Câu hỏi:
Một cuộn day chia thành 4 đoạn. Biết đoạn thứ nhất bằng 1/2 tổng độ dài ba đoạn kia, đoạn thứ hai bằng 1/3 tổng độ dài ba đoạn kia, đoạn thứ ba dài bằng(1/4) tổng độ dài 3 đoạn kia, đoạn thứ tư là 19,5m. Cuộn day trước khi chia là …
Trả lời:
Ta thấy:Đoạn thứ 1 bằng 1/2 tổng độ dài 3 đoạn còn lại _ Đoạn 1 bằng 1/3 tổng độ dài 4 đoạn. Đoạn thứ 2 bằng 1/3 tổng độ dài 3 đoạn còn lại _ Đoạn 2 bằng 1/4 tổng độ dài 4 đoạn. Đoạn thứ 3 bằng 1/4 tổng độ dài 3 đoạn còn lại _ Đoạn 3 bằng 1/5 tổng độ dài 4 đoạn. Mà 1/3 + 1/4 + 1/5 = 47/6019,5(m) ứng với: 1 – 47/60 = 13/60 Cuộn dây đó dài: 19,5 : 13 x 60 = 90 (m)
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Hai người cùng làm chung một công việc hết 48 ngày sẽ xong. Người A làm trong 63 ngày rồi nghỉ, người B làm tiếp 28 ngày xong việc. Hỏi nếu người A làm nột mình thì sau bao lâu sẽ xong việc.
Câu hỏi:
Hai người cùng làm chung một công việc hết 48 ngày sẽ xong. Người A làm trong 63 ngày rồi nghỉ, người B làm tiếp 28 ngày xong việc. Hỏi nếu người A làm nột mình thì sau bao lâu sẽ xong việc.
Trả lời:
Lấy 28 ngày trong 63 ngày của người A để cùng làm với 28 ngày người B thì được:28/48 công việc. (hay 7/12 công việc).Thời gian còn lại của người A làm: 63 – 28 = 35 (ngày)35 ngày người A làm được: 1 – 7/12 = 5/12 (công việc)Thời gian người A làm một mình để xong công việc:35 : 5 x 12 = (84 ngày)Đáp số: 84 ngày
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Một cửa hàng bán mứt trong dịp tết bán được 4/5 số lượng mứt với số lãi 20% so với giá mua. số còn lại bán lỗ 20% so với giá mua. Hỏi cửa hàng đó lãi bao nhiêu phần trăm.
Câu hỏi:
Một cửa hàng bán mứt trong dịp tết bán được 4/5 số lượng mứt với số lãi 20% so với giá mua. số còn lại bán lỗ 20% so với giá mua. Hỏi cửa hàng đó lãi bao nhiêu phần trăm.
Trả lời:
Bán 4/5 với tiền lãi 20% thì tỉ lệ % lãi so với giá mua.20% x 4/5 = 16% (so giá mua)Bán 1/5(1-4/5) với tiền lỗ 20% thì tỉ lệ % lỗ so với giá mua.20% x 1/5 = 4% (so giá mua)Tỉ lệ % lãi trong dịp tết: 16% – 4% = 12%
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Giá xăng tháng 2 tăng 10% so với giá xăng tháng 1. Giá xăng tháng 3 tăng 10% so với giá xăng tháng 2. Hỏi giá xăng tháng 3 tăng bao nhiêu phần trăm so với giá xăng tháng 1?
Câu hỏi:
Giá xăng tháng 2 tăng 10% so với giá xăng tháng 1. Giá xăng tháng 3 tăng 10% so với giá xăng tháng 2. Hỏi giá xăng tháng 3 tăng bao nhiêu phần trăm so với giá xăng tháng 1?
Trả lời:
Tỉ số % giá xăng tháng 2 so với giá xăng tháng 1: 100%x(100%+10%) =110%Tỉ số % giá xăng tháng 3 so với giá xăng tháng 2: 110%x(100%+10%) =121%Giá xăng tháng 3 tăng số so với giá xăng tháng 1: 121%-100% = 21%
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Giá xăng tháng 3 tăng 10% so với giá xăng tháng 2. Giá xăng tháng 4 tăng 10% so với giá xăng tháng 3. Hỏi giá xăng tháng 4 tăng bao nhiêu phần trăm so với giá xăng tháng 2 ?
Câu hỏi:
Giá xăng tháng 3 tăng 10% so với giá xăng tháng 2. Giá xăng tháng 4 tăng 10% so với giá xăng tháng 3. Hỏi giá xăng tháng 4 tăng bao nhiêu phần trăm so với giá xăng tháng 2 ?
Trả lời:
Xem giá xăng tháng 2 là 100% thì tháng 3 là: 100%+10%= 110%Giá xăng tháng tư so với tháng 2 là: 110% x (100%+10%) = 121%Giá xăng tháng 4 tăng so với tháng 2: 121% – 100% = 21%
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Ngày thứ nhất An làm được 3/5 số bài tập cô giáo cho về nhà, ngày thứ hai An làm thêm được 52 bài tập nữa, số bài tập còn lại bằng 1/8 số bài tập An đã làm. Tìm số bài tập cô giáo đã cho An về nhà.
Câu hỏi:
Ngày thứ nhất An làm được 3/5 số bài tập cô giáo cho về nhà, ngày thứ hai An làm thêm được 52 bài tập nữa, số bài tập còn lại bằng 1/8 số bài tập An đã làm. Tìm số bài tập cô giáo đã cho An về nhà.
Trả lời:
Theo bài ra nếu coi số bài tập còn lại là 1 phần thì số bài tập đã làm là 8 phần bằng nhau như thế. Tổng số bài tập An phải làm là 1 + 8 = 9 phần. Phân số chỉ số bài tập An đã làm là 8/9 (tổng số bài)Phân số chỉ 52 bài tập là: 8/9 – 3/5 = 13/45 (tổng số bài)Số bài tập cô giáo đã giáo đã cho là: 52 : 13/45 = 180 (bài)
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====