Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 13: Sâu hại cây trồng
Phần 1. Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 13: Sâu hại cây trồng
Câu 1. Giai đoạn 3 của nhóm sâu hại biến thái hoàn toàn là:
A. Trứng
B. Sâu non
C. Nhộng
D. Trưởng thành
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: C
Giải thích: Nhóm sâu hại biến thái hoàn toàn phát triển qua 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Trứng
+ Giai đoạn 2: sâu non
+ Giai đoạn 3: nhộng
+ Giai đoạn 4: trưởng thành
Câu 2. Giai đoạn 4 của nhóm sâu hại biến thái hoàn toàn là:
A. Trứng
B. Sâu non
C. Nhộng
D. Trưởng thành
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: D
Giải thích: Nhóm sâu hại biến thái hoàn toàn phát triển qua 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Trứng
+ Giai đoạn 2: sâu non
+ Giai đoạn 3: nhộng
+ Giai đoạn 4: trưởng thành
Câu 3. Nhóm sâu hại biến thái không hoàn toàn phát triển qua mấy giai đoạn?
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: C
Giải thích: Nhóm sâu hại biến thái không hoàn toàn phát triển qua 3 giai đoạn:
+ Trứng
+ Sâu non
+ Trưởng thành
Câu 4. Nhóm sâu hại biến thái không hoàn toàn phát triển qua giai đoạn nào sau đây?
A. Trứng
B. Sâu non
C. Trưởng thành
D. Cả 3 đáp án trên
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: D
Giải thích: Nhóm sâu hại biến thái không hoàn toàn phát triển qua 3 giai đoạn:
+ Trứng
+ Sâu non
+ Trưởng thành
Câu 5. Hãy cho biết, đâu là vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: A
Giải thích:
+ Đáp án A: sâu cuốn lá nhỏ hại lúa
+ Đáp án B: sâu tơ hại rau họ cải
+ Đáp án C: ruồi đục quả
+ Đáp án D: sâu đục thân ngô
Câu 6. Sâu hại được chia làm mấy nhóm?
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: B
Giải thích: Sâu hại được chia làm 2 nhóm:
+ Biến thái hoàn toàn
+ Biến thái không hoàn toàn
Câu 7. Nhóm sâu hại biến thái hoàn toàn phát triển qua mấy giai đoạn?
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: D
Giải thích: Nhóm sâu hại biến thái hoàn toàn phát triển qua 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Trứng
+ Giai đoạn 2: sâu non
+ Giai đoạn 3: nhộng
+ Giai đoạn 4: trưởng thành
Câu 8. Sâu hại có loại nào sau đây?
A. Biến thái hoàn toàn
B. Biến thái không hoàn toàn
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: C
Giải thích: Sâu hại được chia làm 2 nhóm:
+ Biến thái hoàn toàn
+ Biến thái không hoàn toàn
Câu 9. Giai đoạn đầu tiên của nhóm sâu hại biến thái hoàn toàn là:
A. Trứng
B. Sâu non
C. Nhộng
D. Trưởng thành
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: A
Giải thích: Nhóm sâu hại biến thái hoàn toàn phát triển qua 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Trứng
+ Giai đoạn 2: sâu non
+ Giai đoạn 3: nhộng
+ Giai đoạn 4: trưởng thành
Câu 10. Giai đoạn 2 của nhóm sâu hại biến thái hoàn toàn là:
A. Trứng
B. Sâu non
C. Nhộng
D. Trưởng thành
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: B
Giải thích: Nhóm sâu hại biến thái hoàn toàn phát triển qua 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Trứng
+ Giai đoạn 2: sâu non
+ Giai đoạn 3: nhộng
+ Giai đoạn 4: trưởng thành
Câu 11. Hãy cho biết, đâu là vòng đời của sâu tơ hại rau họ cải?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: B
Giải thích:
+ Đáp án A: sâu cuốn lá nhỏ hại lúa
+ Đáp án B: sâu tơ hại rau họ cải
+ Đáp án C: ruồi đục quả
+ Đáp án D: sâu đục thân ngô
Câu 12. Hãy cho biết, đâu là vòng đời của ruồi đục quả?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: C
Giải thích:
+ Đáp án A: sâu cuốn lá nhỏ hại lúa
+ Đáp án B: sâu tơ hại rau họ cải
+ Đáp án C: ruồi đục quả
+ Đáp án D: sâu đục thân ngô
Câu 13. Hãy cho biết, đâu là vòng đời của sâu đục thân ngô?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: D
Giải thích:
+ Đáp án A: sâu cuốn lá nhỏ hại lúa
+ Đáp án B: sâu tơ hại rau họ cải
+ Đáp án C: ruồi đục quả
+ Đáp án D: sâu đục thân ngô
Câu 14. Giai đoạn đầu tiên của sâu hại biến thái không hoàn toàn là:
A. Trứng
B. Sâu non
C. Trưởng thành
D. Cả 3 đáp án trên
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: A
Giải thích: Các giai đoạn phát triển của sâu hại biến thái không hoàn toàn:
+ Giai đoạn 1: Trứng
+ Giai đoạn 2: Sâu non
+ Giai đoạn 3: Trưởng thành
Câu 15. Giai đoạn 2 của sâu hại biến thái không hoàn toàn là:
A. Trứng
B. Sâu non
C. Trưởng thành
D. Cả 3 đáp án trên
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: B
Giải thích: Các giai đoạn phát triển của sâu hại biến thái không hoàn toàn:
+ Giai đoạn 1: Trứng
+ Giai đoạn 2: Sâu non
+ Giai đoạn 3: Trưởng thành
Phần 2. Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 13: Sâu hại cây trồng
1. Khái niệm sâu hại cây trồng
– Là động vật không xương sống thuộc lớp côn trùng, chuyên gây hại cây trồng.
– Gồm 2 nhóm:
+ Biến thái hoàn toàn
+ Biến thái không hoàn toàn
2. Một số loại sâu hai cây trồng thường gặp
2.1. Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa
* Đặc điểm sinh học và gây hại
– Trứng:
+ Hình bầu dục, màu trắng, khi sắp nở có màu vàng nhạt
+ Thời gian: 3 – 5 ngày
– Sâu non:
+ Màu trắng sữa, khi lớn màu xanh lá mạ, thân chia đốt rõ ràng
+ Thời gian: 15 – 28 ngày
– Nhộng:
+ Màu nâu
+ Thời gian: 6 – 10 ngày
– Trường thành:
+ Cánh màu vàng rơm
+ Thời gian: 5 – 10 ngày
* Biện pháp phòng trừ chủ yếu
– Theo dõi thời điểm đẻ trứng để phòng trừ sâu non
– Sử dụng bẫy đèn dự báo thời điểm xuất hiện trưởng thành
– Bướm xuất hiện 5 – 7 ngày thì phun thuốc
2.2. Sâu tơ hại rau họ cải
* Đặc điểm sinh học và gây hại
– Trứng:
+ Hình bầu dục màu vàng xanh nhạt
+ Thời gian: 3 – 4 ngày
– Sâu non:
+ Màu xanh nhạt, chia đốt rõ ràng
+ Thời gian: 11 – 20 ngày
– Nhộng:
+ Màu vàng nhạt, được bao bọc bởi các sợi tơ
+ Thời gian: 5 – 10 ngày
– Trưởng thành:
+ Màu nâu xám, trên cánh có dải màu trắng hoặc màu vàng
+ Thời gian: 2 – 3 ngày
* Biện pháp phòng trừ chủ yếu
– Dọn tàn dư cây trồng đem tiêu hủy hoặc ủ làm phân bón diệt trứng, sâu non
– Dùng thiên địch, bẫy pheromone diệt con trưởng thành
– Luân canh, xem canh
– Luân phiên các thuốc hóa học khác cơ chế tác động để phòng trừ
2.3. Ruồi đục quả
* Đặc điểm sinh học và gây hại
– Trứng:
+ Màu vàng nhạt, thon 2 đầu
+ Thời gian: 2 – 3 ngày
– Sâu non:
+ Màu trắng ngà, phía đầu nhọn có giác hút dịch màu đen
+ Thời gian: 7 – 12 ngày
– Nhộng:
+ Nằm trong kén có màu vàng cam, sắp vũ hóa chuyển màu nâu nhạt
+ Thời gian: 10 – 14 ngày
– Trưởng thành:
+ Ngực màu nâu đen, bụng màu nâu vàng
+ Thời gian: 7 – 14 ngày
* Biện pháp phòng trừ chủ yếu:
– Dùng bẫy pheromone, bẫy dính vàng
– Dùng bả protein trộn thuốc hóa học
– Bảo vệ các loài thiên địch
– Vệ sinh đồng ruộng, cắt tỉa, loại bỏ cành, cây nhiễm bệnh
2.4. Sâu đục thân ngô
* Đặc điểm sinh học và gây hại
– Trứng:
+ Mới đẻ, trứng có màu trắng sữa, mặt trên trơn bóng
+ Thời gian: 4 – 7 ngày
– Sâu non:
+ Mới nở có màu hồng, đầu đen, khi lớn chuyển màu trắng sữa
+ Thời gian: 18 – 41 ngày
– Nhộng:
+ Màu nâu nhạt, dài khoảng 15 – 19 mm
+ Thời gian: 5 – 12 ngày
– Trưởng thành:
+ Cánh trước màu vàng tươi đến vàng nhạt
+ Thời gian: 10 ngày
* Biện pháp phòng trừ
– Vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng, sử dụng giống chống chịu, kháng hoặc ít nhiễm sâu đục thân
– Gieo trồng đúng thời vụ
– Bắt sâu bằng tay, ngắt ổ trứng
– Bảo vệ ong mắt đỏ kí sinh trứng
– Phun thuốc phòng trừ kịp thời
2.5. Bọ hà hại khoai lang
* Đặc điểm sinh học gây hại
– Trứng:
+ Màu trắng sữa, bề mặt có nhiều lỗ nhỏ
+ Thời gian: 6 – 8 ngày
– Sâu non:
+ Màu trắng sữa, đục thân hay củ
+ Thời gian: 14 – 19 ngày
– Nhộng:
+ Màu trắng
+ Thời gian: 7 – 8 ngày, trời lạnh dài tới 28 ngày
– Trưởng thành:
+ Đầu đen, râu, ngực và chân màu cam hay đỏ nâu, phần bụng có màu sanh ánh kim
+ Thời gian: 5 – 7 ngày
* Biện pháp phòng trừ chủ yếu
– Dùng bẫy pheromone và thiên địch, kiểm soát tốt độ ẩm đất, vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ
– Dùng thuốc trừ sâu
Xem thêm các bài trắc nghiệm Công nghệ 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 12: Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng
Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 13: Sâu hại cây trồng
Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 14: Bệnh hại cây trồng
Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 15: Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng
Trắc nghiệm Công nghệ 10 Ôn tập Chủ đề 5: Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng