Giải bài tập Tin học lớp 3 trang 13, 14, 15, 16, 17 Bài 3: Máy tính và em
Khởi động (trang 13)
Tin học lớp 3 trang 13 Khở động: Trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng”.
Học sinh kể tên các bộ phận của máy tính để bàn mà em biết?
Trả lời:
Các bộ phận của máy tính để bàn mà em biết:
Màn hình máy tính.
Thân (cây) máy tính.
Bàn phím máy tính.
Chuột máy tính.
1. Các hoạt động cơ bản của máy tính để bàn
Tin học lớp 3 trang 13 Hoạt động 1: Em hãy gọi tên các bộ phận cơ bản của máy tính để bàn được đánh số trong Hình 8.
Trả lời:
Các bộ phận cơ bản của máy tính để bàn được đánh số trong Hình 8:
(1) – Màn hình
(2) – Thân máy
(3) – Bàn phím
(4) – Chuột
Tin học lớp 3 trang 14 Câu hỏi 1: Các bộ phận của máy tính để bàn là:
A. Màn hình, máy in, bàn phím.
B. Màn hình, bàn phím, thân máy, chuột.
C. Thân máy, loa, bàn phím.
Trả lời:
Các bộ phận của máy tính để bàn là: Màn hình, bàn phím, thân máy, chuột.
Tin học lớp 3 trang 14 Câu hỏi 2: Bộ phận nào sau đây của máy tính dùng để nhập thông tin?
A. Màn hình.
B. Bàn phím.
C. Thân máy.
Trả lời:
Bộ phận dùng để nhập thông tin của máy tính: Bàn phím.
2. Một số loại máy tính thông dụng khác
Tin học lớp 3 trang 15 Hoạt động 2: a. Em hãy quan sát Hình 14 và ghép các cụm từ thân máy, màn hình, chuột, bàn phím tương ứng với các bộ phận được đánh ố của máy tính xách tay?
b. Em hãy chỉ ra hai đặc điểm khác so với máy tính để bàn?
Trả lời:
a. Các bộ phận của máy tính xách tay:
(1) – Màn hình
(2) – Thân máy
(3) – Bàn phím
(4) – Chuột
b. Hai đặc điểm khác so với máy tính để bàn:
Màn hình và thân máy gắn liền với nhau.
Chuột ở trên thân máy.
Tin học lớp 3 trang 15 Câu hỏi: Bộ phận nào của điện thoại thông minh thực hiện chức năng của chuột và bàn phím?
Trả lời:
Màn hình cảm ứng của điện thoại thông minh thực hiện chức năng của chuột và bàn phím.
3. An toàn về điện khi sử dụng máy tính
Tin học lớp 3 trang 16 Hoạt động 3: Hành động của mỗi bạn trong hình sau đúng hay sai? Giải thích vì sao?
Trả lời:
Nhận xét:
Hành động của bạn trong hình a là sai vì việc nghịch dây điện có thể khiến bạn bị giật nếu dây bị hở.
Hành động của bạn trong hình b là đúng vì nhờ thầy giáo xử lí giúp sẽ đảm bảo an toàn cho bản thân.
Tin học lớp 3 trang 17 Câu hỏi 1: Trong phòng thực hành, khi phát hiện dây của chuột máy tính không cắm được vào máy tính, em sẽ làm gì?
A. Cắm lại.
B. Thông báo với thầy cô.
C. Lấy ra chơi.
Trả lời:
Trong phòng thực hành, khi phát hiện dây của chuột máy tính không cắm được vào máy tính, em sẽ thông báo với thầy cô.
Tin học lớp 3 trang 17 Câu hỏi 2: Để vệ sinh bàn phím máy tính, em nên sử dụng công cụ nào?
A. Bình xịt.
B. Khăn ướt.
C. Chổi phủi bụi.
Trả lời:
Để vệ sinh bàn phím máy tính, em nên sử dụng chổi phủi bụi.
Luyện tập (trang 17)
Tin học lớp 3 trang 17 Luyện tập 1: Em hãy ghép mỗi mục ở cột A với một mục thích hợp ở cột B.
Trả lời:
Đáp án:
(1) – C
(2) – D
(3) – B
(4) – A
Tin học lớp 3 trang 17 Luyện tập 2: Trong máy tính bảng và điện thoại thông minh, bộ phận nào tiếp nhận thông tin vào?
A. Thân máy.
B. Loa.
C. Màn hình cảm ứng.
Trả lời:
Trong máy tính bảng và điện thoại thông minh, màn hình cảm ứng tiếp nhận thông tin vào.
Tin học lớp 3 trang 17 Luyện tập 3: Minh đang sử dụng máy tính trong phòng thì phát hiện có mùi khét từ dây điện, theo em, Minh nên làm gì?
A. Tiếp tục công việc của mình.
B. Mở cửa to cho bớt mùi khét.
C. Chạy ra ngoài báo với người lớn.
D. Rút dây cắm điện.
Trả lời:
Minh nên chạy ra ngoài báo với người lớn.
Vận dụng (trang 17)
Tin học lớp 3 trang 17 Vận dụng: Máy tính để bàn nhà Minh có đầy đủ các bộ phận cơ bản nhưng Minh không nghe được âm thanh. Để nghe được âm thanh, máy tính nhà Minh cần lắp thêm thiết bị nào?
Trả lời:
Để nghe được âm thanh, máy tính nhà Minh cần lắp thêm tai nghe hoặc loa ngoài.Minh nên chạy ra ngoài báo với người lớn.
Xem thêm các bài giải SGK Tín học lớp 3 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 2: Xử lý thông tin
Bài 3: Máy tính và em
Bài 4: Làm việc với máy tính
Bài 5: Sử dụng bàn phím
Bài 6: Khám phá thông tin trên Internet