Câu hỏi:
Điền đáp án đúng vào ô trống:Lớp 4A có 36 học sinh, lớp 4B có 30 học sinh. Nhà trường chia đều số học sinh của cả hai lớp thành 6 nhóm. Vậy mỗi nhóm có …………… học sinh.
Trả lời:
Tóm tắt:Lớp 4A có: 36 học sinhLớp 4B có: 30 học sinhCả hai lớp chia đều thành: 6 nhóm1 nhóm có : …học sinh?Trước hết ta tìm tổng số học sinh của cả 2 lớpSau đó tìm số học sinh của 1 nhóm:(lấy số học sinh cả 2 lớp chia đều cho 6 nhóm)Bài giảiSố học sinh của cả hai lớp là:36 + 30 = 66 (học sinh)Mỗi nhóm có số học sinh là:66 : 6 = 11 (học sinh)Đáp số: 11 học sinh.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Lựa chọn đáp án đúng nhất:(28 + 4) : 4 = 28 : 4 – 4 : 4.Đúng hay sai?
Câu hỏi:
Lựa chọn đáp án đúng nhất:(28 + 4) : 4 = 28 : 4 – 4 : 4.Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án chính xác
Trả lời:
Khi chia 1 tổng cho 1 số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia thì ta có thể lấy từng số hạng của tổng chia cho số chia rồi cộng các kết quả tìm được với nhau.Ta thấy (28 + 4) : 4 có dạng 1 tổng chia cho 1 sốMà 28 và 4 đều chia hết cho 4, nên ta có thể viết như sau:(28 + 4) : 4 = 28 : 4 + 4 : 4Vậy ta chọn đáp án: Sai. Chọn B
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Lựa chọn đáp án đúng nhất:(30 + 6) : 3 = 30 : 3 + 6 : 3.Đúng hay sai?
Câu hỏi:
Lựa chọn đáp án đúng nhất:(30 + 6) : 3 = 30 : 3 + 6 : 3.Đúng hay sai?
A. Đúng
Đáp án chính xác
B. Sai
Trả lời:
Khi chia 1 tổng cho 1 số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia thì ta có thể lấy từng số hạng của tổng chia cho số chia rồi cộng các kết quả tìm được với nhau.Ta thấy (30 + 6) : 3 có dạng 1 tổng chia cho 1 sốMà 30 và 6 đều chia hết cho 3, nên ta có thể viết như sau:(30 + 6) : 3 = 30 : 3 + 6 : 3Vậy ta chọn đáp án: Đúng. Chọn A
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Lựa chọn đáp án đúng nhất:(60 – 18) : 3 = ……………
Câu hỏi:
Lựa chọn đáp án đúng nhất:(60 – 18) : 3 = ……………
A. 60 : 3 + 18 : 3
B. 60 : 3 – 18
C. 60 – (18 : 3)
D. 60 : 3 – 18 : 3
Đáp án chính xác
Trả lời:
Khi chia 1 hiệu cho 1 số, nếu số bị trừ và số trừ của hiệu đều chia hết cho số chia thì ta có thể lấy số bị trừ và số trừ lần lượt chia cho số chia rồi trừ các kết quả tìm được với nhauTa thấy biểu thức trên có dạng 1 hiệu chia cho 1 sốMà 60 và 18 đều chia hết cho 3, nên ta có:(60 – 18) : 3 = 60 : 3 – 18 : 3Chọn D
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Lựa chọn đáp án đúng nhất:(18 – 14) : 2 = ……………
Câu hỏi:
Lựa chọn đáp án đúng nhất:(18 – 14) : 2 = ……………
A. 18 : 2 – 14
B. 18 : 2 – 14 : 2
Đáp án chính xác
C. 18 : 2 + 14 : 2
D. 18– (14 : 2)
Trả lời:
Khi chia 1 hiệu cho 1 số, nếu số bị trừ và số trừ của hiệu đều chia hết cho số chia thì ta có thể lấy số bị trừ và số trừ lần lượt chia cho số chia rồi trừ các kết quả tìm được với nhauTa thấy biểu thức trên có dạng 1 hiệu chia cho 1 sốMà 18 và 14 đều chia hết cho 2, nên ta có:(18 – 14) : 2 = 18 : 2 – 14 : 2Chọn B
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Lựa chọn đáp án đúng nhất:Giá trị của biểu thức (20 + 12) : 2 là 14.Đúng hay sai?
Câu hỏi:
Lựa chọn đáp án đúng nhất:Giá trị của biểu thức (20 + 12) : 2 là 14.Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án chính xác
Trả lời:
Ta có: (20 + 12) : 2 = 20 : 2 + 12 : 2= 10 + 6= 16Ta thấy 16 là giá trị của biểu thức (20 + 12) : 214 không phải là giá trị của biểu thức trênVậy ta chọn đáp án: Sai. Chọn BLưu ý : Khi chia 1 tổng cho 1 số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia thì ta có thể lấy từng số hạng của tổng chia cho số chia rồi cộng các kết quả tìm được với nhau.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====