Lý thuyết Toán lớp 6 Bài 5: Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên
Video giải Toán 6 Bài 5: Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên – Cánh diều
A. Lý thuyết Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên
I. Phép nâng lên lũy thừa
Lũy thừa bậc n của a, kí hiệu , là tích của n thừa số a:
Trong đó:
a được gọi là cơ số
n được gọi là số mũ.
Quy ước: a1=a
Phép nhân nhiều thừa số bằng nhau gọi là phép nâng lên lũy thừa.
Chú ý:
+ an đọc là “a mũ n” hoặc “a lũy thừa n” hoặc “lũy thừa bậc n của a”.
+ a2 còn được gọi là “a bình phương” hay “bình phương của a”.
+ a3 còn được gọi là “a lập phương” hay “lập phương của a”.
Ví dụ:
7 . 7 . 7 . 7 = 74 (đọc là 7 mũ 4 hoặc là 7 lũy thừa 4, hoặc lũy thừa bậc bốn của 7)
16 = 2 . 2 . 2 . 2 = 24
Lưu ý: Với n là số tự nhiên khác 0, ta có:
Ví dụ: 105 = 10 . 10 . 10 . 10 . 10 = 100 000
II. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số
Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ:
am . an = am + n
Ví dụ:
+) 23 . 24 = 23 + 4 = 27
+) a2 . a1 = a2 + 1 = a3
+) 42 . 45 = 42 + 5 = 47
III. Chia hai lũy thừa cùng cơ số
Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số (khác 0), ta giữ nguyên cơ số và trừ các số mũ:
am : an = am – n (a # 0, m ≥ n)
Quy ước: a0 = 1 (a # 0) .
Ví dụ:
+ 97 : 93 = 97 – 3 = 94
+ 76 : 7 = 76 : 71 = 76 – 1 = 75
+ 33 : 33 = 33 – 3 = 30 = 1
B. Bài tập tự luyện
Bài 1. Thực hiện các phép tính:
a) 37 . 27 . 81;
b) 100 . 1 000 . 10 000;
c) 1254 : 58.
Lời giải:
a) Ta có: 37 . 27 . 81 = 37.(3.3.3).(3.3.3.3) = 37 . 33 . 34 = 37 + 3 + 4 = 314
b) Ta có: 100 . 1 000 . 10 000 = (102) . (103) . (104) = 102 + 3 + 4 = 109
c) Ta có:
1254 : 58 = (5.5.5)4 : 58 = (53)4 : 58 = [53.53.53.53] : 58
= 53 + 3 + 3 + 3 : 58 = 512 : 58 = 512 – 8 = 54.
Bài 2. So sánh
a) 22 . 23 và 26;
b) 32 và 23;
c) 52 và 5 . 2.
Lời giải:
a) Ta có: 22 . 23 = 22 + 3 = 25
Vì 5 < 6 nên 25 < 26
Vậy 22 . 23 < 26.
b) Ta có: 32 = 3 . 3 = 9; 23 = 2 . 2 . 2 = 8
Vì 8 < 9 nên 23 < 32 hay 32 > 23
Vậy 32 > 23.
c) Ta có: 52 = 5 . 5 = 25
5 . 2 = 10
Vì 25 > 10 nên 52 > 5 . 2
Vậy 52 > 5 . 2.
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Toán 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 4: Phép nhân và phép chia các số tự nhiên
Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính
Bài 7: Quan hệ chia hết. Tính chất chia hết
Bài 8: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5
Bài 9: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9
====== ****&**** =====