Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Mùa nước nổi trang 92, 93
Bài đọc 2: Mùa nước nổi
Nội dung: Hiểu thực tế hằng năm ở Nam Bộ có mùa nước nổi. Nước mưa hòa lần nước sông Cửu Long dâng lên tràn ngập đồng ruộng, khi nước rút để lại phù sa màu mỡ. Qua bài đọc, hiểu sự thích nghi của người dân Nam Bộ với môi trường thiên nhiên.
Cách đọc: Đọc trôi chảy. Hiểu các từ ngữ khó trong bài: lũ, hiền hoà Cửu Long, phù sa, cá ròng ròng.
Đọc hiểu
Câu 1 SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 trang 93: Bài văn tả mùa nước nổi ở vùng nào?
Trả lời:
Bài văn tả mùa nước nổi ở miền Nam nước ta, cụ thể là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 2 SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 trang 93: Vì sao người ta gọi đó là mùa nước nổi? Chọn ý đúng:
a) Vì nước dâng lên hiền hòa.
b) Vì nước lũ đổ về dữ dội.
c) Vì mưa dầm dề.
Trả lời:
Chọn ý a vì nước dâng lên hiền hòa, lên từ từ, không dữ dội như nước lũ; nước làm ngập dần dần đồng ruộng, vườn tược, cây cỏ.
Câu 3 SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 trang 93: Tìm một vài hình ảnh về mùa nước nổi trong bài.
Trả lời:
Nước mỗi ngày một dâng lên, cuồn cuộn đầy bờ/ Mưa dầm dề, mưa sướt mướt ngày này qua ngày khác. Dòng sông Cửu Long đã no đầy, lại tràn qua bờ, tràn cả qua mặt đường./ Đồng ruộng, vườn tược và cây cỏ biết giữ lại hạt phù sa ở quanh mình, nước lại trong dần./ Những đàn cá ròng ròng, từng đàn, từng đàn theo cá mẹ xuôi theo nước, vào tận đồng sâu./ Nước lên, tràn qua nền nhà. Lại phải lấy ván, lấy tre làm cầu từ cửa vào đến tận bếp. Có cả một cây cầu lắt lẻo ngay dưới mái nhà.
Luyện tập
Câu 1 SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 trang 93: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Thế nào?
a) Nước dâng lên cuồn cuộn.
b) Mưa dầm dề ngày này qua ngày khác.
Trả lời:
a) Nước dâng lên cuồn cuộn.
b) Mưa dầm dề ngày này qua ngày khác.
Câu 2 SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 trang 93: Đặt một câu hỏi về mùa nước nổi theo mẫu Ai thế nào?
Trả lời:
Vào mùa nước nổi, nước dâng lên hiền hòa.
Vào mùa nước nổi, mưa sướt mướt ngày này qua ngày khác
Nước tràn qua nền nhà
Dòng sông Cửu Long no đầy nước.