Soạn bài Chữ người tử tù hay nhất
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 76 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1):
– Đọc trước truyện Chữ người tử tù và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Tuân, xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm; lựa chọn và ghi chép lại một số thông tin giúp em đọc hiểu văn bản.
– Tìm hiểu thêm về văn học lãng mạn của Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, ghi chép lại những thông tin cơ bản, chỉ ra vị trí của Nguyễn Tuân ở khuynh hướng sáng tác này.
Trả lời:
– Tác giả Nguyễn Tuân:
+ Nguyễn Tuân (1910 – 1987) sinh ra và lớn lên tại thành phố Hà Nội. Ông là một nhà văn nổi tiếng ở Việt Nam, sở trường của ông là thể loại tùy bút và ký, ông nổi tiếng là bậc thầy trong việc sử dụng và sáng tạo tiếng Việt.
+ Nguyễn Tuân trưởng thành trong một nhà Nho khi Hán học đã suy tàn. Cha của ông tên Nguyễn An Lan – một nhà nho tài hoa và yêu nước sống dưới chế độ thực dân phong kiến. Ngay từ lúc nhỏ Nguyễn Tuân đã chịu ảnh hưởng rất nhiều từ cha của mình. Thời niên thiếu cuộc sống gia đình của Nguyễn Tuân rất vất vả thế nên ông phải di cư đi nhiều tỉnh khác nhau và nơi ông sống lâu nhất là Thanh Hóa.
+ Sinh ra trong thời kì nước mất nhà tan thế nên Nguyễn Tuân đã ý thức rất sớm về lòng yêu quê hương, đất nước. Khi ông học đến cuối bậc Thành chung Nam Định (tương đương với cấp Trung học cơ sở hiện nay, tiền thân của trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định ngày nay) thì bị đuổi vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đối mấy giáo viên Pháp nói xấu người Việt (1929). Và rồi ông phải đi tù, sau khi ra tù Nguyễn Tuân bén duyên với sự nghiệp viết lách và ông bắt đầu sáng tác.
+ Với niềm đam mê khám phá mọi vật đến kì cùng thông tỏ Nguyễn Tuân đã huy động vốn kiến thức uyên bác của mọi lĩnh vực đời sống như âm nhạc, hội họa, điêu khắc, thể thao,…
+ Nguyễn Tuân bắt đầu cầm bút từ những năm 1935 cho đến 1938 thì mới bắt đầu nổi tiếng từ các tác phẩm như: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1960),…
– Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Tác phẩm lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn sau được tuyển in trong tập Vang bóng một thời.
– Những đóng góp về ngôn ngữ của Nguyễn Tuân trong văn học lãng mạn của Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945: ông mang tới ngôn ngữ đầy góc cạnh, câu văn dụng công và chau chuốt với cường độ sáng tạo ngôn từ vô cùng lớn. Giọng văn của ông cũng mang trong mình sự đa dạng, phong phú, lúc khinh bạc, ngạo nghễ đến mức mỉa mai, lúc lại thâm trầm và trữ tình trong giai đoạn sau cách mạng. Ông có sự sáng tạo không ngừng và sự ảnh hưởng to lớn đối với ngôn ngữ văn học mà chữ quốc ngữ là chất liệu để sáng tác. Ông đưa đến tiếng Việt thăng hoa lên một tầm cao mới với nhiều biểu hiện đa dạng và phong phú, tách biệt hoàn toàn với hệ hình văn chương trung đại với ngôn ngữ văn chương vay mượn và mang tính quy phạm, ước lệ tượng trưng và nó cũng vượt lên trên giao thoa ngôn ngữ của giai đoạn giao thời và góp phần cùng các nhà văn, nhà thơ cùng thời đưa văn học Việt Nam bước vào gia đoạn hiện đại hóa.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính: Văn bản khắc họa thành công nhân vật Huấn Cao – một con người tài hoa, có tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất. Qua đó nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước.
* Trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1 (trang 76 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Xác định ngôi kể và điểm nhìn của truyện.
Trả lời:
– Ngôi kể: ngôi thứ ba.
Câu 2 (trang 76 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Chú ý cách nhà văn giới thiệu nhân vật Huấn Cao.
Trả lời:
– Cách nhà văn giới thiệu nhân vật Huấn Cao: giọng điệu kính trọng, kính nể tài viết chữ của Huấn Cao.
Câu 3 (trang 77 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Chú ý những từ ngữ chỉ không gian, thời gian trong truyện.
Trả lời:
– Từ ngữ chỉ không gian: trạm giam, chòi canh, khung cửa sổ, nơi góc án.
– Từ ngữ chỉ thời gian: thu không.
Câu 4 (trang 78 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Chú ý những tư ngữ, hình ảnh dùng để nói về nhân vật quản ngục.
Trả lời:
– Những từ ngữ, hình ảnh để nói về nhân vật quản ngục: tính cách dịu dàng, lòng biết giá người, biết trọng người ngay, “một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hồn loạn xô bồ”.
Câu 5 (trang 79 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Khi xuất hiện trực tiếp, Huấn Cao có những hành động, cử chỉ, lời nói như thế nào?
Trả lời:
– Khi xuất hiện trực tiếp, Huấn Cao có những hành động, cử chỉ, lời nói bình thản, không hề run sợ, lo lắng mà ngược lại, tỏ rõ khí phách của mình qua hành động “dỗ gông”, “Huấn Cao lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái. Then ngang chiếc gông bị giật mạnh, đập vào cổ năm người sau, làm họ nhăn mặt.”
Câu 6 (trang 79 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Vì sao quản ngục đối xử đặc biệt với Huấn Cao?
Trả lời:
– Quản ngục đối xử, biệt nhỡn với Huấn Cao là vì xuất phát từ tấm lòng chân thành, coi trọng, biết kính mến khí phách, biết tiếc thương người tài.
Câu 7 (trang 81 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Quản ngục mong muốn điều gì? Vì sao ông lại có mong muốn đó?
Trả lời:
– Quản ngục mong muốn có thể xin Huấn Cao viết mấy chữ trên chục vuông lụa trắng đã mua sẵn và can lại. Ông có mong muốn đó là bởi vì ông say mê nể trọng tài hoa và nhân cách anh hùng của Huấn Cao.
Câu 8 (trang 82 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Vì sao Huấn Cao đồng ý cho chữ viên quản ngục?
Trả lời:
– Huấn Cao đồng ý cho chữ viên quản ngục vì ông cảm động trước tấm lòng biệt nhỡn liên tài, một tấm lòng cao đẹp, có đức của viên quản ngục giữa chốn tội ác. Đồng thời, ông nhận thấy viên quản ngục là người hiểu cái đẹp, yêu và biết trân trọng cái đẹp “Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.
Câu 9 (trang 82 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Cảnh cho chữ diễn ra trong không gian, thời gian như thế nào?
Trả lời:
– Không gian, thời gian diễn ra cảnh cho chữ:
+ Không gian: được diễn ra trong căn buồn ngục tối, chật hẹp, u ám, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián.
+ Thời gian: đêm khuya “Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.
Câu 10 (trang 82 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Tư thế của các nhân vật được tác giả miêu tả ra sao?
Trả lời:
– Tư thế của các nhân vật: Người cho chữ mất tự do cổ đeo gông, chân vướng xiềng nhưng vẫn hiên ngang, chủ động trong khi quản ngục – người xin chữ khúm núm, bị động.
* Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1 (trang 83 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Tác phẩm Chữ người tử tù kể câu chuyện gì? Em có nhận xét gì về không gian, thời gian của câu chuyện đó?
Trả lời:
– Tác phẩm Chữ người tử tù kể về việc cho chữ đầy éo le giữa hai con người đối lập nhau (quản ngục – tù nhân) được diễn ra trong nơi ngục tù tăm tối.
– Nhận xét:
+ Về không gian: thông thường, người ta viết chữ cho nhau ở những nơi thư phòng, sạch sẽ, không gian của học thuật. Nhưng ở đây, người ta cho nhau chữ trong “một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”.
+ Về thời gian: khác với mọi khi, người ta thường hay cho chữ khi thư nhàn, thong thả, trong ánh sáng của buổi mai ấm áp thì ở đây, dưới ngòi bút của Nguyễn Tuậ, người ta lại cho chữ vào ban đêm một cách gấp rút, vội vã, như đang chạy đua với thời gian, khẩn trương, gấp rút để tránh những ánh mắt của bọn lính đến phiên canh buổi sáng.
Câu 2 (trang 83 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Xác định tình huống truyện và vai trò, vị trí của các nhân vật trong tác phẩm. Tình huống ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện đặc điểm của các nhân vật và tạo nên kịch tính cho câu chuyện?
Trả lời:
– Tình huống truyện: xoay quanh cuộc gặp gỡ kì lạ của Huấn Cao – người tử tù đang bị áp giải về kinh lĩnh án chém và viên quản ngục – người cai quản chốn ngục tù tối tăm. Một người là tên đại nghịch cầm đầu để nổi loạn, nay bị bắt còn một người là viên quản ngục đại diện cho trật tự xã hội đương thời (đại diện cho quyền lực tối tăm nhưng lại khao khát ánh sáng và chữ nghĩa). Ấy vậy mà, họ đều là những người nghệ sĩ, trên bình diện nghệ thuật họ là tri kỷ.
– Việc xây dựng tình huống truyện vậy có tác dụng trong việc thể hiện đặc điểm của các nhân vật và tạo nên kịch tính của cho câu chuyện: Cuộc hội ngộ diễn ra giữa chốn ngục tù căng thẳng, đầy kịch tính. Điều này cho thấy mối quan hệ éo le giữa những tâm hồn nghệ sĩ. Đồng thời, cho thấy giữa cái đẹp, cái thiên lương với quyền lực độc ác, tối tăm cuối cùng cái thiên lương đã thắng thế. Chính tình huống độc đáo này đã giúp làm nổi bật trọn vẹn vẻ đẹp cúa hình lượng Huấn Cao, đồng thời cũng làm sáng tỏ tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” của viên quản ngục.
Câu 3 (trang 83 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Nêu cảm nhận của em về nhân vật Huấn Cao.
Trả lời:
– Theo em, Huấn Cao là nhân vật mang những phẩm chất tuyệt đẹp của người anh hùng, là con người đại diện cho cái đẹp, từ tài viết chữ của một nho sĩ đến cốt cách ngạo nghễ, phi thường của một bậc trượng phu, tấm lòng trong sáng của một người biết quý trọng cái tài, cái đẹp. Cái tài, cái đẹp đã chiến thắng trước cái xấu, cái ác, cái dơ bẩn. Thông qua hình tượng Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã khéo léo bộc lộ tình yêu nước và tinh thần dân tộc thầm kín của mình.
Câu 4 (trang 83 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Trong hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục, em ấn tượng với nhân vật nào hơn? Vì sao?
Trả lời:
– Trong hai nhân vật, người để lại cho em nhiều ấn tượng hơn có lẽ là nhân vật viên quản ngục. Bởi nếu Huấn Cao như một giả định về cái đẹp và sức mạnh hướng thiện của nó, thì quản ngục mới là nhân vật được xây dựng để hiện thực hóa sức mạnh giả định ấy. Ở quản ngục, có sự vận động của tính cách: từng là người tử tế, biết yêu cái đẹp, nhưng ra vào chỗ tối tăm, đã bị hoen ố đi nhiều. Giờ đây gặp được Huấn Cao – người mà viên quản ngục khát khao được gặp, lòng yêu cái đẹp sống dậy, mãnh liệt đến bất chấp cả tính mạng.
Câu 5 (trang 83 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục và nêu nhận xét của em về cảnh tượng ấy.
Trả lời:
* Cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục:
+ Thời gian: Đêm khuya.
+ Không gian: Buồng giam nhà tù đầy chật chội, ẩm mốc, “tường đầy màng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”.
+ Vị thế của người cho chữ và người xin chữ: Kẻ cho chữ lại “cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình”, người xin chữ lại là quan chức thuộc bộ máy của triều đình. Xét về địa vị xã hội: Họ là những người đối lập nhau; nhưng ở phương diện nghệ thuật, họ lại là tri âm, tri kỉ, hiểu nhau bởi cả hai đều hướng tới vẻ đẹp vượt lên thực tại tầm thường.
– Vẻ đẹp khí phách và tài hoa của Huấn Cao:
+ Hành động: “một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván”.
+ Phong thái khi cho chữ: Ung dung, bình thản thay bút con, đề lạc quản đã cho thấy gười nghệ sĩ say mê sáng tạo cái đẹp, viết chữ thoải mái, tự do như ở chốn thư phòng.
+ Khuyên quản ngục: “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi… nhem nhuốc cái đời lương thiện đi”. Huấn Cao là người biết trân trọng cái đẹp và vẻ đẹp của con người.
– Vẻ đẹp của quản ngục:
+ Trân trọng cái đẹp, người tài: “Khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng”.
+ Hành động “ngục quan cảm động, vái người tù một cái”, chắp tay “Kẻ mê muội… bái lĩnh” đã toát lên sự cảm động, thần phục của quản ngục, vẻ đẹp phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng.
* Nhận xét: Có thể nói, cảnh cho chữ đã khắc họa vẻ đẹp của hai nhân vật – Huấn cao và quản ngục. Với nghệ thuật xây dựng sự đối lập đặc sắc, cảnh cho chữ đã thể hiện tư tưởng nhân văn đặc sắc – cái đẹp dù trong hoàn cảnh nào cũng đăng quang và cứu vớt những người lầm đường lạc lối.
Câu 6 (trang 83 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Đối lập là biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong các tác phẩm lãng mạn. Hãy chỉ ra các biểu hiện và phân tích tác dụng của biện pháp đó trong truyện ngắn Chữ người tử tù.
Trả lời:
* Biện pháp đối lập được sử dụng trong truyện:
– Đối lập giữa hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục:
+ Viên quản ngục, người đang giữ “phép nước”, lại có tấm lòng say mê và quý trọng người tài, quý trọng cái đẹp. Cai ngục nhưng lại không làm phận sự cai ngục, làm trái mọi quy định, biệt đãi người tử tù.
+ Huấn Cao, người tử tù nhưng lại là một nghệ sĩ tài hoa, một nhân cách cao thượng, vốn căm ghét cường quyền nhưng lại sẵn sàng mềm lòng quý trọng sở thích tao nhã của viên quản ngục.
– Đối lập trong cảnh cho chữ:
+ Cho chữ là một việc làm thanh cao, một sáng tạo nghệ thuật lại được diễn ra nơi ngục tù tối tăm và hôi hám.
+ Người tù đeo gông thì biến thành người nghệ sĩ tự do, sáng tạo phóng bút viết những chữ tài hoa.
+ Thơ lại thì run run bưng chậu mực, viên quản ngục thì khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ.
+ Người tù thì khuyên quản ngục như là cho một lời dạy, còn quản ngục thì vái lạy tù nhân, cung kính nghe lời.
* Tác dụng: làm nổi bật sự đối lập gay gắt giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác lí tưởng và hiện thực, tính cách và hoàn cảnh. Ngoài ra, việc sự dụng biện pháp đối lập còn làm tỏa sáng vẻ đẹp của người nghệ sĩ tài hoa Huấn Cao và sự trong sáng của một tâm hồn nghệ sĩ yêu cái đẹp, thờ phụng cái đẹp và sẵn sàng hi sinh cho cái đẹp của viên quản ngục.
Câu 7 (trang 83 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Xác định chủ đề chính và chủ đề phụ của truyện Chữ người tử tù. Theo em, qua tác phẩm, nhà văn Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm về “chữ” và “thú chơi chữ” như thế nào?
Trả lời:
– Chủ đề chính: Quan niệm về cái đẹp và cái thiện của nhà văn Nguyễn Tuân: Cái đẹp không thể chung sống lẫn lộn với cái xấu, cái ác.
– Chủ đề phụ: Cái đẹp có thể cảm hóa được con người.
– Theo em, qua tác phẩm, nhà văn Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm về “chữ” và “thú chơi chữ” đầy bất ngờ, “có một không hai”, gây sửng sốt cho người đọc. Thuở xưa, thú chơi chữ đã trở thành lối văn hoá tao nhã, thanh cao của người Việt. Những câu đối, bài thơ với nét chữ bay bổng được treo trong nhà như một thú vui giúp cho tâm hồn con người thư thái, bình yên. Thưởng thức cái đẹp thanh cao hay là những thầy nho cho chữ trước nay đều ở trong những khung cảnh thơ mộng, nhẹ nhàng có thế cái đẹp mới được thỏa sức bộc lộ hết những khía cạnh tươi mới của mình. Ấy vậy mà trong truyện của Nguyễn Tuân, ông lại tạo ra một cảnh tượng hết sức lạ lùng, vượt ra khỏi những chuẩn mực xưa cũ, tác giả gọi đó là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Chính chi tiết
Video bài giảng Văn 11 Chữ người tử tù – Cánh diều
Xem thêm các bài soạn văn lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Chí Phèo
Chữ người tử tù
Tấm lòng người mẹ
Thực hành tiếng Việt trang 91
Viết bài nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học