phút nên 15 phút = \(\frac{{15}}{{60}}\) (giờ)
Ta thấy 60 chia hết cho 15 nên ƯCLN(15, 60) = 15
Ta có: \(\frac{{15}}{{60}} = \frac{{15:15}}{{60:15}} = \frac{1}{4}\)
Ta được \(\frac{1}{4}\) là phân số tối giản.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Sau khi rút gọn tối giản phân số \(\frac{8}{{16}}\) ta được phân số:
Câu hỏi:
Sau khi rút gọn tối giản phân số \(\frac{8}{{16}}\) ta được phân số:
A. \(\frac{2}{8}\);
B. \(\frac{4}{8}\);
C. \(\frac{1}{4}\);
D. \(\frac{1}{2}\).
Đáp án chính xác
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Do 16 chia hết cho 8, nên ƯCLN(8, 16) = 8
Ta có \(\frac{8}{{16}} = \frac{{8:8}}{{16:8}} = \frac{1}{2}\)
Ta được \(\frac{1}{2}\) là phân số tối giản.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Trong các phân số sau, phân số nào là phân số tối giản?
Câu hỏi:
Trong các phân số sau, phân số nào là phân số tối giản?
A. \(\frac{3}{{42}}\);
B. \(\frac{{17}}{{34}}\);
C. \(\frac{3}{{17}}\);
Đáp án chính xác
D. \(\frac{4}{{48}}\).
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
C đúng vì: Do ƯCLN(3, 17) = 1 nên \(\frac{3}{{17}}\) là phân số tối giản
A sai vì ƯCLN(3, 42) = 3 nên \(\frac{3}{{42}}\) không là phân số tối giản.
B sai vì ƯCLN(17, 34) = 17 nên \(\frac{{17}}{{34}}\) không là phân số tối giản.
D sai vì ƯCLN(4, 48) = 4 nên \(\frac{4}{{48}}\) không là phân số tối giản.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- 55 phút = ? (giờ) (viết dưới dạng phân số tối giản)
Câu hỏi:
55 phút = ? (giờ) (viết dưới dạng phân số tối giản)
A. \(\frac{{55}}{{60}}\);
B. \(\frac{5}{{30}}\);
C. \(\frac{{11}}{{12}}\);
Đáp án chính xác
D. \(\frac{5}{{10}}\).
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
1 giờ = 60 phút nên 55 phút = \(\frac{{55}}{{60}}\) giờ
Ta phân tích 55 và 60 ra thừa số nguyên tố:
55 = 5.11
60 = 22.3.5
Ta thấy 5 là thừa số nguyên tố chung của 35; 60. Số mũ nhỏ nhất của 5 là 1 nên:
ƯCLN(55, 60) = 5
Ta có: \(\frac{{55}}{{60}} = \frac{{55:5}}{{60:5}} = \frac{{11}}{{12}}\)
Ta được \(\frac{{11}}{{12}}\) là phân số tối giản.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Rút gọn phân số \(\frac{{24}}{{36}}\)thu được kết quả là:
Câu hỏi:
Rút gọn phân số \(\frac{{24}}{{36}}\)thu được kết quả là:
A. \(\frac{{12}}{{18}}\);
B. \(\frac{6}{9}\);
C. \(\frac{2}{3}\);
Đáp án chính xác
D. \(\frac{1}{3}\).
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Ta phân tích 24; 36 ra thừa số nguyên tố:
24 = 23.3
36 = 22.32
Ta thấy 2 và 3 là thừa số nguyên tố chung của 24 và 36, số mũ bé nhất của 2 là 2, số mũ bé nhất của 3 là 1 nên
ƯCLN(24, 36) = 22.3 = 12
Ta có \(\frac{{24}}{{36}} = \frac{{24:12}}{{36:12}} = \frac{2}{3}\)
Ta được \(\frac{2}{3}\) là phân số tối giản.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Đổi đơn vị 550\(c{m^2}\) = ? \({m^2}\) (viết dưới dạng phân số tối giản)
Câu hỏi:
Đổi đơn vị 550\(c{m^2}\) = ? \({m^2}\) (viết dưới dạng phân số tối giản)
A. \(\frac{{550}}{{10000}}\);
B. \(\frac{{55}}{{1000}}\);
C. \(\frac{{22}}{{400}}\);
D. \(\frac{{11}}{{200}}\).
Đáp án chính xác
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
1\({m^2}\) = 10000\(c{m^2}\) nên 550\(c{m^2}\) = \(\frac{{550}}{{10000}}\)\({m^2}\)
Ta phân tích 550 và 10000 ra thừa số nguyên tố:
550 = 2.52.11
10000 = 24.54
Ta thấy 2 và 5 là các thừa số nguyên tố chung của 550 và 10000. Số mũ nhỏ nhất của 2 là 1, số mũ nhỏ nhất của 5 là 2 nên
ƯCLN(550, 10000) = 2.52 = 50
Ta có: \(\frac{{550}}{{10000}} = \frac{{550:50}}{{10000:50}} = \frac{{11}}{{200}}\)
Ta được \(\frac{{11}}{{200}}\) là phân số tối giản.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====