Giải bài tập Địa lí 6 Bài Bài 26: Thực hành: Tìm hiểu môi trường tự nhiên địa phương
Câu hỏi giữa bài
Câu hỏi 1 trang 177 Địa Lí lớp 6: Gợi ý một số nội dung. Học sinh có thể chọn một trong các nội dung sau:
Lời giải:
a, Địa hình.
- Đặc điểm chung
- Các dạng địa hình chính
- Mối quan hệ giữa địa hình với các thành phần tự nhiên khác (khí hậu, sông ngòi, đất trồng, sinh vật)
b, Khí hậu.
- Đặc điểm chung
- Các nét đặc trưng của khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió…)
- Mối quan hệ giữa khí hậu và các thành phần tự nhiên khác (địa hình, sông ngòi, đất trồng, sinh vật)
c, Sông ngòi.
- Mạng lưới sông ngòi
- Đặc điểm chính của sông ngòi ( hướng dòng chảy, mùa lũ- mùa cạn)
- Mối quan hệ giữa sông ngòi với các thành phần tự nhiên khác (địa hình, khí hậu,…)
d, Thổ nhưỡng (đất).
- Các loại đất. Đặc điểm chung của đất
- Phân bố đất ở địa phương
- Mối quan hệ giữa đất với các thành phần tự nhiên khác (địa hình, khí hậu, sông ngòi,…)
đ, Sinh vật.
– Hiện trạng thảm thực vật tự nhiên (đặc biệt là đọ che phủ)
– Các loài động vật hoang dã
– Mối quan hệ giữa thực vật với động vật, giữa sinh vật với các thành phần tự nhiên khác (khí hậu, đất,…)
Câu hỏi 2 trang 178 Địa Lí lớp 6: Cách thức tiến hành:
Lời giải:
* Thành lập nhóm và lựa chọn nội dung: nhóm gồm 4-6 bạn và chọn đối tượng (khí hậu, đất, sông ngòi, địa hình,…).
* Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm
– Chuẩn bị đồ dùng.
– Ghi chép, quan sát.
– Đo đạc,…
* Xác định thời gian và địa điểm tham quan ở địa phương.
* Thu thập tài liệu và xử lí tài liệu
– Thu thập tài liệu qua sách vở, mạng internet cơ quan quản lý vấn đề ở địa phương.
– Tham quan, tìm hiểu thực tế địa phương.
– Tìm hiểu qua người dân địa phương (phương pháp xã hội học).
– Phân tích, tổng hợp, so sánh các kết quả đã tìm hiểu được
* Viết báo cáo
– Viết báo cáo
Từ các tài liệu đã có, viết báo cáo theo gợi ý (nên viết ngắn gọn, súc tích):
+ Nêu ý nghĩa của việc tìm hiểu môi trường tự nhiên.
+ Nêu hiện trạng và nguyên nhân.
+ Một số giải pháp.
– Trình bày báo cáo
+ Phân công người bảo cáo trước lớp.
+ Chuẩn bị nội dung kèm theo: tranh ảnh, bảng số liệu, biểu đồ,…
Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 26: Thực hành: Tìm hiểu môi trường tự nhiên địa phương
1. Một số nội dung
Nội dung 1: Địa hình
– Đặc điểm chung.
– Các dạng địa hình chính.
– Mối quan hệ giữa địa hình với các thành phần tự nhiên khác (khí hậu, sông ngòi, đất trồng, sinh vật).
Nội dung 2: Khí hậu
– Đặc điềm chung.
– Các nét đặc trưng của khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió,…).
– Mối quan hệ giữa khí hậu và các thành phần tự nhiên khác (địa hình, sông ngòi, đất trồng, sinh vật).
Nội dung 3: Sông ngòi
– Mạng lưới sông ngòi.
– Đặc điểm chính của sông ngòi (hướng dòng chảy, mùa lũ – mùa cạn).
– Mối quan hệ giữa sông ngòi với các thành phần tự nhiên khác (địa hình, khí hậu,…).
Nội dung 4: Đất
– Các loại đất. Đặc điểm chung của đất.
– Phân bố đất ở địa phương.
– Mối quan hệ giữa đất với các thành phần tự nhiên khác (địa hình, khí hậu, sông ngòi,…).
Nội dung 5: Sinh vật
– Hiện trạng thảm thực vật tự nhiên (đặc biệt là độ che phủ).
– Các loài động vật hoang dã.
– Mối quan hệ giữa thực vật với động vật, giữa sinh vật với các thành phần tự nhiên khác (khí hậu, đất,…).
2. Cách thức tiến hành
a) Thành lập nhóm và lựa chọn nội dung
b) Phân công nhiệm VII cho các thành viên trong nhóm
c) Xác định thời gian và địa điểm tham quan ở địa phương
d) Thu thập tài liệu và xứ lí tài liệu
– Thu thập tài liệu qua sách vở, mạng internet, cơ quan quản lí vấn đề ở địa phương.
– Tham quan, tìm hiểu thực tế địa phương.
– Tìm hiểu qua người dân địa phương (phương pháp xã hội học).
– Phân tích, tổng hợp, so sánh các kết quả đã tìm hiểu được.
đ) Viết báo cáo
– Viết báo cáo
Từ các tài liệu đã có, viết báo cáo theo gợi ý (nên viết ngắn gọn, súc tích):
+ Nêu ý nghĩa của việc tìm hiểu mồi trường tự nhiên.
+ Nêu hiện trạng và nguyên nhân.
+ Một số giải pháp.
– Trình bày báo cáo
+ Phân công người báo cáo trước lớp.
+ Chuẩn bị nội dung kèm theo: tranh ảnh, bảng số liệu, biểu đồ,…
Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 26: Thực hành: Tìm hiểu môi trường tự nhiên địa phương
Câu 1. Đặc điểm sinh thái của rừng nhiệt đới lá
A. nền nhiệt độ cao, lượng mưa nhỏ.
B. nền nhiệt độ thấp, lượng mưa nhỏ.
C. nền nhiệt độ cao, lượng mưa lớn.
D. nền nhiệt độ thấp, lượng mưa lớn.
Trả lời:
Đáp án C.
SGK/173, lịch sử và địa lí 6.
Câu 2. Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên trong khu vực đới nóng?
A. Gió Tín phong.
B. Gió Đông cực.
C. Gió địa phương.
D. Gió Tây ôn đới.
Trả lời:
Đáp án A.
SGK/175, lịch sử và địa lí 6.
Câu 3. Sự đa dạng của sinh vật được thể hiện ở sự đa dạng của
A. nguồn cấp gen.
B. thành phần loài.
C. số lượng loài.
D. môi trường sống.
Trả lời:
Đáp án B.
SGK/172, lịch sử và địa lí 6.
Câu 4. Trên Trái Đất có tất cả bao nhiêu đới ôn hòa?
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Trả lời:
Đáp án B.
SGK/175, lịch sử và địa lí 6.
Câu 5. Nhân tố nào sau đây là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất?
A. Đá mẹ.
B. Địa hình.
C. Khí hậu.
D. Sinh vật.
Trả lời:
Đáp án A.
SGK/169, lịch sử và địa lí 6.
Câu 6. Cây công nghiệp lâu năm thường được trồng trên loại đất nào sau đây?
A. Đất feralit.
B. Đất badan.
C. Đất mùn alit.
D. Đất phù sa.
Trả lời:
Đáp án B.
SGK/169, lịch sử và địa lí 6.
Câu 7. Khu vực nào sau đây có rừng nhiệt đới điển hình nhất trên thế giới?
A. Nam Phi.
B. Tây Âu.
C. Đông Nga.
D. Nam Mĩ.
Trả lời:
Đáp án D.
SGK/173, lịch sử và địa lí 6.
Câu 8. Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào sau đây?
A. Xích đạo.
B. Hàn đới.
C. Cận nhiệt.
D. Nhiệt đới.
Trả lời:
Đáp án D..
SGK/175, lịch sử và địa lí 6.
Câu 9. Thành phần nào sau đây chiếm tỉ lệ lớn nhất trong đất?
A. Nước.
B. Không khí.
C. Vô cơ.
D. Hữu cơ.
Trả lời:
Đáp án C.
SGK/168, lịch sử và địa lí 6.
Câu 10. Rừng nhiệt đới không có ở khu vực nào sau đây?
A. Nam Mĩ.
B. Nam Á.
C. Trung Phi.
D. Tây Âu.
Trả lời:
Đáp án D.
SGK/173, lịch sử và địa lí 6.
Câu 11. Nhận định nào sau đây không đúng với rừng nhiệt đới gió mùa?
A. Cây đặc trưng là họ vang, đậu.
B. Các loài động vật phong phú.
C. Rừng thường có 4-5 tầng cây.
D. Động, thực vật rất phong phú.
Trả lời:
Đáp án C.
SGK/173, lịch sử và địa lí 6.
Câu 12. Ở nước ta, rừng khộp phân bố chủ yếu ở vùng nào sau đây?
A. Tây Nguyên.
B. Đông Bắc.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Tây Bắc.
Trả lời:
Đáp án A.
Rừng khộp là một kiểu rừng xen cây lá rụng đặc trưng với cây họ Dầu, là rộng chiếm ưu thế ở Việt Nam và một số nước Đông Nam Á (Lào, Thái Lan, Campuchia, Mianma). Ở Việt Nam, rừng khộp phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên, Ninh Thuận và Bình Thuận.