Trắc nghiệm KTPL 11 Bài 6: Lạm phát
Phần 1. 14 câu trắc nghiệm KTPL 11 Bài 6: Lạm phát
Câu 1. Trong điều kiện lạm phát thấp,
A. giá cả thay đổi chậm, nền kinh tế được coi là ổn định.
B. giá cả thay đổi nhanh chóng; nền kinh tế cơ bản ổn định.
C. đồng tiền mất giá một cách nhanh chóng, lãi suất thực tế giảm.
D. đồng tiền mất giá một cách nghiêm trọng; kinh tế khủng hoảng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Trong điều kiện lạm phát thấp, giá cả thay đổi chậm, nền kinh tế được coi là ổn định.
Câu 2. Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:
Thông tin. Ở Việt Nam, cuối năm 2010, lamh phát 2 con số kéo dài 13 tháng đến tháng 10 năm 2021 khiến CPI tăng 11,75% năm 2010 và 18,3% năm 2011.
Câu hỏi: Xác định tình trạng lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2011.
A. Lạm phát vừa phải.
B. Lạm phát phi mã.
C. Siêu lạm phát.
D. Lạm phát nghiêm trọng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Tình trạng lạm phát phi mã được xác định khi mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10% £ CPI < 1000%).
Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến lạm phát?
A. Chi phí sản xuất tăng cao.
B. Tổng cầu của nền kinh tế tăng.
C. Giá cả nguyên liệu, nhân công, thuế,… giảm.
D. Lượng tiền trong lưu thông vượt quá mức cần thiết.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
– Các nguyên nhân dẫn đến lạm phát:
+ Chi phí sản xuất (nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, nhân công, thuế,…) tăng cao.
+ Tổng cầu của nền kinh tế tăng.
+ Lượng tiền trong lưu thông vượt quá mức cần thiết.
Câu 4. Xác định nguyên nhân dẫn đến lạm phát trong thông tin sau:
Thông tin. Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn và ngày càng có quan hệ sâu rộng với các nền kinh tế trên thế giới nên biến động giá cả hàng hoá trên thế giới có tác động nhất định đến giá cả và lạm phát trong nước, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tổng cầu của bên ngoài. Trong ba tháng cuối năm 2022, kinh tế trong nước có khả năng phục hồi mạnh mẽ hơn, áp lực lạm phát sẽ tiếp tục xu hướng tăng dần khi giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào trên thế giới và giá sản xuất trong nước đang ngày càng tăng cao.
A. Chi phí sản xuất tăng cao.
B. Tổng cầu của nền kinh tế tăng.
C. Giá cả nguyên liệu, nhân công, thuế,… giảm.
D. Lượng tiền trong lưu thông vượt quá mức cần thiết.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
– Nguyên nhân dẫn đến lạm phát được đề cập trong đoạn thông tin trên là: Chi phí sản xuất tăng cao.
Câu 5. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của lạm phát tới đời sống kinh tế và xã hội?
A. Giảm quy mô đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
B. Giá cả hàng hóa cao làm cho mức sống của người dân giảm sút.
C. Đồng tiền mất giá nghiêm trọng, gây thiệt hại cho người đi vay vốn.
D. Lạm phát cao, kéo dài có thể gây khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Lạm phát cao gây hậu quả tiêu cực đến hoạt động của nền kinh tế và xã hội:
– Về kinh tế:
+ Giá cả các yếu tố đầu vào sản xuất tăng cao khiến chi phí tăng, tác động trực tiếp đến việc giảm quy mô đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp làm cho kinh tế suy thoái.
+ Giá cả các hàng hóa không ngừng tăng dẫn đến tình trạng đầu cơ, tích trữ nhiều hàng hóa, tạo thêm sự khan hiếm, đẩy giá cả hàng hóa tiếp tục tăng gây nhiễu loạn thị trường.
– Về xã hội:
+ Giá cả hàng hóa cao, chi phí sinh hoạt đắt đỏ làm cho mức sống của người dân trong xã hội giảm sút. Bên cạnh đó, lạm phát cao thường khiến nhiều người mất việc làm, không có thu nhập, đời sống nhiều gia đình bấp bênh, gặp nhiều khó khăn.
+ Lạm phát tăng cao, kéo dài có thể gây ra khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội,….
+ Làm cho việc phân phối và phân phối lại tài sản giữa các tầng lớp dân cư không hợp lí (có lợi cho người đi vay; gây thiệt hại cho người cho vay; làm thu nhập thực tế của người lao động giảm; gia tăng tình trạng phân hóa giàu – nghèo,…).
Câu 6. Sự tăng mức giá chung các hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế (thường tính bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI) một cách liên tục trong một thời gian nhất định được gọi là
A. tăng trưởng.
B. lạm phát.
C. khủng hoảng.
D. suy thoái.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
– Lạm phát là sự tăng mức giá chung các hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế (thường tính bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI) một cách liên tục trong một thời gian nhất định.
Câu 7. Chỉ số giá tiêu dùng được viết tắt là
A. CPI.
B. KPI.
C. GDP.
D. HDI.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Chỉ số giá tiêu dùng được viết tắt là CPI (Consumer Price Index)
Câu 8. Căn cứ vào tỉ lệ, có thể chia lạm phát thành mấy loại hình?
A. 2 loại hình.
B. 3 loại hình.
C. 4 loại hình.
D. 5 loại hình.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
– Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, có thể phân chia lạm phát thành 3 loại là:
+ Lạm phát vừa phải: mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0% – dưới 10%). Trong điều kiện lạm phát thấp, giá cả thay đổi chậm, nền kinh tế được coi là ổn định.
+ Lạm phát phi mã: mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10% – 1.000%), gây bất ổn nghiêm trọng trong nền kinh tế. Đồng tiền mất giá một cách nhanh chóng, lãi suất thực tế giảm, người dân tránh giữ tiền mặt.
+ Siêu lạm phát: giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã (>1.000%), nền kinh tế lâm vào khủng hoảng.
Câu 9. Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10% £ CPI < 1.000%) được gọi là tình trạng
A. lạm phát vừa phải.
B. lạm phát phi mã.
C. siêu lạm phát.
D. lạm phát nghiêm trọng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Lạm phát phi mã: mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10% – 1.000%), gây bất ổn nghiêm trọng trong nền kinh tế. Đồng tiền mất giá một cách nhanh chóng, lãi suất thực tế giảm, người dân tránh giữ tiền mặt.
Câu 10. Tình trạng lạm phát vừa phải được xác định khi
A. mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0% < CPI <10%).
B. đồng tiền mất giá nghiêm trọng, nền kinh tế rơi vào trạng thái khủng hoảng.
C. mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10% £ CPI < 1000%).
D. giá cả tăng lên với tốc độ nhanh, đồng tiền mất giá nghiêm trọng (1000% £ CPI).
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Lạm phát vừa phải: mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0% – dưới 10%). Trong điều kiện lạm phát thấp, giá cả thay đổi chậm, nền kinh tế được coi là ổn định.
Câu 11. Để khắc phục tình trạng lạm phát do chi phí đẩy, nhà nước thường ban hành chính sách nào sau đây?
A. Thu hút vốn đầu tư, giảm thuế.
B. Cắt giảm chi tiêu ngân sách.
C. Giảm mức cung tiền.
D. Tăng thuế.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
– Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong việc ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, pháp luật nhằm kiềm chế và kiểm soát lạm phát:
+ Giảm mức cung tiền, cắt giảm chi tiêu ngân sách, tăng thuế, kiểm soát có hiệu quả việc tăng giá,… (trong trường hợp lạm phát do lượng tiền mặt trong lưu thông vượt quá mức cần thiết, lạm phát do cầu kéo).
+ Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, giảm thuế, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất,… (trong trường hợp lạm phát do chi phí đẩy).
Câu 12. Nhà nước thường ban hành chính sách nào sau đây để khắc phục tình trạng lạm phát do cầu kéo?
A. Tăng chi tiêu ngân sách.
B. Thu hút vốn đầu tư.
C. Tăng thuế.
D. Giảm thuế.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
– Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong việc ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, pháp luật nhằm kiềm chế và kiểm soát lạm phát:
+ Giảm mức cung tiền, cắt giảm chi tiêu ngân sách, tăng thuế, kiểm soát có hiệu quả việc tăng giá,… (trong trường hợp lạm phát do lượng tiền mặt trong lưu thông vượt quá mức cần thiết, lạm phát do cầu kéo).
+ Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, giảm thuế, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất,… (trong trường hợp lạm phát do chi phí đẩy).
Câu 13. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề lạm phát?
A. Giá cả một vài hàng hóa tăng chứng tỏ nền kinh tế đang lạm phát.
B. Trong thời kì lạm phát tăng cao, người gửi tiền tiết kiệm sẽ bị thiệt.
C. Tình trạng lạm phát luôn tác động tiêu cực đến nền kinh tế đất nước.
D. Tình trạng lạm phát không ảnh hưởng gì đến đời sống của người dân.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Tình trạng lạm phát tăng cao, đồng tiền nội tệ bị mất giá trong khi mức lãi suất tiền gửi vẫn giữ nguyên => người gửi tiền bị thiệt.
Câu 14. Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề lạm phát?
A. Giá cả một vài hàng hóa tăng chứng tỏ nền kinh tế đang lạm phát.
B. Trong thời kì lạm phát tăng cao, người gửi tiền tiết kiệm sẽ bị thiệt.
C. Tình trạng lạm phát là biểu hiện đồng tiền của quốc gia bị mất giá.
D. Lạm phát tăng cao có tác động xấu đến đời sống kinh tế và xã hội.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Lạm phát là do mức giá chung của nền kinh tế tăng chứ không phải do một vài loại hàng hóa tăng.
Phần 2. Lý thuyết KTPL 11 Bài 6: Lạm phát
1. Khái niệm lạm phát và các loại hình lạm phát
– Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định.
– Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, có thể phân chia lạm phát thành 3 loại:
+ Lạm phát vừa phải (0% < tỉ lệ lạm phát < 10%): Giá trị đồng tiền khá ổn định. Đây là mức lạm phát bình thường, không gây hậu quả đáng kể tới nền kinh tế.
+ Lạm phát phi mã (10% ≤ tỉ lệ lạm phát < 1000%): Đồng tiền mất giá nhanh chóng. Mức lạm phát này gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động của nền kinh tế.
+ Siêu lạm phát (tỉ lệ lạm phát ≥ 1 000%). Đồng tiền mất giá nghiêm trọng. Mức lạm phát này gây ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế.
Đồng tiền bị mất giá là một biểu hiện rõ nhất của lạm phát
2. Nguyên nhân và hậu quả của lạm phát
a) Nguyên nhân
– Lạm phát xuất hiện do những nguyên nhân cơ bản sau:
+ Lượng tiền trong lưu thông tăng vượt quá mức cần thiết (ngân sách thâm hụt, Chính phủ tăng cường việc phát hành tiền giấy,…) làm cho mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.
+ Tổng cầu của nền kinh tế tăng (người dân tăng chi tiêu, doanh nghiệp tăng đầu tư, Chính phủ tăng chỉ tiêu mua hàng hóa và dịch vụ,…) làm cho mức sản lượng và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên (lạm phát do cầu kéo).
+ Chi phí sản xuất tăng (giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, nhân công, thuế,… tăng) làm cho mức sản lượng giảm và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên (lạm phát do chi phí đẩy).
b) Hậu quả
– Lạm phát gây ra những hậu quả tiêu cực cả về kinh tế và xã hội:
+ Lạm phát làm thay đổi giá cả tương đối giữa các loại hàng hóa (tốc độ tăng giá cả hàng hóa, dịch vụ không đồng đều, việc tăng giá và tăng tiền lương không diễn ra đồng thời,…), từ đó làm thay đổi sản lượng, việc làm, cơ cấu kinh tế.
+ Lạm phát làm cho việc phân phối và phân phối lại tài sản, thu nhập giữa các tầng lớp dân cư không hợp lý (có lợi cho người đi vay, gây thiệt hại cho người cho vay; làm giảm thu nhập thực tế của người lao động; gia tăng phân hoá giàu – nghèo,…).
3. Vai trò của Nhà nước và trách nhiệm của công dân trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát
– Vai trò của nhà nước: Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong việc ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, pháp luật nhằm kiềm chế và kiểm soát lạm phát:
+ Giảm mức cung tiền, cắt giảm chi tiêu ngân sách, tăng thuế, kiểm soát có hiệu quả việc tăng giá,… (trong trường hợp lạm phát do lượng tiền mặt trong lưu thông vượt quá mức cần thiết, lạm phát do cầu kéo).
+ Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, giảm thuế, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất,… (trong trường hợp lạm phát do chi phí đẩy).
– Trách nhiệm của công dân:
+ Chấp hành và ủng hộ những hành vi chấp hành, tuân thủ chủ chương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát.
+ Phê phán những hành vi vi phạm chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát.
Những chính sách của nhà nước về tiền tệ là giảm pháp để kiểm soát lạm phát
Xem thêm các bài Trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Bài 5: Thất nghiệp
Trắc nghiệm Bài 6: Lạm phát
Trắc nghiệm Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
Trắc nghiệm Bài 8: Đạo đức kinh doanh
Trắc nghiệm Bài 9: Văn hóa tiêu dùng