Câu hỏi:
Bao I đựng bột gạo và bao II đựng bột mì có khối lượng như nhau. Thợ làm bánh đổ 1kg bột gạo từ bao I sang bao II rồi trộn đều. Sau đó đổ 1kg bột đã trộn từ bao II sang bao I để được một loại bột chứa 16% bột mì ở bao I. Hỏi ban đầu bao II có bao nhiêu ki-lô-gam bột mì?
Trả lời:
Đổ 1 Kg bột gạo ở bao I sang bao II rồi trộn đều ta được số Kg bột mỳ trong 1kg bột ở bao II là:
{Số kg bột ban đầu trong mỗi bao/(Số kg bột ban đầu trong mỗi bao + 1)}
Sau lần đổ thứ 2 khối kượng bột ở bao I là không đổi và số Kg bột mỳ trong bao I lúc này bằng đúng số Kg bột mỳ trong 1Kg bột ở bao II sau lần đổ đầu và trộn đều.
Vậy: {Số kg bột ban đầu trong mỗi bao/(Số kg bột ban đầu trong mỗi bao + 1)}/ Số kg bột ban đầu trong mỗi bao = 16%
–> Số kg bột ban đầu trong mỗi bao = 5,25Kg hay ban đầu bao II có số Kg bột mỳ là 5,25kg
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Một hội trường có 25 hàng ghế. Mỗi hàng có có 30 ghế. Trong hội trường có 680 người ngồi. Hỏi có ít nhất bao nhiêu hàng có cùng số người cùng ngồi?
Câu hỏi:
Một hội trường có 25 hàng ghế. Mỗi hàng có có 30 ghế. Trong hội trường có 680 người ngồi. Hỏi có ít nhất bao nhiêu hàng có cùng số người cùng ngồi?
Trả lời:
Hội trường có 25 x30= 750 (ghế) trống 70 ghế. Nếu hai hàng bất kì có số ghế bằng nhau thì số ghế trống cũng bằng nhau.
Giả sử không tồn tại 4 hàng ghế nào đó có cùng số ghế trống, khi đó tổng số ghế trống của 25 hàng không bé hơn: 3 x (0+1+2+3+4+5+6+7)+8=92>70 (vô lí)
Vậy tồn tại 4 hàng ghế có cùng số trống, túc là cùng số người ngồi.
ta có; 4x(0+1+2+3+4+5)+10=70
Do đó có 4 hàng có số ghê có cùng số người ngồi.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cô giáo có một số táo đem chia cho một số học sinh. Nếu chia mỗi em 9 quả thì thiếu 9 quả. Nếu chia mỗi em 10 quả thì thiếu 25% số táo ban đầu. Tính số táo cô đem chia và số học sinh được chia táo.
Câu hỏi:
Cô giáo có một số táo đem chia cho một số học sinh. Nếu chia mỗi em 9 quả thì thiếu 9 quả. Nếu chia mỗi em 10 quả thì thiếu 25% số táo ban đầu. Tính số táo cô đem chia và số học sinh được chia táo.
Trả lời:
Nếu chia mỗi em 9 quả thì thiếu 9 quả tức là chia mỗi em 9 quả thì 1 em không có quả nào.
Nếu chia mỗi em 10 quả thì hết 5/4 số táo. Vậy chỉ cần chia cho mỗi em số táo bằng 4/5 số táo của 10 quả thì là vừa đủ. Tức là mỗi em 8 quả.
Mỗi em 9 có quả cho em không có quả nào 1 quả, em nào cũng cho như thế mỗi em chỉ còn 8 quả và em không có quả nào cũng có 8 quả. Vậy là đã có 8 em cho. Vậy số em là 8+1 = 9. Số táo là : 9 x 8 = 72 quả.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Dùng thuật toán Ơclit Tìm UCLN và BCNN của 3500 và 126.
Câu hỏi:
Dùng thuật toán Ơclit Tìm UCLN và BCNN của 3500 và 126.
Trả lời:
UCLNxBCNN= tích 2 số đã cho=3500×126=441000
mà 3500=2x2x5x5x5x7 và 126=2x3x3x7
nên UCLN = 2×7=14
=> BCNN=441000:14=31500====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Tìm acb , biết : abc : (a +b +c) = 11 dư 11.
Câu hỏi:
Tìm acb , biết : abc : (a +b +c) = 11 dư 11.
Trả lời:
Theo bài ra ta có: abc= (a+b+c) x11+11
Hay a x100 + bx10 + c= a x11+ bx11+c x11+11
a x89 = b + cx10 +11
b + cx10 +11< 10+99+11= 120
Do vậy a x89<120 vậy a=1
Với a= 1 ta có: 1 x89= cb+11
Hay 89-11= 78= cb
Vậy cb=78
Hay abc=187====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Một đơn vị bộ đội chuẩn bị gạo cho 120 người ăn trong 50 ngày,nhưng sau đó có 80 người đến thêm.Hỏi khối lượng gạo đó đủ ăn trong bao nhiêu ngày?
Câu hỏi:
Một đơn vị bộ đội chuẩn bị gạo cho 120 người ăn trong 50 ngày,nhưng sau đó có 80 người đến thêm.Hỏi khối lượng gạo đó đủ ăn trong bao nhiêu ngày?
Trả lời:
Số người ăn thực tế
120+80=200 người
Số ngày ăn hết gạo
50×120:200=30( ngày)
( toán tỉ lệ nghịch – pp rút về đơn vị)C2:Số người ăn thực tế
120+80=200( người)
Số ngày ăn hết gạo
50:(200/120)=30( ngày)
( toán tỉ lệ nghịch – pp dùng tỉ số )====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====